Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên
4.2.6. Công tác dự báo nhân lực, chiến lược phát triển nguồn nhân lực
4.2.6.1. Công tác dự báo nhân lực
Áp dụng phương pháp dự báo tương tự phương pháp dự báo tổng cầu lao động có tính đến định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trong giai đoạn 2011-2020, kết quả dự báo cầu lao động theo ngành cấp I được thể hiện ở bảng 3.5. Như vậy, tỷ trọng cầu lao động trong ngành CN-XD có sự tăng lên từ mức 33,9% năm 2011 lên 36,3% năm 2020. Tỷ trọng cầu lao động trong ngành DV cũng có xu hướng tăng dần, đạt 45,7% vào năm 2015 và 50,4% vào năm 2020. Ngược lại, tỷ trọng cầu lao động trong ngành nông-lâm-thủy sản có xu hướng giảm nhanh từ 22,4% năm 2011 và chỉ còn khoảng 13,3% vào năm 2020. Dự báo tỷ lệ cầu lao động theo ngành đến năm 2020 của thành phố Hà Nội khá phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và đúng với định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Thành phố trong thời gian tới.
Bảng 4.25. Dự báo cầu lao động theo 3 nhóm ngành cấp I
Năm
Cầu lao động theo ngành (nghìn người) Tỷ lệ lao động NN,LN,TS – CN,XD – DV (%) Nông – Lâm – Thủy sản CN-XD DV 2011 793,7 1202,8 1549,4 22,4 – 33,9 – 43,7 2015 754,4 1390,3 1805,1 19,1 – 35,2 – 45,7 2020 599,5 1636,2 2271,8 13,3 – 36,3 – 50,4
Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2017)
Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng của các ngành và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành cấp I, dự báo tổng cầu lao động theo ngành cấp I được thể hiện ở bảng sau. Nhìn chung, cầu lao động của các ngành trong nhóm ngành nông-
lâm-thủy sản có xu hướng giảm trong khi đó cầu lao động của các ngành trong nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng lên nhiều.
Bảng 4.26. Dự báo cầu lao động theo nhóm ngành cấp I
Đơn vị: nghìn người
2011 2015 2020
Tổng số 3.546 3.949 4.507
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 793,7 754,4 599,5
Nông nghiệp và lâm nghiệp 785,8 746,8 5.953,4
Thủy sản 7,9 7,5 5,9
II. Công nghiệp và xây dựng 1.202,8 1.390,3 1.636,2
Công nghiệp khai thác mỏ 7,4 7,5 8,1 Công nghiệp chế biến 692,9 801,1 947,1 SX và phân phối điện, khí đốt, nước 9,1 10,6 12,5 Xây dựng 493,2 571,2 668,4
III. Dịch vụ 1.549,4 1.805,1 2.271,8
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy,
đồ dùng cá nhân và gia đình 570,8 665,2 836,9 Khách sạn và nhà hàng 163,1 190,1 239,1 Vận tải, kho bãi 141,8 165,2 210,2 Công nghệ thông tin và truyền thông 58,7 69,3 83,6 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 53,1 61,9 73,4 Hoạt động khoa học và công nghệ 24,8 28,9 37,2 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư
vấn 117,1 136,3 176,1
Quản lý Nhà nước và ANQP, bảo đảm xã hội bắt buộc 156,1 181,7 224,2 Giáo dục và đào tạo 170,1 198,2 245,2 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 49,6 57,8 77,2 Hoạt động văn hóa và thể thao 42,5 49,5 63,7 Các HĐ Đảng, đoàn thể và hiệp hội 14,1 16,5 20,3 HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng 24,8 28,9 36,8 Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư
nhân 17,7 20,6 25,9
Hoạt động của các tổ chức quốc tế 3,5 4,1 5,1 Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2017)
Sử dụng kết quả điều tra nhu cầu lao động qua đào tạo ở các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố để tính toán tỷ lệ lao động qua đào tạo trung bình của các nhóm ngành. Dựa trên dự báo tổng cầu lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo nói trên, cầu lao động qua đào tạo được tính toán và thể hiện ở bảng 4.26. Như vậy, nhu cầu lao động qua đào tạo tăng nhanh từ mức 1.241 nghìn người năm 2011 lên 1.974 nghìn người năm 2015 và 3.155 nghìn người năm 2020.
Bảng 4.27. Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo
Năm Tổng cầu lao động
(nghìn người)
Cầu lao động qua đào tạo Số lượng (nghìn người) Tỷ lệ (%) 2011 3.546 1.241 35 2015 3.949 2.172 55 2020 4.507 3.380 75
Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2017)
4.2.6.2. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Thành phố Hà Nội a. Quan điểm phát triển nhân lực năm 2011-2020
- Phát triển nhân lực cần được coi là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu của thành phố Hà Nội. Quyết tâm của Thủ đô là xây dựng được một đội ngũ nhân lực chất lượng cao đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và có vị trí cao trong khu vực về phát minh, sáng chế và ứng dụng khoa học - công nghệ, có cơ cấu kinh tế chủ yếu là các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao và công nghệ cao.
- Phát triển nhân lực là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định, vừa là yêu cầu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Phát triển nhân lực là một trong những động lực quan trọng để Hà Nội hoàn thành sớm công nghiệp hóa - hiện đại hóa so với cả nước và là nhân tố quyết định phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, hài hòa và bền vững.
- Hà Nội là trung tâm đào tạo nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao lớn nhất của cả nước. Phát triển nhân lực của Hà Nội cần chú trọng đến nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Bắc bộ và cả nước. Đặc biệt chú ý tới các cơ chế chính sách nhằm nuôi dưỡng, thu hút và phát huy vai trò của đội ngũ nhân tài phục vụ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và cả nước.
- Phát triển nhân lực Hà Nội phải đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục theo yêu cầu phát triển toàn diện (bao gồm cả thể lực, trí lực, tâm lực, kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, phẩm chất đạo đức, sự thích nghi cũng như sự hiểu biết về pháp luật) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và tăng sức cạnh tranh của nhân lực thủ đô trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Phát triển nhân lực Hà Nội cần dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả từ đào tạo tới sử dụng nhân lực. Xác định rõ mục tiêu, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy; đầu tư hoàn thiện các điều kiện phát triển nhân lực, quy hoạch hệ thống đào tạo phù hợp để đáp ứng nhân lực trên các lĩnh vực, cấp độ và vùng miền theo kịp trình độ khu vực và quốc tế. Cần chú trọng tới hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đúng với trình độ được đào tạo và năng lực của người lao động.
- Kết hợp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, nguồn lực trong nước và ngoài nước với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước và xã hội trong việc phát triển nhân lực Hà Nội.
b. Mục tiêu phát triển nhân lực tổng quát
- Phát triển nhân lực có cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh có tính quốc tế và yêu cầu phục vụ và quản lý xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng trong điều kiện công nghệ hóa, quốc tế hóa, và tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp.
- Phát triển nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức, nhân cách tốt, có tác phong chuyên nghiệp, có năng lực nghề nghiệp cao, thành thạo kỹ năng, năng động, sáng tạo nhằm thực hiện tốt nhất vai trò của Hà Nội là trung tâm khoa học - kỹ thuật của cả nước, là trung tâm đào tạo và cung cấp nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Bắc, cho cả nước và đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới.
c. Mục tiêu phát triển nhân lực cụ thể
- Đảm bảo đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của Hà Nội, trong đó chú trọng tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo từ mức 35% tổng lực lượng lao động năm 2011 lên mức 55% năm 2015 và 75% năm 2020. Trong nhân lực qua đào tạo, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 10% năm 2011 lên 20% năm 2015 và 35% năm 2020; tỷ lệ lao động có trình độ ĐH-CĐ đạt mức
20% năm 2015 và 30% năm 2020; tỷ lệ lao động có trình độ sau đại học đạt 2,5%
năm 2015 và 3,5% năm 2020. Đặc biệt, phấn đấu đến năm 2020, 98% đội ngũ
cán bộ, công chức cấp thành phố, quận, huyện, thị xã có trình độ đại học.
- Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên/giảng viên, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 30% giáo viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và 50% giáo viên ở các trường cao đẳng nghề có trình độ thạc sỹ trở lên; có 70% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sỹ, trong đó có 15% có trình độ tiến sỹ; có 100% giảng viên đại học có trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có 50% là tiến sỹ.
- Giảm dần sự bất hợp lý và lãng phí trong sử dụng nguồn lực lao động, mất cân đối giữa cung - cầu lao động. Giảm số lao động chưa có việc làm từ mức khoảng 180.000 - 190.000 người/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn mức 150.000 - 160.000 người/năm trong giai đoạn 2016-2020. Tăng số người qua đào tạo nghề giai đoạn 2011 - 2015 từ khoảng 120.000 - 130.000 người mỗi năm, lên đạt khoảng 160.000 - 180.000 người mỗi năm giai đoạn 2016 - 2020.
- Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực Hà Nội với chất lượng ngày càng cao, đủ mạnh ở mọi lĩnh vực, đồng thời tập trung ưu tiên phát triển nhân lực ở các ngành dịch vụ chất lượng cao là du lịch, thương mại, vận tải - kho bãi, khoa học- công nghệ, tư vấn, vui chơi giải trí; các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tự động hóa, vật liệu mới. Đặc biệt, trong thời gian tới, Thành phố cần phát triển có trọng điểm đội ngũ nhân lực có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có thể tham gia thị trường lao động quốc tế.
Ngoài các yếu tố trên thì yếu tố phương pháp hướng nghiệp và nguồn tài chính cho công tác hướng nghiệp cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp.
Về phương pháp hướng nghiệp thì trên địa bàn Huyện Gia Lâm, việc học sinh đi làm thêm trong khi còn đi học vẫn chưa phổ biến. Các gia đình chỉ khuyến khích con mình tham gia phụ giúp các công việc gia đình. Thực tế, trong hoạt động hướng nghiệp trên địa bàn cho thấy, giáo viên chủ nhiệm là người có ảnh hưởng nhất trong công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông; tuy nhiên GVCN hướng nghiệp cho học sinh dựa trên việc tích lũy kinh nghiệm thông qua việc tư vấn, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cá nhân học sinh của các khóa trước để làm tiền đề; giảng dạy theo bài giảng của các tài liệu tham khảo.
Về nguồn tài chính cho công tác hướng nghiệp thì nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước: Các trường THPT chủ động xây dựng kế hoạch bố trí nguồn ngân sách tối thiểu hàng năm cho hoạt động GDHN, báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt; Nguồn tài chính huy động từ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân phối hợp. Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hết sức khó khăn, đây là nguồn tài chính quan trọng đối với nhà trường. Và cần huy động các nguồn lực từ mọi tổ chức như từ: Hội cha mẹ học sinh, Các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện Gia Lâm, các tổ chức xã hội khác...