Thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 66)

THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 4.1.1. Các bên có liên quan trong công tác hướng nghiệp

Hiện nay, các trường phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm có cơ cấu tổ chức hoạt động hướng nghiệp như sau:

Sơ đồ 4.1. Bộ máy tổ chức hoạt động hướng nghiệp ở các trường phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm

Nguồn: Xây dựng của tác giả (2017)

- Hiệu trưởng là người quản lý công tác hướng nghiệp tại trường, triển khai công tác hướng nghiệp, các nội dung hướng nghiệp cho các cán bộ, giáo viên Nhà trường vào đầu năm học.

- Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy nghề là những cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác hướng nghiệp, là những người hướng dẫn cho các em học sinh tìm hiểu về nghề nghiệp, đánh giá năng lực, trình độ của học sinh, hướng dẫn, tư vấn cho học sinh tìm hiểu …

- Đoàn trường là tổ chức xã hội trong Nhà trường, có vai trò tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các chương trình tìm hiểu, các cuộc thi tìm hiểu các nội dung liên quan đến nghề nghiệp, phối hợp với gia đình và Nhà trường tổ chức tham quan, tọa đàm,… nhằm mục đích giúp học sinh tìm hiểu được thế giới nghề nghiệp, năng lực của bản thân, nhu cầu nhân lực của địa phương.

4.1.2. Hướng nghiệp qua các môn học

Thực hiện kế hoạch giáo dục theo Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 7 năm 2008 từ năm học 2008-2009 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện dạy tích hợp hoạt động giáo dục hướng nghiệp vào môn Công nghệ. Hoạt động này do giáo viên Công nghệ giảng dạy. Khi thực hiện,

GV DẠY NGHỀ ĐOÀN TRƯỜNG

Ban Giám hiệu

giáo viên chủ động nghiên cứu “Sách giáo viên Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11 và 12” và lựa chọn chủ đề phù hợp để tích hợp vào nội dung các bài của môn Công nghệ. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, các giáo viên trên địa bàn Huyện Gia Lâm khi giảng dạy các môn học văn hóa đã lồng ghép bài giảng để cung cấp cho các em một số ngành nghề có liên quan thông qua môn học, có dịp giới thiệu cho các em các thành tựu cũng như phát triển các ngành nghề trong lĩnh vực kinh tế, xã hội như công, nông nghiệp, công nghệ thông tin... nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học môn học vừa góp phần làm cho học sinh định hướng nghề nghiệp sau này. Vì vậy, hoạt động hướng nghiệp qua môn học không chỉ tích hợp ở môn Công nghệ mà đã được tích hợp ra ở các môn học khác.

Biểu đồ 4.1. Thực trạng giáo viên tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học trên địa bàn huyện Gia Lâm

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Qua biểu đồ trên cho thấy: Trong tổng số 120 giáo viên được khảo sát thì có 20% giáo viên chọn môn môn Sinh là môn được chọn tích hợp nội dung hướng nghiệp vào giảng dạy, môn công nghệ chỉ có 18,13% giáo viên lựa chọn là môn được tích hợp nội dung hướng nghiệp vào giảng dạy. Với 5% giáo viên lựa chọn môn GDCD là môn tích hợp nội dung hướng nghiệp vào giảng dạy. Điều

này cho thấy, các môn văn hóa ở các trường phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm vẫn chưa nhận thức được hoạt động hướng nghiệp qua tích hợp vào các môn văn hóa.

Để tìm hiểu giáo viên bộ môn giành bao nhiêu thời gian tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học. Ta có biểu đồ 4.2 sau:

23,08 42,11 25,00 41,67 12,50 50,00 31,25 4,55 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 Toán Lý Hóa Sinh Sử GDCD Ngoại ngữ Công nghệ

> 10 tiết 5-10%/tiêts 1-5%/tiết 0% /tiết

Biểu đồ 4.2. Lượng thời gian giáo viên tích hợp nội dung hướng nghiệp vào môn học trên địa bàn huyện Gia Lâm

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Biểu đồ cho thấy có 8 môn đã được tích hợp vào công tác hướng nghiệp tại trường phổ thông, tuy nhiên để xem lượng thời gian giáo viên truyền tải nội dung hướng nghiệp như giới thiệu các ngành, nghề trong xã hội, mô tả chức năng, nhiệm vụ của ngành đó cho các em học sinh thông qua môn học. Tuy nhiên, môn công nghệ là môn giáo viên dành nhiều thời gian để thực hiện hoạt động hướng nghiệp nhất. Trong khi môn Sinh là môn mà các giáo viên chọn nhiều nhất chỉ có thời gian thực hiện các hoạt động hướng nghiệp là 41,67%. Thời lượng giáo viên tích hợp nội dung hướng nghiệp càng nhiều thì khả năng học sinh có hiểu biết về các ngành, nghề có liên quan đến môn học đó càng nhiều và học sinh có sự lựa chọn về ngành nghề, lĩnh vực càng đa dạng hơn và ngược lại.

Bảng 4.1. Đánh giá có liên quan của học sinh phổ thông về hoạt động tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học trên địa bàn huyện Gia Lâm

Khối Môn học

Khối trường

công lập Khối trường ngoài công lập Tổng cộng SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1. Toán 175 48,61 62 17,22 237 65,83 2. Lý 47 13,06 11 3,06 58 16,11 3. Hóa 29 8,06 23 6,39 52 14,44 4. Sinh 54 15,00 24 6,67 78 21,67 5. Lịch sử 18 5,00 8 2,22 26 7,22 6. Giáo dục công dân 26 7,22 17 4,72 43 12,22 7. Ngoại ngữ 173 48,06 73 20,28 246 68,33 8. Công nghệ 214 59,44 98 27,22 312 86,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Bảng 4.1 cho thấy: Trong 13 môn học văn hóa ở Trường THPT thì các giáo viên đã tích hợp hoạt động hướng nghiêp vào 08 môn học trong quá trình giảng dạy. Trong số 08 môn thì môn Lịch sử có tỉ lệ lựa chọn thấp nhất ở cả hai khối trường công lập và ngoài công lập với lần lượt tỉ lệ là 5,00% và 2,22% với tổng là 7.22%. Mặt khác, môn Công nghệ có tỉ lệ chọn cao nhất với 86,67%, môn Ngoại ngữ với 68,33%, môn Toán với 65,83%. Ở khối trường công lập, tỉ lệ lựa chọn môn Công nghệ là 59,44% và 27,22% ở khối trường ngoài công lập. Qua đây, có thể thấy môn Công nghệ được học sinh đánh giá cao, có tính nghề nghiệp. Lý do mà nội dung hướng nghiệp được tích hợp qua môn Công nghệ đạt tỉ lệ cao nhất là:

- Thứ nhất, do môn Công nghệ là một trong những môn học chính khóa ở

trường trung học phổ thông.

- Thứ hai, môn Công nghệ có tính thực tiễn cao và phù hợp với việc tích

hợp giáo dục hướng nghiệp hơn so với các môn học khác.

- Thứ ba, môn Toán ở trường trung học phổ thông, các kiến thức được

cung cấp có ứng dụng thực tế cao việc vận dụng và sử dụng toán học có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của một con người hay một tập thể. Kiến thức toán học được cung cấp rất có ích nhưng việc thường xuyên vận dụng nó chỉ bó hẹp trong các công thức đơn giản. Không phải hàng ngày ai cũng phải tính thể tích nước trong bể nhà mình khi các dụng cụ đo lường ngày càng phát triển. Các kiến

thức toán học cấp cao sau này chỉ thường dùng cho các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong các viện nghiên cứu, viện điều tra…

- Thứ tư, môn Hóa học ở trường trung học phổ thông, các liên thức đòi hỏi

người sử dụng đến nó cho công việc của mình là những nhà nghiên cứu. Việc ứng dụng của môn học trong đời sống là hạn chế vì nội dung kiến thức môn Hóa học là kiến thức có tính hàn lâm.

- Thứ năm, với các bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội ví dụ như:

Văn, Sử, Địa. Môn Công nghệ có tính thực tiễn cao hơn nó không chỉ cung cấp kiến thức nghề mà còn đòi hỏi thực hiện nghề hiệu quả có mục đích có lý tưởng phục vụ đất nước mà các môn học nay hướng tới.

Để đánh giá mức độ thường xuyên các giáo viên tích hợp nội dung hướng nghiệp, lồng ghép kiến thức về nghề nghiệp trong nội dung giờ dạy, qua khảo sát được thể hiện ở Biểu đồ 4.3.

Biểu đồ 4.3. Đánh giá của học sinh về mức độ thực hiện thường xuyên lồng ghép kiến thức nghề nghiệp vào môn học

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua biểu đồ 4.3 cho thấy: Có 81,11% nội dung hướng nghiệp tích hợp vào các môn học không được thực hiện thường xuyên; 3,89% không được lồng ghép và chỉ có 12,12% thường xuyên. Tỉ lệ giáo viên không thường xuyên lồng ghép kiến thức về nghề nghiệp trong nôi dung giảng dạy ở khối trường công lập cao gần gấp đôi ở khối trường ngoài công lập. Trong khi đó, tỉ lệ giáo viên không lồng ghép nội dung công tác hướng nghiệp vào các môn học giữa hai khối chênh

lệch không đáng kể, tương đương nhau, lần lượt là 1,67% và 2,22%. Có thể thấy tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học đã được chú trọng nhưng chưa triệt để và kết quả chưa cao.

Hộp 4.1. Các nghề phổ thông được hướng nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm

Thực hiện theo công văn số 8608/BGDĐT-GDTrH ngày 16 tháng 8 năm 2016 về việc thực hiện hoạt động giáo dục Nghề phổ thông lớp 11, các trường THPT trên địa bàn Huyện Gia Lâm đã tổ chức cho tất cả học sinh lớp 11 học các nghề như: tin học văn phòng, nghề nuôi cá, thêu tay, làm vườn, điện dân dụng, điện tử dân dụng,...Tùy vào điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực... các trường có kế hoạch dạy nghề cho học sinh trong Kế hoạch triển khai nhiệm vụ từ đầu năm học.

Ông Dương Công Thịnh – P.TP Giáo dục phổ thông -Sở GD & ĐT Hà Nội, 14h15’ ngày 26/05/2017, Sở GD& ĐT Hà Nội.

Qua đây có thể thấy, việc học nghề phổ thông của các em học sinh không được lựa chọn để học một nghề phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân trong số 11 nghề, theo chương trình dạy nghề phổ thông của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Mặc khác, một số nghề phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng không thể thực hiện được như: gốm sứ Bát Tràng, chế biến dược liệu Ninh Hiệp, nghề dát vàng, bạc và may đồ da, giả da ở Kiêu Kỵ... Tuy nhiên các nghề này đều không nằm trong 11 nghề theo quy định học sinh học nghề. Vậy, có thể nói các nghề phổ thông cho học sinh chưa đa dạng, chưa phù hợp với nhu cầu nhân lực trên địa bàn Huyện Gia Lâm.

Bảng 4.2. Số lượng giáo viên dạy nghề cho học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm năm học 2016-2017

STT Nghề phổ thông Trường THPT Giáo viên 1 Tin học Cao Bá Quát 02 Giáo viên Tin

Nguyễn Văn Cừ 04 Giáo viên Tin Yên Viên 02 Giáo viên Tin

2 Nghề nuôi cá Nguyễn Văn Cừ 03 Giáo viên môn công nghệ, 03 GV sinh học

3 Nghề làm vườn Dương Xá 03 Giáo viên môn công nghệ, 03 GV sinh học,

Cao Bá Quát 02 GV môn công nghệ

Nguồn: Số liệu tổng hợp Phòng GDPT- Sở GD & ĐT Hà Nội (2017)

Qua bảng trên cho thấy, trên địa bàn Huyện Gia Lâm các trường THPT giảng dạy 04 nghề phổ thông. Giáo viên dạy nghề đa số là các giáo viên bộ môn, giảng dạy trực tiếp môn dạy nghề. Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo thì các trường THPT trên địa bàn Huyện Gia Lâm phải phối hợp với Trung tâm dạy nghề Huyện Gia Lâm (nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên Huyện Gia Lâm) để xây dựng kế hoạch cũng như phối hợp thực hiện. Thực tế, các trường THPT đều chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện, không có sự phối hợp, trợ giúp từ các bên.

Qua bảng 4.3 cho thấy, nhận thức về tầm quan trọng môn nghề phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm là chưa đầy đủ ở các giáo viên bộ môn, cán bộ quản lý, nhất là giáo viên dạy nghề phổ thông. Có thể là do cán bộ quản lý gồm có hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn không được bồi dưỡng về chuyên môn nghề nên khi thực hiện công tác đánh giá cho điểm, xếp loại học sinh, kiểm tra hồ sơ sổ sách, dự giảng giáo viên dạy nghề mà hoạt động hướng nghiệp thông qua môn nghề phổ thông chỉ mang tính hình thức để cộng điểm thi tốt nghiệp chứ không phải là tìm hiểu về kiến thức nghề, kỹ năng nghề để hướng nghiệp cho học sinh. Vì vậy, với hình thức này, hoạt động hướng nghiệp cho học sinh là không hiệu quả.

Bảng 4.3. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của môn nghề phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm

STT Đối tượng Quan trọng (%) Không quan trọng (%)

1 Giáo viên chủ nhiệm 54,84 45,16 2 Giáo viên bộ môn 45,10 54,90 3 Giáo viên dạy nghề phổ thông 40,74 59,26 4 Cán bộ quản lý 45,45 54,55

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

4.1.4. Hướng nghiệp thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Các trường phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện thông qua tiết “Hướng nghiệp và ngoài giờ lên lớp”với thời lượng 45phút/buổi/tháng cho học sinh lớp 10, lớp 11, lớp 12. Việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp, các trường phổ thông trên địa bàn tổ chức học theo khối lớp và đa phần giao cho giáo viên chủ nhiệm của một lớp trong khối giảng dạy theo tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo để lên lớp (tỉ lệ chiếm

95%); tuy nhiên, các thầy/cô hiểu biết không sâu, không nhiều về vị trí xã hội đặc điểm và yêu cầu của các ngành nghề, cũng như định hướng phát triển và nhu cầu sử dụng lao động trong nước, ở địa phương các nghề đó, cùng với kỹ năng tư vấn chọn nghề cho học sinh. Đây là một điểm bất lợi và khó khăn trong công tác hướng nghiệp cho học sinh, vấn đề về nguồn nhân lực cho công tác hướng nghiệp là một vấn đề cần đưa ra giải pháp hiệu quả cho công tác hướng nghiệp.

Hiện nay các chủ đề giáo dục hướng nghiệp cho HS các lớp 10, 11, 12 ở các trường phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm có thể được phân loại thành các chủ đề đặc trưng về lý luận giáo dục hướng nghiệp, các chủ đề về tìm hiểu ngành nghề cụ thể, thực hành và các chủ đề giao lưu, tham quan, thực tế như sau:

Bảng 4.4. Các chủ đề trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn Huyện Gia Lâm

TT Chủ đề Nội dung Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 1 Lý luận giáo dục hướng nghiệp Em thích nghề gì; vấn đề giới trong chọn nghề; năng lực bản thân và truyền thống gia đình

Tôi muốn đạt được

ước mơ Những điều kiện để thành đạt trong nghề.

Nhận xét Đây là những chủ đề đòi hỏi người tổ chức phải có kiến thức rất sâu về tâm lý học sư phạm, tâm lý học lứa tuổi, sinh học, xã hội học, văn hóa doanh nhân, … mới có thể tự tin trong việc tổ chức các hoạt động chuyên môn. Rõ ràng, với nguồn lực hiện có, việc tổ chức hiệu quả các chủ đề trên là điều hết sức khó khăn.

2 Tìm hiểu ngành, nghề cụ thể - Tìm hiểu nghề dạy học; một số nghề thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp; - Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành y - dược - Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành xây dựng.

- Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành giao thông vận tải, địa chất; năng lượng, bưu chính - viễn thông, công nghệ thông tin; - Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ; an ninh, quốc phòng - Tư vấn chọn nghề trong quá trình hướng nghiệp; - Hướng dẫn HS chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh; thanh niên lập thân lập nghiệp 3 Chủ đề tham quan, giao lưu thực tế

Giao lưu với những gương điển hình về sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)