Đánh giá chung về công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 83 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện

4.1.7. Đánh giá chung về công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn

địa bàn Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

4.1.7.1. Đánh giá của CB, GV về hiệu quả của công tác hướng nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn Huyện Gia Lâm

Để có cái nhìn tổng thể về hiệu quả công tác hướng nghiệp của các trường THPT trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay, qua cuộc khảo sát CB, GV các

trường đánh giá chung về mức độ hiệu quả với thang đo 5 mức độ: 1 – Hoàn toàn không hiệu quả; 2 – Không hiệu quả; 3 – Không ý kiến; 4 – Hiệu quả; 5 – Rất hiệu quả. (Từ mức 1 đến mức 3 là không hiệu quả; mức 4 đến mức 5 là hiệu quả).

Bảng 4.15. Đánh giá của CB, GV về hiệu quả của công tác hướng nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn Huyện Gia Lâm

Nội dung

Mức độ hiệu quả công tác hướng nghiệp Trị trung

bình Xếp hạng

1. Hướng nghiệp qua tích hợp các môn học 3,62 2 2. Hướng nghiệp qua giáo dục nghề phổ thông 3,95 1 3. Hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp 3,39 3 4. Hướng nghiệp qua hoạt động ngoài khóa khác 2,59 4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Qua bảng trên, có thể thấy có sự khác nhau trong đánh giá của cán bộ, giáo viên về hiệu quả của công tác hướng nghiệp trên địa bàn Huyện Gia Lâm. Trị trung bình đánh giá chỉ có hoạt động “Hướng nghiệp qua tích hợp các môn học” và” Hướng nghiệp qua giáo dục nghề phổ thông” là đều ở mức hiệu quả (Trung bình từ 3,62 đến 3,95). Trong khi đó “Hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp” và “hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khóa khác” đều ở mức trung bình, không có ý kiến.

4.1.7.2. Đánh giá của CB, GV về mức độ chú trọng của công tác hướng nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn Huyện Gia Lâm

Bảng 4.16. Đánh giá của CB, GV về mức độ chú trọng của công tác hướng nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn Huyện Gia Lâm

Nội dung

Mức độ chú trọng công tác hướng nghiệp Trị trung

bình Xếp hạng

1. Hướng nghiệp qua tích hợp các môn học 3,43 2 2. Hướng nghiệp qua giáo dục nghề phổ thông 3,77 1 3. Hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp 2,48 4 4. Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khóa khác 2,63 3

Qua bảng trên, có thể thấy có sự khác nhau trong đánh giá của cán bộ, giáo viên về mức độ chú trọng công tác hướng nghiệp trên địa bàn Huyện Gia Lâm. Trị trung bình đánh giá “Hướng nghiệp qua tích hợp các môn học” và “Hướng nghiệp qua giáo dục nghề phổ thông” là được chú trọng ở mức 3,77 và 3,43. Nhưng hoạt động giáo dục hướng nghiệp có trị trung bình là 2,48 có nghĩa là hoạt động này không được chú trọng. Và hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khóa khác thì có trị trung bình ở mức 2, 63 – mức trung bình. Nhìn chung, công tác hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn Huyện Gia Lâm chưa có hiệu quả, chưa phù hợp với nguyện vọng của cán bộ, giáo viên và học sinh trên địa bàn.

4.1.7.3. Đánh giá chung về công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm

a. Ưu điểm

Công tác hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn Huyện Gia Lâm đã được tổ chức thực hiện tại các trường phổ thông. Hoạt động hướng nghiệp thông qua các môn học về cơ bản đã được mở rộng, không chỉ có môn Công nghệ mà đã có thể tích hợp sang 07 các môn học khác. Đây là một lợi thế cần được phát huy cho các em học sinh trên địa bàn. Đây là bước đầu để các em có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các hoạt động hướng nghiệp sau này. Bên cạnh đó, học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Gia Lâm đã biết nắm được mục đích của các hoạt động hướng nghiệp: 85,3% cho rằng công tác hướng nghiệp giúp chọn đúng nghề trên cơ sở sự phù hợp giữa năng lực, sở thích cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động. Mặt khác, học sinh ở các trường công lập có mức độ hứng thú tìm hiểu nghề nghiệp: 16,6% hoàn toàn hứng thú; 37,9% rất hứng thú; còn ở trường ngoài công lập thì có tỉ lệ tương đương: 14,1% hoàn toàn hứng thú; 33,9% rất hứng thú. Điều này cho ta thấy, nhận thức của học sinh phổ thông về công tác hướng nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm khá tốt.

b. Nhược điểm:

- Công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm mang tính hình thức, chưa được chú trọng.

- Các hình thức hướng nghiệp vẫn chưa đa dạng, tuy từng bước đã có những hoạt động mới như: giao lưu với trường Nhật Bản, Đài Loan.... nhưng vẫn chưa thu hút được học sinh nhiều. Hoạt động học nghề phổ thông hiện nay còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của Huyện Gia Lâm.

- Các chủ để, cách thức thực hiện các hoạt động hướng nghiệp vẫn còn mang tính chất hình thức, theo đúng nội dung trong sách giáo khoa, chưa có sự đổi mới, sáng tạo.

- Các trường THPT thiếu chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng xã hội, chưa tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa về GDHN cho học sinh. Nhà trường chưa xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức xã hội. Lâu nay, GDHN chỉ được triển khai bó hẹp trong trường THPT; trong khi đó các lực lượng xã hội còn đứng ngoài cuộc, chưa quan tâm phối hợp và hỗ trợ cả về con người, CSVC và nguồn tài chính.

- Người thân, gia đình, bạn bè định hướng còn chiếm tỷ lệ cao khi chọn ngành, nghề tương lai

- Hầu hết các trường THPT chưa có giáo viên chuyên trách HN, cho đến nay nước ta chưa có cơ sở giáo dục nào làm nhiệm vụ đào tạo giáo viên HN cho các trường THPT. Việc sử dụng giáo viên dạy các môn Văn, Toán, Lý, Hoá… để dạy HN đã gây ra nhiều bất ổn: một là các giáo viên này không được đào tạo cơ bản, không đủ hiểu biết về các nghề để có thể hướng dẫn việc chọn nghề cho HS; hai là, phương pháp HN không giống phương pháp dạy học các bộ môn văn hoá; ba là: sách, tài liệu về GDHN không có đủ để giáo viên tham khảo.

- Một thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, các trường dạy nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các doanh nghiệp, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và nhiều đoàn thể xã hội khác còn đứng ngoài cuộc. Nhà trường và các tổ chức đoàn thể chưa có sự kết hợp với chính quyền địa phương trong công tác GDHN cho học sinh THPT.

- Mặc khác, các trường chỉ quan tâm đến việc dạy nghề phổ thông cho học sinh và công tác hỗ trợ, chuẩn bị cho học sinh trước kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, TC (về thủ tục, thông tin tuyển sinh …). Đây là một trong những hạn chế rất lớn mà các trường cần sớm khắc phục để góp phần nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)