Ký
hiệu Yếu tố ảnh hưởng
Tổng hợp ý kiến đánh giá Có ảnh hưởng (Số ý kiến) Tỉ lệ (%) Điểm trung bình Mức độ C1 Nhận thức, định hướng của phụ huynh về nghề nghiệp 27 90,00 4,37 Rất ảnh hưởng C2 Điều kiện kinh tế của gia
đình
15 50,00 3,40 Ảnh hưởng C3 Kinh nghiệm, hiểu biết của
phụ huynh trong nghề nghiệp
25 83,33 4,47 Rất ảnh hưởng
C Phụ huynh học sinh 22 74,44 4,08 Ảnh hưởng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Kết quả bảng 4.19 cho thấy, tỷ lệ ý kiến của phụ huynh học sinh ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh, đạt 74,44%; điểm ảnh hưởng trung bình là 4,08. Trong đó, yếu tố “về nhận thức, định hướng của phụ huynh về nghề nghiệp” với tỉ lệ cao là 90,00%; tiếp theo là yếu tố “về kinh nghiệm, hiểu biết của phụ huynh trong nghề nghiệp” với tỉ lệ là 83,33%. Từ đó cho thấy, phụ huynh có tác động rất lớn với việc thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trong đó việc nhận thức, định hướng của phụ huynh về nghề nghiệp là rất quan trọng.
Như vây, trong đội ngũ nhân lực cho công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông thì cán bộ quản lý và cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp là những thầy, cô rất có ảnh hưởng tới học sinh. Bên cạnh đó thì phụ huynh cũng có ảnh hưởng tới công tác hướng nghiệp của học sinh. Đây là yếu tố tích cực giúp cho việc thực hiện các hoạt động hướng nghiệp một cách hiệu quả.
4.2.2. Hệ thống thông tin và truyền thông
Qua cuộc khảo sát, khi hỏi cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp về tầm ảnh hưởng, vai trò quan trọng của các thông tin giúp học sinh tham khảo, cũng như tư vấn cho học sinh chọn trường học, ngành nghề phù hợp với sở thích, khả năng, cá tính, giá trị sống, yêu cầu về nghề nghiệp, xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động,.... Kết quả được đưa ra ở bảng sau:
Bảng 4.20. Đánh giá sự ảnh hưởng của các thông tin hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm
Ký
hiệu Yếu tố ảnh hưởng
Tổng hợp ý kiến đánh giá Có ảnh hưởng (Số ý kiến) Tỉ lệ (%) Điểm trung bình Mức độ
D1 Thông tin đầy đủ về các ngành, nghề trong xã hội
92 76,67 4,04 Ảnh hưởng D2 Thông tin đầy đủ về trình độ
đào tạo các ngành, nghề
106 88,33 4,02 Ảnh hưởng D3 Thông tin đầy đủ về định
hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đất nước
86 71,67 4,06 Ảnh hưởng
D4 Thông tin đầy đủ về nhu cầu thị trường lao động
104 86,67 4,61 Rất ảnh hưởng
D5 Thông tin đầy đủ về xu hướng phát triển của ngành, nghề
116 96,67 4,73 Rất ảnh hưởng
D5 Thông tin đánh giá về năng lực và tính cách của bản thân
110 91,67 4,37 Rất ảnh hưởng
D Thông tin hướng nghiệp 102 85,14 4,28 Rất ảnh hưởng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)
Kết quả bảng 4.20 cho thấy, nhận định về các thông tin hướng nghiệp rất ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh, đạt 85,14%; điểm ảnh
hưởng trung bình là 4,28. Trong đó, yếu tố “thông tin đầy đủ về nhu cầu thị trường lao động” với tỉ lệ cao là 96,67%; tiếp theo là yếu tố “thông tin đánh giá về năng lực và tính cách của bản thân” với tỉ lệ là 91,67%. Từ đó cho thấy, nếu học sinh có thể có những thông tin đầy đủ trong việc tìm hiểu thị trường lao động cần gì, đánh giá năng lực, sở thích nhu cầu của mình thì các em có thể lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân và xã hội một cách tốt nhất. Vì các thông tin hướng nghiệp có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến 85,14% sự lựa chọn của học sinh.
Để tìm hiểu học sinh được tiếp cận các thông tin hướng nghiệp từ đâu? Vì thông tin rất đa dạng, phong phú nên học sinh được tiếp thu từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn cung cấp thông tin mà học sinh có đa dạng không? Có tiếp cận từ nhiều nguồn không? Nếu có ít thông tin, thông tin không đầy đủ, chính xác có thể dẫn tới việc lựa chọn sai lệch và ngược lại. Vậy, việc xem xét nguồn gốc các nguồn thông tin hướng nghiệp là cần thiết và có ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp của cán bộ hướng nghiệp. Kết quả được đưa ra từ bảng sau: