Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận về công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
2.1.3. Vai trò của hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Hướng nghiệp là một bộ phận hữu cơ quan trọng của chương trình giáo dục phổ thông. Vai trò của hướng nghiệp luôn được khẳng định trong các văn bản quan trọng của Đảng và nhà nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh/ thành phố cũng đã có những văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo, hướng dẫn các cấp quản lý giáo dục, các trường học thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông. Đồng thời hiện nay theo quan điểm mới, giáo dục hướng nghiệp mở rộng đối tượng và tiến hành liên tục nhằm giúp HS, sinh viên, người lao động có thêm kiến thức, kỹ năng lựa chọn nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu nhân lực của xã hội.
Công tác hướng nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong việc định hướng phân công lao động xã hội và phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Hướng nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ đối với xã hội mà nó còn ảnh hưởng đến từng cá nhân, từng gia đình, cụ thể như sau:
- Vai trò của hướng nghiệp đối với bản thân học sinh
Học sinh tự tin đưa ra quyết định chọn nghề, góp phần vào xây dựng nền tảng cho tương lai. Hướng nghiệp tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn một trong nhiều con đường khác nhau. Theo Phạm Mạnh Hà (2009) thì vai trò của hoạt động hướng nghiệp đối với cá nhân là:
+ Về kiến thức:
+) Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
+) Biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực, đặc biệt là địa phương.
+) Biết được thông tin về thế giới nghề nghiệp, về thị trường lao động và hệ thống giáo dục nghề nghiệp (trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng đại học ở địa phương và cả nước).
+) Biết tự đánh giá năng lực bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội để chọn nghề lập thân, lập nghiệp và tương lai cho bản thân sau khi tốt nghiệp THPT.
+ Về kỹ năng:
+) Tự đánh giá được năng lực bản thân và điều kiện gia đình trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
+) Phân tích được các yếu tố quyết định việc chọn nghề cho bản thân
+) Lựa chọn được nghề nghiệp tương lai
+ Về thái độ:
+) Có ý thức tích cực tìm hiểu nghề. Có thái độ đúng đắn khi chọn nghề và với lao động nghề nghiệp
+) Có hứng thú và khuynh hướng nghề nghiệp đúng đắn
+) Chủ động, tự tin chọn nghề phù hợp với bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội.
-Vai trò của hướng nghiệp đối với gia đình học sinh: Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của; giúp giảm bớt gánh nặng về việc làm khi ra trường.
-Vai trò của hướng nghiệp đối với xã hội: Theo Lê Thị Thu Trà (2016) thì:
+ Qua GDHN, học sinh làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội,
những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phát triển ở địa phương. Đồng thời học sinh cần biết yêu cầu tâm lý từng ngành nghề, những điều kiện cần thiết chọn nghề. Việc chọn nghề đúng đắn sẽ không lãng phí trong đào tạo nguồn nhân lực, góp phần phát triển đất nước
+ Hướng nghiệp có tác dụng điều chỉnh sự phân công lao động xã hội, tạo
sự cân bằng nguồn nhân lực trong đời sống xã hội, khắc phục tình trạng một bộ phận thanh niên không có việc làm hoặc có việc làm không ổn định gây ra các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Làm đồng bộ nguồn nhân lực, phân bố hợp lý lực lượng lao lao động: thực tiễn cho thấy, sự phát triển kinh tế xã hội phụ thuộc rất nhiều vào việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ vào lao động sản xuất, đi vào sự phân công trong phạm vi cả nước và từng địa phương. GDHN là một trong những yếu tố làm đồng bộ hóa đội ngũ lao động nghề nghiệp, phân bổ lại lực lượng lao động xã hội chuyên môn hóa tiềm năng lao động trẻ tuổi.
+ Hướng nghiệp tốt sẽ tạo động lực và tạo cơ hội cho người học chọn nghề phù hợp, từ đó đem hết năng lực để phát triển ngành nghề đã chọn, sáng tạo trong công việc, chất lượng và hiệu quả công việc được nâng cao, dẫn đến kinh tế phát triển vững chắc.