Hệ thống thông tin và truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 90 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên

4.2.2. Hệ thống thông tin và truyền thông

Qua cuộc khảo sát, khi hỏi cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp về tầm ảnh hưởng, vai trò quan trọng của các thông tin giúp học sinh tham khảo, cũng như tư vấn cho học sinh chọn trường học, ngành nghề phù hợp với sở thích, khả năng, cá tính, giá trị sống, yêu cầu về nghề nghiệp, xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động,.... Kết quả được đưa ra ở bảng sau:

Bảng 4.20. Đánh giá sự ảnh hưởng của các thông tin hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm

hiệu Yếu tố ảnh hưởng

Tổng hợp ý kiến đánh giá Có ảnh hưởng (Số ý kiến) Tỉ lệ (%) Điểm trung bình Mức độ

D1 Thông tin đầy đủ về các ngành, nghề trong xã hội

92 76,67 4,04 Ảnh hưởng D2 Thông tin đầy đủ về trình độ

đào tạo các ngành, nghề

106 88,33 4,02 Ảnh hưởng D3 Thông tin đầy đủ về định

hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đất nước

86 71,67 4,06 Ảnh hưởng

D4 Thông tin đầy đủ về nhu cầu thị trường lao động

104 86,67 4,61 Rất ảnh hưởng

D5 Thông tin đầy đủ về xu hướng phát triển của ngành, nghề

116 96,67 4,73 Rất ảnh hưởng

D5 Thông tin đánh giá về năng lực và tính cách của bản thân

110 91,67 4,37 Rất ảnh hưởng

D Thông tin hướng nghiệp 102 85,14 4,28 Rất ảnh hưởng

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Kết quả bảng 4.20 cho thấy, nhận định về các thông tin hướng nghiệp rất ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh, đạt 85,14%; điểm ảnh

hưởng trung bình là 4,28. Trong đó, yếu tố “thông tin đầy đủ về nhu cầu thị trường lao động” với tỉ lệ cao là 96,67%; tiếp theo là yếu tố “thông tin đánh giá về năng lực và tính cách của bản thân” với tỉ lệ là 91,67%. Từ đó cho thấy, nếu học sinh có thể có những thông tin đầy đủ trong việc tìm hiểu thị trường lao động cần gì, đánh giá năng lực, sở thích nhu cầu của mình thì các em có thể lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân và xã hội một cách tốt nhất. Vì các thông tin hướng nghiệp có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến 85,14% sự lựa chọn của học sinh.

Để tìm hiểu học sinh được tiếp cận các thông tin hướng nghiệp từ đâu? Vì thông tin rất đa dạng, phong phú nên học sinh được tiếp thu từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn cung cấp thông tin mà học sinh có đa dạng không? Có tiếp cận từ nhiều nguồn không? Nếu có ít thông tin, thông tin không đầy đủ, chính xác có thể dẫn tới việc lựa chọn sai lệch và ngược lại. Vậy, việc xem xét nguồn gốc các nguồn thông tin hướng nghiệp là cần thiết và có ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp của cán bộ hướng nghiệp. Kết quả được đưa ra từ bảng sau:

Bảng 4.21. Đánh giá sự ảnh hưởng của các nguồn thông tin hướng nghiệp

hiệu Yếu tố ảnh hưởng

Tổng hợp ý kiến đánh giá Có ảnh hưởng (Số ý kiến) Tỉ lệ (%) Điểm trung bình Mức độ E1

Sách giáo khoa, sách hướng dẫn, báo, tạp chí về công tác hướng

nghiệp cho học sinh 162 45,00 3,41

Ảnh hưởng E2 Thư viện Nhà trường có tài liệu học tập và tham khảo phong phú. 141 39,17 3,25 Không ảnh hưởng E3 Website của các trường phổ thông 6 1,67 2,44 Ít ảnh hưởng E4

Website của các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, các trung tâm

du học … 185 51,39 3,59

Ảnh hưởng E5

Internet: các website hỗ trợ tìm hiểu về công tác hướng nghiệp, các

trang tư vấn hướng nghiệp… 292 81,11 4,18

Ảnh hưởng E6 Ngày hội tư vấn tuyển sinh của các trường 123 34,17 3,11 Không ảnh hưởng

Qua bảng trên có thể thấy, nguồn thông tin hướng nghiệp ở các trường THPT được tiếp cận khá đa dạng và phòng phú với 6 nguồn được tiếp cận. Trong đó, việc tiếp cận nguồn thông tin hướng nghiệp từ ”Internet: các website hỗ trợ tìm hiểu về công tác hướng nghiệp, các trang tư vấn hướng nghiệp…” là có ảnh hưởng nhất với tỉ lệ 81,11% trong khi đó việc tiếp cận thông tin qua “Website của các trường phổ thông” là gần như không có với tỉ lệ 1,67%. Vì vậy, cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp cần lựa chọn, tìm kiếm, triển khai, hướng dẫn thực hiện việc tiếp cận các nguồn thông tin qua các website. Tuy nhiên, cần phải tăng cường, hướng dẫn tập trung các em học sinh khai thác các nguồn thông tin

một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)