3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Gia Lâm 3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Gia Lâm nằm ở cửa ngõ Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng: đường thủy có sông Hồng, sông Đuống; đường sắt; đường bộ có quốc lội 5 và quốc lộ 1 để nối các tỉnh khác và đường hàng không (sân bay Gia Lâm) và được giới hạn bởi:
Phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên
Phía Bắc giáp huyện Đông Anh – Hà Nội Phía Tây giáp quận Long Biên – Hà Nội.
Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý – chính trị quan trọng của Thủ đô, có lợi thế về mặt đối ngoại, là trung tâm của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Gia Lâm là nơi tập trung của nhiều đầu mối giao thông quan trọng và nằm dọc theo các tuyến giao thông này. Quan hệ giao lưu giữa Gia Lâm với các quận, huyện trong và ngoài Thủ đô Hà Nội rất thuận lợi, thông qua các cây cầu lớn. Đây là điều kiện để thúc đẩy sự giao lưu, liên kết mạnh mẽ với các tỉnh và địa phương khác trong nước và cũng tạo điều kiện thuật lợi cho học sinh tới trường và tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.
3.1.1.2. Địa hình
Phần lớn diện tích của huyện Gia Lâm không phức tạp và vùng phụ cận là đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình thành phố Hà Nội và cũng là theo hướng dòng chảy của sông Hồng.
Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, được bồi tụ bởi phù sa dày sông Hồng, bề dày của phù sa trung bình là 90-120 cm. Từ đó, huyện có rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển các ngành nghề về nông nghiệp cũng như ngành cho việc xây dựng các công trình hạ tầng, dân dụng và công nghiệp.
3.1.1.3. Khí hậu
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu của Gia Lâm mang nét đặc trưng của vùng với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến
tháng 10 là mùa mưa, khí hậu ẩm ướt mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm là 23 -24C, tổng nhiệt hàng năm từ
8.500 – 8.700C. Hai tháng nóng nhất hàng năm là tháng 6 và tháng 7 với nhiệt
độ trung bình trên 30C; nhiệt độ vào mùa đông là 17C; độ ẩm trung bình hàng
năm là 82%.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 1.800 mm, số ngày có mưa trung bình là 140 ngày/ năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 8 (16 -18 ngày mưa), lượng mưa trung bình khoảng 300 – 500 mm. Mùa đông mưa ít hơn, thời tiết dịu mát hơn nhưng lại hanh khô, vào cuối mùa khô thường xảy ra hiện tượng thiếu nước gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Vào mùa mưa thì thường có gió to, bão, lũ gây thiệt hai cho sản xuất nông nghiệp.
3.1.1.4. Thủy văn
Huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn của sông Hồng, sông
Đuống: lưu lượng nước trung bình hàng năm khoảng 2.700 m3/s, mực nước mùa
lũ thường cao từ 9-12 m. Song về mùa khô thì mực nước sông Hồng và sông Đuống lại xuống rất thấp làm ảnh hưởng đến việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm 3.1.2.1. Tình hình biến động dân số và lao động 3.1.2.1. Tình hình biến động dân số và lao động
Nhìn chung, dân số Gia Lâm qua các năm có biến động tăng nhưng không nhiều, năm 2013 toàn huyện có 224.760 nhân khẩu và đến năm 2015 có 234.129 nhân khẩu. Sau hai năm, dân số của huyện đã tăng lên 9.369 người, hay tăng trung bình 2,06 %/năm. Nguyên nhân của hiện tượng tăng dân số này là do tỷ lệ sinh những năm gần đây cao do người dân có xu hướng sinh con thứ 3, gây ra tình trạng tăng dân số nhanh. Số lượng nhân khẩu bình quân trên một hộ là khoảng 4,3 nhân khẩu/ hộ, tỷ lệ này khá đồng đều qua các năm và cho thấy còn ở mức cao. Ngoài ra, tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng với số lượng tương đối ít, còn lao độn phi nông nghiệp thì tăng với số lượng lớn và tăng dần qua các năm. Đây là hệ quả của quá trình đô thị hóa làm cho người dân mất đất, họ sẽ chuyển dần sang các ngành, nghề khác. Điều này gây ảnh hưởng tới đời sống gia đình, gây ảnh hưởng tới tâm lý, quan điểm về chọn ngành, nghề của học sinh.
41
Bảng 3.1. Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Gia Lâm qua 3 năm (2013-2015)
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)
SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 14/13 14/15 BQ
I. Tổng số nhân khẩu 224.760 100,00 229.602 100,00 234.129 100,00 102,15 101,97 102,06
II. Tổng số lao động 128.803 57,31 129.798 22,15 131.012 55,96 100,77 100,94 100,85
1. Lao động nông nghiệp 28.913 22,45 28.745 77,85 28.671 21,88 99,42 99,74 99,58
2. Lao động phi nông nghiệp 99.890 77,55 101.053 102.341 78,12 101,16 101,27 101,22
III. Tông số hộ 51.588 52.522 54.395 101,81 103,57 102,69
IV. Một số chỉ tiêu bình quân
1. BQ nhân khẩu/ hộ 4.36 4,37 4,30 100,34 98,46 99,40
2. BQ lao động/ hộ 2.5 2,47 2,41 98,98 97,46 98,22
3.1.2.2. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn Huyện Gia Lâm
Cùng với sự đô thị hóa, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hệ thống giáo dục với trường lớp trên địa bàn huyện Gia lâm đã được đầu tư đầy đủ cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các bậc học từ mầm non đến THPT. Hiện nay, trên địa bàn Huyện Gia Lâm có hệ thống giáo dục gồm có:
- 29 Trường Mầm non (23 Trường Công lập, 06 Trường ngoài công lập) - 25 Trường Tiểu học
- 23 Trường Trung học cơ sở
- 08 Trường Trung học phổ thông (04 Trường công lập, 04 Trường ngoài công lập)
- 02 Trường Trung cấp - 0 Trường Cao Đẳng - 02 Trường Đại học
Năm học 2015-2016, toàn huyện có khoảng trên 60 nghìn học sinh trong đó, bậc Mầm non khoảng 15 nghìn, Tiểu học trên 22 nghìn, Trung học cơ sở gần 13 nghìn và Trung học Phổ thông trên 10 nghìn học sinh. Trong năm 2017, trên địa bàn Huyện Gia Lâm đã có thêm 01 trường tiểu học, 01 trường THCS. Công tác xã hội hóa giáo dục được sự quan tâm, vào cuộc của các cấp lãnh đạo và sự tham gia của các thành phần, trong đó có phụ huynh học sinh. Sự quan tâm này đã góp phần xây dựng một môi trường giáo dục trong sáng, lành mạnh, không có những sự việc tiêu cực…
Năm học 2016 - 2017 vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội và của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Gia Lâm, ngành GD&ĐT huyện Gia Lâm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với những thành tích nổi bật. Toàn bộ 22/22 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non (trẻ 5 tuổi đến trường). 22/22 xã, thị trấn đạt PCGD Tiểu học mức độ 3 và THCS mức độ 2. Đồng thời toàn bộ các xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục THPT. Về chất lượng giáo dục, đối với giáo dục mầm non, tỷ lệ trẻ ra lớp đều đạt và vượt kế hoạch, đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo dục tiểu học đạt xấp xỉ 100% về năng lực, phẩm chất; 99,6% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học. Đối với khối THCS, 97,46% học sinh xếp loại văn hóa đạt trung bình trở lên, hơn 99% học sinh xếp loại đạo đức khá, tốt. Đặc biệt, học sinh lớp 9 được xét công nhận tốt nghiệp đạt 99,9%, tỷ lệ thi nghề đạt 97,4%...
Năm học 2016 - 2017, ngành GD&ĐT huyện Gia Lâm có 12/12 giáo viên tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi theo các chuyên đề cấp TP, kết quả cả 12 giáo viên đều đạt giải. Tiêu biểu là các nhà trường Tiểu học Cổ Bi, Tiểu học Bát Tràng, Tiểu học Thị trấn Trâu Quỳ, Tiểu học Tiền Phong; THCS Dương Quang, THCS Thị trấn Trâu Quỳ, THCS Bát Tràng, THCS Phú Thị, THCS Kim Sơn, THCS Phù Đổng, THCS Đình Xuyên, THCS Yên Thường. Từ những kết quả này, Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm đã được Sở GD&ĐT Hà Nội tặng giấy khen trong công tác chỉ đạo thi giáo viên giỏi.
Đối với học sinh, trong năm học vừa qua, khối lớp 9 có 123 học sinh dự thi HSG thì có tới 74 học sinh đạt giải, từ giải khuyến khích đến giải nhất. Tại cuộc thi giải toán trên internet, giải toán bằng máy tính cầm tay cấp TP, thi Olympic tiếng Anh trên internet, học sinh huyện Gia Lâm cũng đạt nhiều giải cao cấp quốc gia và TP… Bên cạnh phong trào giáo viên giỏi và học sinh giỏi, ngành GD&ĐT Gia Lâm còn tổ chức nhiều phong trào, hội thi khác như cuộc thi viết, vẽ “Vì an toàn giao thông Thủ đô năm 2016”, cuộc thi “Tin học trẻ không chuyên”, cuộc thi “Nhân viên nuôi dưỡng giỏi”, thi “Thiết kế bài giảng E- learning”, thu hút sự tham gia của nhiều giáo viên, học sinh, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh đạt giải.
Đánh giá về kết quả năm học 2016 - 2017, thầy Hoàng Việt Cường - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm cho biết, các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng đều đạt và vượt so với kế hoạch, được Sở GD&ĐT đánh giá cao và được UBND TP tặng cờ thi đua xuất sắc. Tuy nhiên, công tác GD&ĐT của huyện cũng còn một số khó khăn, nhất là cơ sở vật chất. Theo thầy Hoàng Việt Cường, hiện số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện còn thấp, các trường đã đạt chuẩn bắt đầu xuống cấp về cơ sở vật chất, không đảm bảo về quy mô. Công tác quản lý các nhóm lớp mầm non tư thục còn nhiều khó khăn. Công tác xã hội hóa giáo dục còn nhiều hạn chế. Việc chỉ đạo về phổ cập giáo dục, về hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng ở một số xã, thị trấn còn chưa được quan tâm…
Trong những năm học tiếp theo, phát huy những thành tích và kết quả đã đạt được, ngành GD&ĐT huyện Gia Lâm tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ chủ yếu, gồm: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông. Nâng cao chất lượng dạy học
ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Thực hiện kỷ cương hành chính và cải cách công vụ. Đồng thời phát triển mạng lưới, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.
3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm
Trong 3 năm từ 2013-2015, kinh tế của huyện Gia Lâm phát triển khá toàn diện; giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng bình quân 14,35%/năm, trong đó công nghiệp, xây dựng tăng 18,05%; thương mại, dịch vụ tăng 15,48%/năm; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 13,65%/năm. Tuy nhiên, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu của huyện tăng 10,21% so với năm trước; trong đó công nghiệp tăng 10,21%; thương mại, dịch vụ tăng 15,9% và nông, lâm nghiệp tăng 15,3%. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý giai đoạn 2013-2015 có xu hướng chuyển dịch từ nông, lâm nghiệp, thủy sản sang công nghiệp và thương mại, dịch vụ tuy nhiên tốc độ dịch chuyển còn chậm so với kế hoạch đề ra.
45
Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế ở huyện Gia Lâm qua 3 năm
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)
SL (tỷ đ) CC (%) SL (tỷ đ) CC (%) SL (tỷ đ) CC (%) 14/13 15/14 BQ
Giá trị sản xuất 1.980,7 100,00 2.497,4 100,00 3.099 100,00 126,09 124,09 125,09
Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 441,7 22,30 551,9 22,1 656,9 21,20 124,95 119,03 121,95
Ngành Công nghiệp, xây dựng 1.075,5 54,30 1.356,1 54,3 1.679 54,17 126,09 123,80 124,94
Ngành Thương mại, dịch vụ 463,5 23,40 589,4 23,6 763,1 24,62 127,16 129,47 128,31
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Trong phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn điểm nghiên cứu là một trong những phương pháp quan trọng nhất và không thể thiếu được trong quá trình điều tra. Bởi vì, tổng thể nghiên cứu thì rộng lớn nên chúng ta không thể nghiên cứu cả tổng thể được, vì vậy yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn điểm nghiên cứu như thế nào để có thể đại diện được cho tổng thể. Nếu chọn điểm nghiên cứu phù hợp, mang tính đại diện cho tổng thể thì từ điểm nghiên cứu sẽ giúp đề tài suy rộng ra cả tổng thể. Ngược lại, nếu chọn điểm nghiên cứu không phù hợp, không mang tính đại diện sẽ dẫn đến sai lầm trong việc suy rộng cho tổng thể. Do đó, việc lựa chọn điểm nghiên cứu phải căn cứ vào đối tượng, nội dung, mục tiêu, mục đích nghiên cứu.
Hiện tại, trên địa bàn Gia Lâm có 22 xã, thị trấn với 08 trường trung học phổ thông; 02 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên (Tháng 09/2016 sát nhập với Trung tâm dạy nghề Huyện Gia Lâm thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Huyện Gia Lâm). Vì vậy, việc chọn điểm nghiên cứu căn cứ vào những đặc trưng nhất về loại hình trường như sau:
Bảng 3.3. Chọn điểm nghiên cứu trên địa bàn Huyện Gia Lâm
Loại trường Số lượng Tên trường
1. Theo khối trường công lập 04 Trường THPT Cao Bá Quát Trường THPT Dương Xá Trường THPT Nguyễn Văn Cừ Trường THPT Yên Viên 2. Theo khối trường ngoài công lập 03 Trường THPT Lý Thánh Tông
Trường THPT Lê Ngọc Hân Trường THPT Tô Hiệu
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu a. Thu thập thông tin thứ cấp a. Thu thập thông tin thứ cấp
Đề tài thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau: các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan. Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tại UBND huyện. Thu thập số liệu về tình hình dân số, lao
động, kinh tế - xã hội, ... của huyện, phòng Lao động TB và XH, phòng thống kê, phòng kinh tế, thông qua các báo cáo kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân huyện, phòng tài chính của huyện, các số liệu đã công bố có liên quan, thu thập qua sách, tạp chí hoặc qua mạng Internet; Thống kê số lượng học sinh, số lượng đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn huyện Gia Lâm của Phòng Giáo dục & Đào tạo Gia Lâm; Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Hà Nội.
b. Thu thập thông tin sơ cấp
- Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phát phiếu điều tra được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra bằng bảng hỏi. Bảng hỏi được xây dựng dựa theo mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
- Đối tượng khảo sát: học sinh khối lớp 11 và lớp 12; phụ huynh học sinh; thầy cô giáo bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý Trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng,...); cán bộ Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội…
- Tiến hành điều tra 07 trường THPT (04 trường công lập, 03 trường tư thục). - Chọn cỡ mẫu: Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2016), có tổng cộng khoảng 3.590 học sinh THPT khối 11+12 tại các trường tiến hành điều tra năm học 2016-2017 - Đây chính là tổng thể (N).
Dẫn theo Võ Thị Thanh Lộc (1984) thì đề tài sử dụng phương pháp xác định cỡ mẫu phụ thuộc của Solivn như sau:
Với e: sai số tối đa. Với độ tin cậy 95% thì e = 0,05
+ Với tổng thể là học sinh (N1) thì cỡ mẫu được tính xấp xỉ là: 360 học sinh