Kết quả công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 76 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện

4.1.6. Kết quả công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia

Huyện Gia Lâm, Hà Nội

4.1.6.1. Nhận thức vai trò quan trọng của học sinh phổ thông về công tác hướng nghiệp

Công tác hướng nghiệp chỉ thực sự đạt hiệu quả khi các đối tượng nhận thức rõ về mục đích, vai trò của công tác hướng nghiệp. Để tìm hiểu, đánh giá mục đích, vai trò của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông đối với học sinh phổ thông nói chung thì tôi đã khảo sát 360 học sinh với 5 mức độ như sau: 1 – “hoàn toàn không quan trọng”; 2 – “không quan trọng”; 3 – “bình thường”; 4 – “quan trọng”; 5 – “rất quan trọng”. Kết quả lựa chọn đánh giá từ 1 đến 3 là “vai trò không quan trọng” và kết quả lựa chọn là 4 và 5 có “vai trò quan trọng”. Kết quả đánh giá của học sinh phân theo học lực được thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Đánh giá của học sinh phổ thông về vai trò của công tác hướng nghiệp trên địa bàn Huyện Gia Lâm

Học lực Vai trò quan trọng Vai trò không quan trọng Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Giỏi 101 77,69 29 22,31 Khá 91 53,53 79 46,47 Trung bình 38 76,00 12 24,00 Yếu 5 55,55 4 44,44 Kém 0 0 1 100 Tổng 235 125

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Kết quả cho thấy trong đánh giá của học sinh phổ thông có học lực khác nhau ở bảng trên cho thấy: có sự khác biệt giữa các nhóm học sinh có học lực khác nhau khi đánh giá vai trò của công tác hướng nghiệp trong nhà

trường. Cụ thể, nhóm học sinh có học lực khá, giỏi đánh giá vai trò của công tác hướng nghiệp trong nhà trường là “quan trọng”. Còn ngược lại, nhóm học sinh có học lực trung bình, yếu và kém chỉ đánh giá ở mức “ít quan trọng” và nhóm học sinh có học lực yếu. Có thể kết luận rằng, năng lực học tập của học sinh tỷ lệ thuận với nhận thức của học sinh về công tác hướng nghiệp hay cùng với sự phát triển về năng lực học tập thì nhận thức của học sinh đối với công tác hướng nghiệp cũng ngày được nâng cao.

Mặt khác, để tìm hiểu nhận thức của học sinh phổ thông về công tác hướng nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu nhận thức của học sinh về mục đích của công tác hướng nghiệp trong trường. Mỗi cá nhân khi biết được mục đích của một vấn đề nào đó hay công việc, vấn đề đó dùng để làm gì? Giúp bản thân hiểu về vấn đề gì đó sẽ thực hiện tốt hơn, cố gắng, nỗ lực học hỏi hơn, có suy nghĩ tích cực và chăm chú theo dõi vấn đề đó hơn. Tôi đã tiến hành tìm hiểu nhận thức của học sinh phổ thông về mục đích của công tác hướng nghiệp trong nhà trường hiện nay. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.8. Ý kiến của học sinh phổ thông về mục đích của công tác hướng nghiệp trong nhà trường

Mục đích của công tác hướng nghiệp trong Nhà trường Tần số

Tỉ lệ (%)

1. Giúp học sinh chọn đúng nghề trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, sở thích cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội

256 85,3 2. Giúp học sinh chuẩn bị chọn ngành, chọn trường dự thi vào các

trường ĐH, CĐ, TC

188 62,6 3. Cung cấp các thông tin về các nghề trong xã hội 142 47,3 4. Dạy cho học sinh một số nghề nhất định nhằm giúp học sinh tiếp

cận dễ dàng với cuộc sống và lao động

61 20,3 5. Phân luồng học sinh sau trung học 55 18,3 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Kết quả bảng trên cho thấy học sinh phổ thông đã nhận thức được mục đích của công tác hướng nghiệp trong trường. Với tỉ lệ cao nhất là 85,3% thì mục đích “Giúp học sinh chọn đúng nghề trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, sở thích cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” là mục đích chính và cũng quan trọng nhất của công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Bên cạnh đó thì mục đích “Giúp học sinh chuẩn bị chọn ngành, chọn trường dự thi

vào các trường ĐH, CĐ, TC” cũng được lựa chọn với tỉ lệ khá cao là 62,6%. Đây cũng là mục đích quan trọng trong công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông khi các em học sinh đang đứng trước sự lựa chọn của việc chọn ngành, chọn nghề tương lai và chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh trên toàn quốc. Ba mục đích cuối của bảng học sinh đã lựa chọn có tỉ lệ thấp hơn đặc biệt là mục đích “Phân luồng học sinh sau trung học” với 18,3%. Với kết quả này đã phần nào phản ánh được nhận thức của học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay bước đầu đã có sự hiểu biết khá tốt và chính xác về các mục đích của công tác hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều học sinh chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vấn đề này. Điển hình là việc

“phân luồng HS sau trung học” - một trong những mục đích và nhiệm vụ rất

quan trọng trong công tác hướng nghiệp ở nhà trường hiện nay lại chưa được HS nhận thức đầy đủ. Điều này cũng phần nào phản ánh hạn chế trong công tác hướng nghiệp cho HS phổ thông trên địa bàn hiện nay.

Để có thêm thông tin, cơ sở khẳng định cho mức độ nhận thức của học sinh về công tác hướng nghiệp, tôi cũng đã tìm hiểu lý do chọn ngành nghề của các em. Kết quả khảo sát lý do chọn nghề của học sinh phổ thông được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.9. Lý do chọn ngành nghề của học sinh phổ thông

Lý do chọn nghề của học sinh phổ thông Tần số Tỷ lệ (%)

1. Phù hợp với sở thích/ nhu cầu của bản thân 256 85,3 2. Phù hợp với trình độ, năng lực của bản thân 283 94,3 3. Có thu nhập cao 189 63,0 4. Được mọi người tôn trọng, kính nể, có địa vị xã hội 15 5,0 5. Có cơ hội tìm được việc làm cao 234 70,2 6. Có cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn và thăng tiến

trong sự nghiệp

93 31,0 7. Do cha mẹ, gia đình, người thân định hướng 231 77,0 8. Do xu hướng phát triển của xã hội 29 9,6 9. Theo bạn bè, bạn thân 22 7,3 10. Do ngành “hot” 25 8,3

11. Khác 0 0

Kết quả bảng trên cho thấy lý do chọn ngành nghề được HS lựa chọn với

tỉ lệ cao nhất là “thấy phù hợp với trình độ, năng của bản thân” (94,3%); tiếp

đến là “Phù hợp với sở thích/ nhu cầu của bản thân” là 85,3%. Như vậy, có thể

nói những học sinh đồng thời chọn lý do (1) với lý do (2) là định hướng đúng đắn cho việc chọn ngành, chọn nghề đối với HS nói chung với tỉ lệ là 87%. Đây là tỉ lệ tương đối cao. Ngoài ra, các lý do “Do cha mẹ, gia đình, người thân định

hướng”; “Có cơ hội tìm được việc làm cao”; “có thu nhập cao” đều có tỉ lệ cao

tương ứng là 77%; 70,2%; 63%. . Các lý do có tỉ lệ lựa chọn thấp nhất là “Có cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn và thăng tiến trong sự nghiệp” (31%); “Do xu hướng phát triển của xã hội” (9,6%); “Do ngành “hot”” (8,3%); “Theo bạn bè, bạn thân” (7,3%); “Được mọi người tôn trọng, kính nể, có địa vị xã hội” (5,0%);

Kết quả trên đã phần nào phản ánh được hiểu biết của HS phổ thông trên địa bàn huyện Gia Lâm trong việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Các em đã có những hiểu biết tốt về hướng nghiệp đồng thời cũng đã có những định hướng đúng đắn, tích cực trong việc chọn ngành nghề cho bản thân. Đó là xuất phát từ sự phù hợp giữa nghề với sở thích, năng lực và nhu cầu của bản thân. Đây là một trong những nét tích cực trong công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm.

4.4.6.2. Thái độ nghề nghiệp của học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Gia Lâm

Bảng 4.10. Bảng đánh giá mức độ hứng thú tìm hiểu nghề nghiệp của học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm

TT Mức độ đánh giá Trường THPT công lập (%) Trường THPT ngoài công lập (%) 1 Hoàn toàn hứng thú 16,25 14,17 2 Rất hứng thú 37,50 33,33 3 Bình thường 30,0 36,67 4 Ít hứng thú 16,67 10,00 5 Không hứng thú 3,75 5,83

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua bảng trên cho thấy, 37,9% học sinh ở các trường THPT công lập “Rất hứng thú” với nghề nghiệp mà học sinh lựa chọn. Trong khi đó, chỉ có 33,9% học sinh ở các trường THPT ngoài công lập hứng thú với lựa chọn của bản thân. Ở trường THPT ngoài công lập thì có 38,3% học sinh thấy “Bình thường” khi tìm

hiểu nghề nghiệp. Điều này cho thấy, học sinh ở các trường THPT công lập có mức độ hứng thú, quan tâm đến các thông tin về nghề nghiệp nhiều hơn so với học sinh ở các trường THPT ngoài công lập.

Để xem mức độ hiểu biết về các thông tin nghề nghiệp của học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm, ta có bảng sau:

Bảng 4.11. Mức độ hiểu biết về nghề nghiệp của học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm

TT Thông tin về nghề Biết rõ (%)

Biết chút ít (%) Không biết (%) CL NCL CL NCL CL NCL 1 Giá trị KT-XH nghề nghiệp 13,70 5,20 45,80 47,30 44,00 46,90 2 Nhu cầu lao động của nghề

nghiệp

14,80 12,10 39,80 45,70 46,80 42,30 3 Đặc điểm chuyên môn, LĐ

của nghề nghiệp

15,50 17,50 47,80 39,80 36,60 49,00 4 Các yêu cầu tâm sinh lý

người học, khi hành nghề

9,40 9,20 39,40 35,90 54,10 53,90 5 Điều kiện làm việc trong

nghề nghiệp

10,50 8,70 11,70 31,50 47,80 58,20 6 Chế độ đối với người học 15,50 17,50 47,80 39,80 36,60 49,00 7 Triển vọng phát triển trong

nghề

15,75 10,20 43,90 34,00 41,1 51,30 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua bảng trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, nhận thức của các học sinh ở trường THPT, đặc biệt học sinh ở trường THPT ngoài công lập: có khoảng 44,00% HS trường công lập, 46,90% HS ngoài công lập hoàn toàn không hiểu biết về những thông tin rất chủ yếu, quan trọng và cần thiết của nghề đối với xã hội và với cá nhân người học, hành nghề (ví dụ: giá trị kinh tế - xã hội của nghề; các yêu cầu của nghề về tâm sinh lý người học; nhu cầu lao động của nghề; chế độ đối với người học, hành nghề…); trên 40% HS trường công lập và trên dưới 40% HS ngoài công lập biết chút ít, chỉ có trên 10% HS trường công lập và cũng khoảng trên 10% HS trường ngoài công lập cho rằng có hiểu biết rõ về nghề.

4.1.6.3. Xu hướng chọn nghề của học sinh phổ thông theo ngành nghề đào tạo

Qua thực hiện khảo sát về lựa chọn ngành, nghề của học sinh các trường công lập và trường ngoài công lập trên địa bàn Huyện Gia Lâm, và báo cáo kết

quả tuyển sinh về chọn ngành, nghề của các em học sinh khối 12 các trường THPT trên địa bàn cho thấy: Đa số học sinh đã chuyển hướng tìm hiểu và quan tâm đến ngành kỹ thuật công nghệ và kinh tế - tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính. Học sinh THPT có xu hướng quan tâm tìm hiểu về các khối ngành Kỹ thuật Công nghệ và Kinh tế – Tài chính. Tuy vậy so năm 2016, năm 2017 tỷ lệ học sinh có nhu cầu chọn nhóm ngành Kinh tế - Tài chính giảm từ 30,43% năm 2016 xuống 25,77% năm 2017; nhu cầu học sinh chọn nhóm ngành Kỹ thuật Công nghệ có xu hướng tăng so năm 2016 từ 31,24% năm 2017 lên 31,33% năm 2017; đáng chú ý là nhóm ngành Sư phạm - Quản lý giáo dục nhu cầu học sinh tăng từ 10,80% năm lên 16,59 vào năm 2017… Cho thấy, tình trạng học sinh chủ yếu thích đăng ký theo học các khối ngành kinh tế đã giảm hẳn so với mọi năm, thay vào đó là nhu cầu tăng trong các nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ, Sư phạm - Quản lý giáo dục, Y - Dược, Khoa học xã hội - Nhân văn. Công tác tư vấn và truyền thông về định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông tại Huyện Gia Lâm tiếp tục thực hiện đạt được hiệu quả và chất lượng, làm thay đổi được phần nào suy nghĩ trong việc chọn nghề của học sinh.

Các khối ngành nghề khác học sinh có xu hướng giảm nhu cầu chọn học cụ thể như sau: khối ngành Nghệ thuật – Thể dục – Thể thao chiếm tỷ lệ 12,28% năm 2016 giảm còn 10,72% năm 2017 , Khoa học tự nhiên chiếm tỷ lệ 3,10% năm 2016 xuống 2,17%, Nông – Lâm – Ngư chiếm tỷ lệ 0,25% năm 2016 xuống 0,09% năm 2017.

Bảng 4.12. Xu hướng chọn nghề của học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Gia Lâm 2016 – 2017

STT Ngành nghề Tỉ lệ năm 2016 (%)

Tỉ lệ năm 2017 (%)

1 Khoa học tự nhiên 3,10 3,89 2 Khoa học xã hội - nhân vân 4,75 5,83 3 Kinh tế - tài chính 30,43 34,72 4 Kỹ thuật công nghệ 31,24 30,56 5 Sư phạm – Quản lý giáo dục 10,80 13,06 6 Nông – Lâm – Ngư 0,25 6,94

7 Y – Dược 7,15 4,44

8 Nghệ thuật – Thể dục – Thể thao 12,28 0,56 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, Sở GD&ĐT Hà Nội (2017)

Công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố, đã giúp cho học sinh nhận biết được nhóm ngành đang cần để phát triển và có bước lựa chọn nghề phù hợp với bản thân. Sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh thay đổi theo chiều hướng tích cực ở 4 nhóm ngành công nghiệp và 9 nhóm ngành dịch vụ. So với năm 2016, năm 2017 học sinh đã có sự mạnh dạn trong sự định hướng và lựa chọn ngành học, học sinh đã hiểu rõ ngành học ở từng khối không còn cách chọn mơ hồ, đi theo xu hướng của gia đình và bạn bè mà học sinh đã nâng cao nhận thức ngành nghề trong từng lĩnh vực.

4.1.6.4. Xu hướng chọn nghề của học sinh phổ thông theo trình độ đào tạo

Hiện nay, địa bàn Huyện Gia Lâm có 02 trường Đại học, 01 Trường Cao đẳng, 01 Trường Trung cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vì là Huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, các em học sinh vẫn có xu hướng đăng ký nguyện vọng học tập tại các trường nội thành Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát chọn bậc học của học sinh THPT có nhiều thay đổi tích cực, tỉ lệ chọn bậc đại học của học sinh năm 2016 là 80,74% giảm còn 75,40% năm 2017. Trình độ cao đẳng năm 2016 là 12,57% tăng lên 13,54% năm 2017, trung cấp năm 2016 chiếm tỉ lệ 6,69% tăng 11.05% ở năm 2017. Một số ít các em học sinh vẫn còn dè dặt trong việc lựa chọn trình độ và ngành học phù hợp ở năm 2016 chiếm tỉ lệ 1,79% giảm còn 0,52% tỉ lệ năm 2017. Điều đó cho thấy khi chọn lựa nghề nghiệp các em có sự tính toán và tìm hiểu kỹ cho việc lựa chọn bậc học của bản thân.

Bảng 4.13. Xu hướng chọn bậc học của học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm năm 2016 - 2017

STT Bậc học Tỉ lệ năm 2016 (%) Tỉ lệ năm 2017 (%)

1 Đại học 80,74 72,50 2 Cao đẳng 12,57 13,89 3 Trung cấp 6,69 11,39 4 Lựa chọn khác 1,79 2,22

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, Sở GD&ĐT Hà Nội (2017)

Có thể cho ta thấy về cơ cấu đào tạo về mặt trình độ và lĩnh vực đào tạo của các em học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm cho thấy, học sinh đã có định hướng phát triển nghề theo xu hướng phát triển nguồn nhân lực của xã hội. Điều này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.14. Xu hướng chọn nghề theo bậc học của học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm 2016 – 2017.

STT Ngành nghề Đại học

(%) Cao đẳng (%) Trung (%) cấp

1 Khoa học tự nhiên 78,57 14,28 2 Khoa học xã hội - nhân vân 76,19 9,52 3 Kinh tế - tài chính 68,80 16,80 4 Kỹ thuật công nghệ 79,09 9,09

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)