Đặc điểm của hướng nghiệp cho học sinh phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 25 - 26)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông

2.1.2. Đặc điểm của hướng nghiệp cho học sinh phổ thông

- Hướng nghiệp là hoạt động giáo dục:

+ Được hợp thành bởi nhiều hoạt động hướng nghiệp (HĐHN) khác nhau. Mỗi HĐHN có mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện khác nhau. Kết quả công tác hướng nghiệp là tổng hợp các kết quả thực hiện của từng HĐHN và được thể hiện ở năng lực hướng nghiệp mà HS đạt được sau quá trình được hướng nghiệp.

+ Được đưa vào kế hoạch dạy học ở cấp THCS và THPT, gồm hoạt động giáo dục hướng nghiệp, hoạt động giáo dục nghề phổ thông (HĐGDNPT), hoạt động tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học và hoạt động tham quan, ngoại khóa. Do vậy, hướng nghiệp không chỉ là trách nhiệm của GV hướng dẫn HĐGDHN và HĐGDNPT mà còn là trách nhiệm của toàn bộ tập thể sư phạm trong nhà trường;

+ Không chỉ được tiến hành trong nhà trường phổ thông mà còn được tiến hành ở các cơ sở giáo dục khác như Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp (nay sát nhập chung là Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên).

+ Không chỉ được tiến hành bởi các lực lượng cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường mà còn được tiến hành và hỗ trợ bởi các tác nhân khác ngoài nhà trường như: Sở GD & ĐT; Sở và Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; Hội Liên hiệp phụ nữ; cha mẹ HS; tổ chức cộng đồng xã hội,…

+ Kết quả đạt được của công tác hướng nghiệp trong giáo dục chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: mục tiêu, nội dung, phương pháp hướng nghiệp, các nguồn lực cho hướng nghiệp, sự phối hợp, hỗ trợ của các tác nhân tham gia hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường … Yếu tố đóng vai trò quyết định và mang tính “đột phá” là các tác nhân tham gia hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường.

- Theo Phạm Mạnh Hà (2009) thì hoạt động hướng nghiệp bao giờ cũng

hướng tới một cá nhân cụ thể với đầy đủ với các đặc điểm nhân cách, thể chất, hoàn cảnh, điều kiện gia đình cụ thể, qua đó định hướng cho cá nhân lựa chọn 1 nghề có trong một bối cảnh xã hội cụ thể qua đó giúp cá nhân vừa phát triển được nhân cách, đảm bảo được cuộc sống gia đình đồng thời vừa đóng góp được cho sự phát triển chung của xã hội. Đích cuối cùng của hoạt động hướng nghiệp là giúp cá nhân phát triển được tối đa khả năng, năng lực của bản thân, đảm bảo cho sự phát triển nghề nghiệp của cá nhân đó.

- Theo Phạm Mạnh Hà (2009) thì hoạt động hướng nghiệp không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là sự tổ hợp của nhiều các hoạt động khác nhau như giáo dục tuyên truyền nghề nghiệp, thông tin nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp…Đồng thời chủ thể của hoạt động hướng nghiệp không chỉ giới hạn ở nhà trường, ở thầy cô giáo mà còn là gia đình, bạn bè, tổ chức xã hội và ngay chỉ bản thân học sinh.

Theo Phạm Mạnh Hà (2009) thì hoạt động hướng nghiệp không làm thay sự lựa chọn và quyết định nghề nghiệp của cá nhân mà nó chỉ là hoạt động trợ giúp cá nhân thực hiện quyết định chọn nghề của mình một cách hợp lý và khoa học, nhằm đảm bảo sự phù hợp nghề trong quá trình đào tạo và lao động sau này của cá nhân đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)