Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh
4.3.2. Giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa
trên địa bàn Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
4.3.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các bên trong công tác hướng nghiệp
Qua nghiên cứu cho thấy, giải pháp này nhằm tạo ra những tác động để nâng cao nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường về công tác hướng nghiệp. Giúp cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên hướng nghiệp... hiểu được tầm quan trọng, mục tiêu về giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT. Và cung cấp những thông tin về kinh tế xã hội, nhu cầu lao động trên địa bàn Huyện Gia Lâm nhằm định hướng cho các hoạt động giáo dục hướng nghiệp giải quyết đúng hướng về nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ kinh tế - xã hội của trên địa bàn Huyện Gia Lâm.
Cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp là những người trực tiếp thực hiện các nội dung hướng nghiệp và rất có ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu chỉ có 81,67% cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp nhận thức quan trọng về công tác hướng nghiệp. Mặt khác, cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp cần phải có kiến thức, kĩ năng về công tác hướng nghiệp. Nên, các giáo viên cần cập nhật, trau dồi, trao đổi kinh nghiệm về các lý thuyết hướng nghiệp, kiến thức về thế giới nghề nghiệp, một số nghề nghiệp hiện nay và ở địa phương, kiến thức về
lập kế hoạch các hoạt động hướng nghiệp... nhất là các kĩ năng vận dụng các yêu cầu, quy định và lý thuyết hướng nghiệp vào thực tế và kĩ năng đánh giá năng lực, tính cách của học sinh phù hợp với một số ngành nghề thông qua:
- Tổ chức quán triệt các Nghị quyết của Đảng về mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội ngay từ đầu năm học cho các giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về hướng nghiệp giữa các tổ chuyên môn, các khối, các trường phổ thông.
- Luôn cập nhật các thông tin về công tác hướng nghiệp về kiến thức, kĩ năng, thông tin thị trường lao động,... thông qua các nguồn thông tin đáng tin cậy từ các nguồn khác nhau.
Chỉ có như vậy thì các giáo viên mới có thể hỗ trợ, định hướng cho các em về nghề nghiệp và hướng dẫn cho các em lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với năng lực, sở trường, xác định mục tiêu, động cơ học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức đối với học sinh.
Từ nghiên cứu cho thấy, mức độ nhận thức về vai trò của công tác hướng nghiệp của cán bộ quản lý rất ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp. Tuy nhiên, cán bộ quản lý ở các trường phổ thông còn bị động, các hình thức tổ chức vẫn theo lối mòn, chưa có sự sáng tạo, phong phú khác nhau. Vì vậy, cán bộ quản lý trong công tác hướng nghiệp cần phải nâng cao hiểu biết về công tác hướng nghiệp cho phù hợp với xu thế hiện nay; có đầy đủ các kĩ năng để thực hiện các chức năng quản lý công tác hướng nghiệp bằng cách:
- Tổ chức quán triệt các Nghị quyết của Đảng về mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội ngay từ đầu năm học
- Tổ chức các hội thảo, chuyên đề về kinh nghiệm quản lý công tác hướng nghiệp cho các cán bộ quản lý CTHN.
- Tổ chức các buổi tọa đàm giữa CBQL, GVCN, PHHS để thấy sự cần thiết, nhu cầu của các đối tượng về công tác hướng nghiệp; tìm ra những mặt làm được và không làm được, những kế hoạch tổ chức các hoạt động hướng nghiệp trong thời gian sắp tới.
Nhận thức của phụ huynh ảnh hưởng lớn trong công tác hướng nghiệp của học sinh phổ thông. Để có thể trở thành giúp đỡ, định hướng nghề nghiệp cho con em mình, thì cần có những biện pháp sau:
- Nâng cao nhận thức, định hướng của phụ huynh về nghề nghiệp: ở địa phương cần thường xuyên cập nhật, có các thông tin liên quan đến nghề nghiệp thông qua loa phát thanh, thông qua các tổ chức chính trị tại địa phương, các thông tin tìm kiếm việc làm tại địa phương,...
- Những kinh nghiệm của phụ huynh trong công tác hướng nghiệp: là những tấm gương, bài học kinh nghiệm quý báu cho học sinh học tập. PHHS cần giao lưu, kể nhiều những câu chuyện về nghề nghiệp, những bài học cho con em họ.
- Hiệu trưởng các trường THPT cần tổ chức các buổi họp hội PHHS, các phương tiện thông tin đại chúng, cần làm cho PHHS nhận thức rõ của việc hướng nghiệp đối với sự thành đạt nghề nghiệp của con em họ sau này.
Sự hợp tác chặt chẽ tạo giữa gia đình và nhà trường sẽ tạo nên một môi trường đồng nhất trong phương thức giáo dục HS. Khi nhận thức được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp thì trong nhiều tình huống, sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của phụ huynh, Nhà trường sẽ có vai trò quyết định đến hiệu quả của các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh.
4.3.2.2. Phát triển đội ngũ tư vấn hướng nghiệp hiệu quả
Hiện nay, công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Gia Lâm do giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý chủ yếu thực hiện. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về công tác hướng nghiệp trong thời gian tới, thì cần phải phát triển đội ngũ tư vấn hướng nghiệp:
* Cán bộ quản lý
CBQL có vai trò quyết định sự thành bại về định hướng, kế hoạch, có mối quan hệ tốt đối với các tổ chức đoàn thể, các tổ chức doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề, các trường cao đẳng, đại học... để hoạt động giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả. Do vậy, cần phải tăng cường hiểu biết đầy đủ về công tác hướng nghiệp, quản lý hướng nghiệp bằng cách:
- Tổ chức công tác tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên tham gia hoạt động giáo hướng nghiệp ở các trường THPT.
- Cán bộ quản lý cần trao đổi, đi tham quan, học tập ở một số trường làm tốt công tác hướng nghiệp.
- Cán bộ quản lý cần phải nâng cao đầy đủ các kĩ năng thực hiện các chức năng quản lý công tác hướng nghiệp:
+ Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra chuyên đề giáo dục hướng nghiệp; qua mỗi lần kiểm tra đề có đánh giá và rút kinh nghiệm để xây dựng ý thức tự kiểm tra của giáo viên và học sinh.
+ Tập trung đẩy mạnh kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại nhà trường. Đánh giá giáo viên luôn phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng, kết quả đánh giá chung được coi là tiêu chí để đánh giá thi đua. Hiệu quả của giáo dục hướng nghiệp cũng giống như hiệu quả của hoạt động giáo dục khác, nó không thể thực hiện ngay tức thời mà phải sau một thời gian dài, khi học sinh đã ra trường, thậm chí khi đã trưởng thành, thành đạt trong công tác. Vì vậy để đánh giá hiệu quả công tác của giáo viên thực hiện giáo dục hướng nghiệp ta cần căn cứ vào các mức độ hoạt động của từng cá nhân. Có thể xây dựng chuẩn đánh giá của nhà trường thông qua các tiêu chí: Tiến độ thực hiện, ngày giờ công, nề nếp giảng dạy, nề nếp sinh hoạt chuyên môn, sự tham gia hoạt động do thầy cô tổ chức (Hoạt động này có thể thực hiện bằng phiếu thăm dò ý kiến) vv…
+ Bên cạnh đó, cần thành lập cơ cấu tổ chức hoạt động hướng nghiệp trong trường THPT thể hiện những mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các bộ phận trong trường và ngoài xã hội. Đại diện các thành phần chủ yếu gồm có:
Sơ đồ 4.2. Bộ máy tổ chức hoạt động hướng nghiệp
Nguồn: Xây dựng của tác giả (2017) GIÁO VIÊN CHỦ NGHIỆM GIÁO VIÊN BỘ MÔN
BAN GIÁM HIỆU TỔ HƯỚNG NGHIỆP CÁN BỘ THAM VẤN NGHỀ ĐOÀN THANH NIÊN HỘI CHA MẸ HS CÁC CSĐT & DẠY NGHỀ CÁC DN & TỔ CHỨC XH
* Cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp
Hiện nay các trường phổ thông không có giáo viên hướng nghiệp chuyên trách mà chỉ có giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên dạy nghề phụ trách công tác hướng nghiệp nhưng để dạy, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh thì cần phải có những giáo viên thật sự có năng lực và tâm huyết với nghề. Vì vậy, cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp cần có phân công cụ thể về trách nhiệm về hoạt động giáo dục hướng nghiệp, đồng thời đội ngũ này phải có kinh nghiệm chuyên môn, có khả năng tư vấn, nhạy bén nắm bắt thông tin và nhất là thông tin về thị trường lao động, nhu cầu nghề nghiệp trong xã hội.
- Trước mắt, để có giáo viên tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT ở Hà Nội, Sở GD&ĐT và Hiệu trưởng các trường THPT cần tận dụng hết đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy nghề, giáo viên dạy môn công nghệ tại trường tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn giáo viên hướng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế ở các trường THPT. Các thầy, cô phụ trách công tác hướng nghiệp cần phải thường xuyên bồi dưỡng các kiến thức về công tác hướng nghiệp (Quy định, tầm nhìn, mục tiêu, vai trò, lý thuyết về hướng nghiệp), kiến thức về thế giới nghề nghiệp, một số nghề phổ biến hiện nay và ở địa phương, kiến thức về lập kế hoạch các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh, các thông tin lao động, tuyển dụng, việc làm,... đặc biệt, các kĩ năng vận dụng các yêu cầu, quyết định và lý thuyết hướng nghiệp vào thực tế và kĩ năng đánh giá năng lực, tính cách của học sinh phù hợp với một số ngành, nghề. Đây là 2 kĩ năng quan trọng và có ảnh hưởng lần lượt nhất tới hiệu quả của công tác hướng nghiệp cho học sinh vì vậy, các kĩ năng này cần được bồi dưỡng, nâng cao bằng cách cử giáo viên đi tham quan, học tập ở một số trường làm tốt công tác hướng nghiệp. Ngoài ra, cần phải có chính sách động viện, khích lệ để các cán bộ, giáo viên yên tâm học tập, bồi dưỡng kiến thức, đầu tư tốt nhất cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp như: chú trọng đến chính sách khen thưởng, trong công tác thi đua khen thưởng của nhà trường, cần đề cao tính hiệu quả đến công tác giáo dục hướng nghiệp.
- Bên cạnh đó, có thể xây dựng đội ngũ cộng tác viên gồm giáo viên thỉng giảng ở các trường TCCN và dạy nghề để dạy hướng nghiệp cho học sinh; mời phụ huynh học sinh, cựu học sinh đã ra trường và thành đạt về tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh. Vận động các nghệ nhân tham gia giảng dạy hướng nghiệp các ngành nghề truyền thống của địa phương và đất nước để đa dạng hóa đội ngũ
tư vấn hướng nghiệp cũng như cách thức, phương thức tiếp cận công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
- Trước yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện và theo kinh nghiệm ở Pháp và một số nước phát triển trên thế giới, các trường cần có các tham vấn viên hay nói cách khác chính là cần có các cán bộ chuyên trách đảm nhận toàn bộ công tác chuyên môn về hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
Không chỉ phát triển về mặt số lượng nguồn nhân lực cho công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông mà cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác hướng nghiệp bằng cách:
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy và tư vấn hướng nghiệp cho cán bộ quản lý và giáo viên.
- Ưu tiên nâng cao năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVCN, GV môn công nghệ.
- Tổ chức các lớp tập huấn, các khóa bồi dưỡng về công tác hướng nghiệp cho CB, GV trao đổi, học tập kinh nghiệm.
- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý, tổ chức công tác hướng nghiệp tại các trường, các địa phương có thành tích nổi bật về công tác hướng nghiệp.
- Cần có các chỉ số cụ thể đánh giá về chất lượng của đội ngũ thực hiện công tác hướng nghiệp;
4.3.2.3. Tăng cường mạng lưới thông tin và truyền thông
- Theo phương thức truyền thống thì học sinh và gia đình cũng như giáo viên thường tìm hiểu các thông tin qua sách giáo khoa, sách hướng dẫn,... Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông tin này là 3,41% nhưng nhà trường cần phải bổ sung các tài liệu liên quan đến công tác hướng nghiệp cho học sinh thêm phong phú và đa dạng để thu hút sự tìm hiểu, hứng thú của học sinh. Các trường phổ thông có thể phối hợp với nhau để có thể tạo ra một thư viện mở trên các website của các trường. Học sinh có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi. Như vậy, học sinh sẽ dễ dàng chủ động tiếp cận các thông tin hướng nghiệp.
- Thông qua Internet thì theo kết quả điều tra thì có đến 81,11% học sinh tìm hiểu các thông tin hướng nghiệp từ Internet; 51,39% học sinh tìm hiểu các thông tin ngành, nghề từ website của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp... Do đó, vai trò của mạng lưới thông tin và truyền thông là hết sức quan trọng. Nếu
phát huy tốt vai trò của các phương tiện thông tin này thì một lượng lớn các thông tin về nghề nghiệp, về thị trường lao động, việc làm ... sẽ dễ dàng nhanh chóng đến với học sinh và cha mẹ học sinh,... từ đó học sinh những cách thức tìm hiểu kĩ lưỡng về các ngành nghề, đưa ra sự lựa chọn phù hợp với bản thân. Học sinh và phụ huynh học sinh có thể tìm kiếm những thông tin nghề nghiệp, những ngành, nghề,... thông qua một số các trang web điển hình sau:
+ Truy cập vào các website để hỗ trợ tìm hiểu về sở thích nghề nghiệp, xác định năng lực học tập bản thân, điểm chuẩn tuyển sinh, tìm hiểu về nghề nghiệp, danh bạ nghề nghiệp, xu thế thị trường lao động như: www.tuoitre.vn là một trang web của Báo Tuổi trẻ; www.dubaonhanluchcmc.gov.vn do Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động tp.hồ chí minh sáng lập; Trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực thành phố Hà Nội; www.huongnghiep.vn; www.hieuhoc.com, Trung tâm tư vấn hướng nghiệp Việt nam www.huongnghiepvietnam.vn …
+ Truy cập vào các website để làm những bài trắc nghiệm về nghề nghiệp như: www.tracnhiemmbi.com sẽ giúp hướng dẫn nghề nghiệp, tìm ra những điểm phù hợp về nghề nghiệp hoặc bất kỳ các trang web mà các em, gia đình, cán bộ hướng nghiệp có thể tìm kiếm trên google nhưng cần chắt lọc những thông tin hữu ích đối với từng trường hợp cụ thể.
+ Truy cập vào các website của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp để tìm hiểu về ngành, nghề theo định hướng nghề nghiệp của bản thân. Các em học sinh và gia đình có thể tham dự “Ngày hội tư vấn tuyển sinh” do Báo Tuổi trẻ tổ chức hàng năm vào tháng 3 và tháng 7. Tại đây, gia đình và các em học sinh có thể tìm hiểu được các thông tin nghề nghiệp, các ngành, nghề đào tạo từ các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp trên cả nước.
+ Bên cạnh đó, phụ huynh học sinh có thể tiếp cận các thông tin hướng nghiệp thông qua các tham vấn viên của các Trung tâm Tư vấn Tâm lý – Giáo dục; Các trung tâm sinh trắc vân tay. Theo ThS Lê Thị Duyên đánh giá: Thông qua hoạt động tham vấn nghề, giúp HS giải quyết được những khó khăn trong quá trình chọn nghề; trợ giúp các em có được những năng lực cơ bản trong lựa chọn nghề nghiệp như năng lực tự đánh giá bản thân; năng lực hiểu biết về ngành, nghề, trường đào tạo và năng lực lựa chọn ngành, nghề phù hợp. Đồng thời, giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp hiện nay bên cạnh làm tốt nhiệm