Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 61)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trong phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn điểm nghiên cứu là một trong những phương pháp quan trọng nhất và không thể thiếu được trong quá trình điều tra. Bởi vì, tổng thể nghiên cứu thì rộng lớn nên chúng ta không thể nghiên cứu cả tổng thể được, vì vậy yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn điểm nghiên cứu như thế nào để có thể đại diện được cho tổng thể. Nếu chọn điểm nghiên cứu phù hợp, mang tính đại diện cho tổng thể thì từ điểm nghiên cứu sẽ giúp đề tài suy rộng ra cả tổng thể. Ngược lại, nếu chọn điểm nghiên cứu không phù hợp, không mang tính đại diện sẽ dẫn đến sai lầm trong việc suy rộng cho tổng thể. Do đó, việc lựa chọn điểm nghiên cứu phải căn cứ vào đối tượng, nội dung, mục tiêu, mục đích nghiên cứu.

Hiện tại, trên địa bàn Gia Lâm có 22 xã, thị trấn với 08 trường trung học phổ thông; 02 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên (Tháng 09/2016 sát nhập với Trung tâm dạy nghề Huyện Gia Lâm thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Huyện Gia Lâm). Vì vậy, việc chọn điểm nghiên cứu căn cứ vào những đặc trưng nhất về loại hình trường như sau:

Bảng 3.3. Chọn điểm nghiên cứu trên địa bàn Huyện Gia Lâm

Loại trường Số lượng Tên trường

1. Theo khối trường công lập 04 Trường THPT Cao Bá Quát Trường THPT Dương Xá Trường THPT Nguyễn Văn Cừ Trường THPT Yên Viên 2. Theo khối trường ngoài công lập 03 Trường THPT Lý Thánh Tông

Trường THPT Lê Ngọc Hân Trường THPT Tô Hiệu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu a. Thu thập thông tin thứ cấp a. Thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau: các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan. Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tại UBND huyện. Thu thập số liệu về tình hình dân số, lao

động, kinh tế - xã hội, ... của huyện, phòng Lao động TB và XH, phòng thống kê, phòng kinh tế, thông qua các báo cáo kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân huyện, phòng tài chính của huyện, các số liệu đã công bố có liên quan, thu thập qua sách, tạp chí hoặc qua mạng Internet; Thống kê số lượng học sinh, số lượng đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn huyện Gia Lâm của Phòng Giáo dục & Đào tạo Gia Lâm; Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Hà Nội.

b. Thu thập thông tin sơ cấp

- Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phát phiếu điều tra được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra bằng bảng hỏi. Bảng hỏi được xây dựng dựa theo mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

- Đối tượng khảo sát: học sinh khối lớp 11 và lớp 12; phụ huynh học sinh; thầy cô giáo bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý Trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng,...); cán bộ Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội…

- Tiến hành điều tra 07 trường THPT (04 trường công lập, 03 trường tư thục). - Chọn cỡ mẫu: Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2016), có tổng cộng khoảng 3.590 học sinh THPT khối 11+12 tại các trường tiến hành điều tra năm học 2016-2017 - Đây chính là tổng thể (N).

Dẫn theo Võ Thị Thanh Lộc (1984) thì đề tài sử dụng phương pháp xác định cỡ mẫu phụ thuộc của Solivn như sau:

Với e: sai số tối đa. Với độ tin cậy 95% thì e = 0,05

+ Với tổng thể là học sinh (N1) thì cỡ mẫu được tính xấp xỉ là: 360 học sinh + Với tổng thể là giáo viên (N2) thì cỡ mẫu được tính xấp xỉ là: 120 giáo viên - Chọn mẫu: chọn mẫu phi ngẫu nhiên cụ thể là chọn mẫu phân tầng: trong khối THPT chia thành trường công lập và trường dân lập; chọn mẫu có cả nam lẫn nữ và theo địa bàn gần trung tâm hoặc xa trung tâm của huyện. Tiến hành khảo sát mỗi trường 40 học sinh trên địa bàn. Tổng số mẫu được chọn để khảo sát là 360 học sinh.Việc chọn mẫu được tiến hành như sau:

+ Bước 1: Sử dụng danh sách học sinh học sinh lớp 12 của khối THPT của các trường đã được chọn được xếp theo thứ tự a, b, c được gọi là danh sách tổng thể.

+ Bước 2: Lấy tổng số học sinh mỗi khối có tên trong danh sách chia cho 40 để xác định bước chọn k. Bước chọn k sẽ là khoảng cách trên danh sách các phần tử được chọn.

k = N/40

Trong đó: N là tổng số học sinh trong danh sách tổng thể của mỗi khối + Bước 3: Trên danh sách tổng thể của mỗi khối cứ một khoảng cách k đơn vị, thì chọn một học sinh để khảo sát.

Đối với giáo viên, ta cũng tiến hành như cách trên. Tuy nhiên, khoảng 95% giáo viên ở trường công lập đều là giáo viên thỉng giảng ở các trường ngoài công lập và giảng dạy các môn quan trọng, các môn dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đại học. Vậy, khi khảo sát đối tượng là giáo viên, đề tài tiến hành nghiên cứu các giáo viên ở trường công lập.

Bảng 3.4. Đối tượng, số mẫu phân phối và nôi dung khảo sát

ĐVT: người

Đối tượng khảo sát Số mẫu Phương pháp Nội dung khảo sát

1. Học sinh phổ thông

- Trường THPT Cao Bá Quát - Trường THPT Dương Xá - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Trường THPT Yên Viên - Trường THPT Lý Thánh Tông - Trường THPT Lê Ngọc Hân - Trường THPT Tô Hiệu

360 60 60 60 60 50 50 20 Điều tra, phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi

- Thông tin chung: - Tình hình nhận tư vấn của học sinh

- Nhận xét về các hình thức hướng nghiệp

2. Giáo viên

- Trường THPT Cao Bá Quát - Trường THPT Dương Xá - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Trường THPT Yên Viên

120 30 30 30 30 Điều tra, phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi

- Thông tin chung - Các yếu tố ảnh hưởng đến CTHN

- Giải pháp nâng cao công tác hướng nghiệp 3. Cán bộ quản lý 30 Phỏng vấn

sâu, thảo luận nhóm

Đánh giá về các hình thức hướng nghiệp trong Nhà trường, hiệu quả công tác hướng nghiệp, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp,.. 4. Phụ huynh học sinh 30

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các thông tin, số liệu thu thập được từ các báo cáo, kết quả điều tra, được tổng hợp, xử lý, hiệu chỉnh bằng cách thống kê,... trên cơ sở hỗ trợ của máy vi tính. Dữ liệu được xử lý trên phần mềm Excel để phân tích thực trạng, kết quả, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm Hà Nội. Quy trình xử lý như sau:

Bước 1: Kiểm tra, hiệu chỉnh các câu trả lời của bảng hỏi Bước 2: Mã hóa các câu trả lời

Bước 3: Nhập dữ liệu đã được mã hóa trên máy tính

Bước 4: Xác định lỗi trong cơ sở dữ liệu và làm sạch dữ liệu Bước 5: Tạo bảng cho dữ liệu và phân tích.

3.2.4. Phương pháp phân tích

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu như: Số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân,... Qua thống kê, nhằm mô tả đươc: Mức độ của hiện tượng, phân tích biến động của các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp được áp dụng trong tổng hợp, phân tích và mô tả xu hướng biến động của các số liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội, ... . Từ đó cho thấy rõ hơn về vấn đề nghiên cứu.

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại huyện Gia Lâm, đề tài sử dụng bảng khảo sát với từng đối tượng, các mức độ ảnh hưởng được đánh giá với thang đo Likert 5 mức độ, ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng như sau:

Giá trị khoảng cách = (Cấp độ cao nhất – Cấp độ thấp nhất)/ Số cấp độ = (5-1)/5 = 0.8

Các câu trả lời từ cấp độ 1 đến 3 tương đương với yếu tố không ảnh hưởng và không có câu trả lời. Các trả lời từ cấp độ 4, cấp độ 5 tương đương với yếu tố ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp. Về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được tính theo điểm trung bình.

Bảng 3.5 Mức độ ảnh hưởng khi xét theo điểm trung bình

Giá trị trung bình Ý nghĩa

1,00 – 1,80 Hoàn toán không ảnh hưởng 1,81 – 2,60 Ít ảnh hưởng

2,61 – 3,40 Không ảnh hưởng/ khôngcó ý kiến 3,41 – 4,20 Ảnh hưởng

4,21 – 5,00 Hoàn toàn ảnh hưởng

3.2.4.4. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này để thu thập ý kiến của các giáo viên, các cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn ở địa phương về thực trạng công tác hướng nghiệp; ý kiến đánh giá, nhận xét cũng như gợi ý, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu phản ánh các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh phổ thông:

số lượng giáo viên tham gia vào công tác hướng nghiệp, số lượng các môn học được tích hợp nội dung hướng nghiệp; số nghề phổ thông học sinh được học; số tiết học sinh học về hướng nghiệp, số lượng các chủ đề học sinh phổ thông học trong công tác giáo dục hướng nghiệp,...

- Chỉ tiêu phản ánh về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông như: mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng qua thang đo Likert.

- Chỉ tiêu phản ánh giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp đối với học sinh, CB, GV, cán bộ quản lý: số lượng cán bộ hướng nghiệp, số lượng các hoạt động hướng nghiệp, ...

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 4.1.1. Các bên có liên quan trong công tác hướng nghiệp

Hiện nay, các trường phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm có cơ cấu tổ chức hoạt động hướng nghiệp như sau:

Sơ đồ 4.1. Bộ máy tổ chức hoạt động hướng nghiệp ở các trường phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm

Nguồn: Xây dựng của tác giả (2017)

- Hiệu trưởng là người quản lý công tác hướng nghiệp tại trường, triển khai công tác hướng nghiệp, các nội dung hướng nghiệp cho các cán bộ, giáo viên Nhà trường vào đầu năm học.

- Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy nghề là những cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác hướng nghiệp, là những người hướng dẫn cho các em học sinh tìm hiểu về nghề nghiệp, đánh giá năng lực, trình độ của học sinh, hướng dẫn, tư vấn cho học sinh tìm hiểu …

- Đoàn trường là tổ chức xã hội trong Nhà trường, có vai trò tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các chương trình tìm hiểu, các cuộc thi tìm hiểu các nội dung liên quan đến nghề nghiệp, phối hợp với gia đình và Nhà trường tổ chức tham quan, tọa đàm,… nhằm mục đích giúp học sinh tìm hiểu được thế giới nghề nghiệp, năng lực của bản thân, nhu cầu nhân lực của địa phương.

4.1.2. Hướng nghiệp qua các môn học

Thực hiện kế hoạch giáo dục theo Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 7 năm 2008 từ năm học 2008-2009 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện dạy tích hợp hoạt động giáo dục hướng nghiệp vào môn Công nghệ. Hoạt động này do giáo viên Công nghệ giảng dạy. Khi thực hiện,

GV DẠY NGHỀ ĐOÀN TRƯỜNG

Ban Giám hiệu

giáo viên chủ động nghiên cứu “Sách giáo viên Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11 và 12” và lựa chọn chủ đề phù hợp để tích hợp vào nội dung các bài của môn Công nghệ. Tuy nhiên, thực hiện chủ trương của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, các giáo viên trên địa bàn Huyện Gia Lâm khi giảng dạy các môn học văn hóa đã lồng ghép bài giảng để cung cấp cho các em một số ngành nghề có liên quan thông qua môn học, có dịp giới thiệu cho các em các thành tựu cũng như phát triển các ngành nghề trong lĩnh vực kinh tế, xã hội như công, nông nghiệp, công nghệ thông tin... nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học môn học vừa góp phần làm cho học sinh định hướng nghề nghiệp sau này. Vì vậy, hoạt động hướng nghiệp qua môn học không chỉ tích hợp ở môn Công nghệ mà đã được tích hợp ra ở các môn học khác.

Biểu đồ 4.1. Thực trạng giáo viên tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học trên địa bàn huyện Gia Lâm

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Qua biểu đồ trên cho thấy: Trong tổng số 120 giáo viên được khảo sát thì có 20% giáo viên chọn môn môn Sinh là môn được chọn tích hợp nội dung hướng nghiệp vào giảng dạy, môn công nghệ chỉ có 18,13% giáo viên lựa chọn là môn được tích hợp nội dung hướng nghiệp vào giảng dạy. Với 5% giáo viên lựa chọn môn GDCD là môn tích hợp nội dung hướng nghiệp vào giảng dạy. Điều

này cho thấy, các môn văn hóa ở các trường phổ thông trên địa bàn Huyện Gia Lâm vẫn chưa nhận thức được hoạt động hướng nghiệp qua tích hợp vào các môn văn hóa.

Để tìm hiểu giáo viên bộ môn giành bao nhiêu thời gian tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học. Ta có biểu đồ 4.2 sau:

23,08 42,11 25,00 41,67 12,50 50,00 31,25 4,55 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 Toán Lý Hóa Sinh Sử GDCD Ngoại ngữ Công nghệ

> 10 tiết 5-10%/tiêts 1-5%/tiết 0% /tiết

Biểu đồ 4.2. Lượng thời gian giáo viên tích hợp nội dung hướng nghiệp vào môn học trên địa bàn huyện Gia Lâm

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Biểu đồ cho thấy có 8 môn đã được tích hợp vào công tác hướng nghiệp tại trường phổ thông, tuy nhiên để xem lượng thời gian giáo viên truyền tải nội dung hướng nghiệp như giới thiệu các ngành, nghề trong xã hội, mô tả chức năng, nhiệm vụ của ngành đó cho các em học sinh thông qua môn học. Tuy nhiên, môn công nghệ là môn giáo viên dành nhiều thời gian để thực hiện hoạt động hướng nghiệp nhất. Trong khi môn Sinh là môn mà các giáo viên chọn nhiều nhất chỉ có thời gian thực hiện các hoạt động hướng nghiệp là 41,67%. Thời lượng giáo viên tích hợp nội dung hướng nghiệp càng nhiều thì khả năng học sinh có hiểu biết về các ngành, nghề có liên quan đến môn học đó càng nhiều và học sinh có sự lựa chọn về ngành nghề, lĩnh vực càng đa dạng hơn và ngược lại.

Bảng 4.1. Đánh giá có liên quan của học sinh phổ thông về hoạt động tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học trên địa bàn huyện Gia Lâm

Khối Môn học

Khối trường

công lập Khối trường ngoài công lập Tổng cộng SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1. Toán 175 48,61 62 17,22 237 65,83 2. Lý 47 13,06 11 3,06 58 16,11 3. Hóa 29 8,06 23 6,39 52 14,44 4. Sinh 54 15,00 24 6,67 78 21,67 5. Lịch sử 18 5,00 8 2,22 26 7,22 6. Giáo dục công dân 26 7,22 17 4,72 43 12,22 7. Ngoại ngữ 173 48,06 73 20,28 246 68,33 8. Công nghệ 214 59,44 98 27,22 312 86,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Bảng 4.1 cho thấy: Trong 13 môn học văn hóa ở Trường THPT thì các giáo viên đã tích hợp hoạt động hướng nghiêp vào 08 môn học trong quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)