Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 32 - 42)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông

2.1.5.1. Đội ngũ nhân lực cho công tác hướng nghiệp

a. Đối tượng quản lý công tác hướng nghiệp

Cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong cơ sở giáo dục, vai trò thúc đẩy và hỗ trợ của cán bộ QL hướng nghiệp rất quan trọng. Nếu làm tốt vai trò quản lí đối với công tác hướng nghiệp sẽ làm cho công tác hướng nghiệp đi đúng hướng, huy động và sử dụng được các nguồn lực cho công tác hướng nghiệp một cách hợp lí. Từ đó, thúc đẩy các công việc của công tác hướng nghiệp tiến triển một cách thuận lợi và tạo động lực cho các GV làm công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả.

Khi quản lí công tác hướng nghiệp, trước hết cán bộ quản lý hướng nghiệp cần nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng, mục đích và nhiệm vụ của công tác

hướng nghiệp và sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ bốn hình thức hướng nghiệp, có tâm huyết với công tác hướng nghiệp. Để thúc đẩy công tác hướng nghiệp đi đúng hướng và đạt được mục tiêu hướng nghiệp, mỗi cán bộ quản lý hướng nghiệp cần được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết về hướng nghiệp và quản lý hướng nghiệp, có kĩ năng thực hiện các chức năng quản lí (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, giám sát và đánh giá). Đồng thời, chủ động vận dụng các kiến thức và kĩ năng đó vào thực tiễn quản lý hướng nghiệp (Quản lý hoạt động dạy và học; xây dựng đội ngũ giáo viên phụ trách hướng nghiệp; quản lý cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học) ở CSGD mà mình đang quản lí.

b. Cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp

Bảng 2.1. Kiến thức và kĩ năng cần có của giáo viên phụ trách hướng nghiệp

Nhiệm vụ Kiến thức, kĩ năng cần có để thực hiện nhiệm vụ Yêu cầu

chung cho mọi nhiệm vụ

Có kiến thức về:

- Quy định, Tầm nhìn và mục tiêu hướng nghiệp; - Các năng lực hướng nghiệp cần đạt của học sinh; - Lập kế hoạch hướng nghiệp;

- Các lí thuyết về hướng nghiệp;

- TT các hệ thống trường nghề, ĐH, CĐ và TCCN; - Thị trường lao động/ tuyển dụng.

Có kĩ năng:

- Vận dụng được các yêu cầu, quy định và lí thuyết hướng nghiệp vào thực tế. Hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp Có kiến thức về:

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia; - Xu hướng phát triển nghề;

- Thế giới nghề nghiệp và kiến thức về một số nghề phổ biến; - Hình thức và phương pháp tổ chức HĐGDHN theo hướng tích cực; - Nội dung và phương pháp tư vấn hướng nghiệp.

Có kĩ năng:

- Lập kế hoạch giảng dạy (năm học, học kì, bài học); - Sử dụng đa dạng các PPDH;

- Tổ chức giao lưu, tọa đàm và hoạt động ngoại khóa;

- Đề xuất với lãnh đạo và phối hợp với đồng nghiệp để thực hiện nhiệm vụ;

Nhiệm vụ Kiến thức, kĩ năng cần có để thực hiện nhiệm vụ

- Xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp; - Đánh giá kết quả;

- Cập nhật TTHN từ mạng lưới chuyên nghiệp và từ Internet; - Tổ chức tham quan;

- Tư vấn hướng nghiệp;

- Hướng dẫn HS tìm hiểu TT, lập KH nghề nghiệp.

Hướng nghiệp qua các môn

văn hóa

Có kiến thức về:

- Các nghề liên quan tới môn văn hóa.

Có kĩ năng:

- Tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp qua môn văn hóa đang giảng dạy Hướng nghiệp qua HĐGDNPT và LĐSX Có kiến thức về: - Mục đích và ý nghĩa của HĐGDNPT; - Kiến thức chuyên sâu về NPT đang dạy; - Đặc điểm và yêu cầu của các nghề; - Nội dung giáo dục LĐ;

- Hình thức và phương pháp dạy học (PPDH); - Đánh giá kết quả học NPT.

Có kĩ năng:

- Hướng dẫn HS tìm hiểu về đặc điểm và yêu cầu của nghề; - Lập KH dạy NPT;

- Dạy lí thuyết nghề và hướng dẫn, tổ chức thực hành nghề; - Làm, sử dụng và khai thác các thiết bị và đồ dùng dạy học; - Sử dụng các PPDH tích cực trong dạy học NPT;

- Đánh giá kết quả học tập của HS.

Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan trong và ngoài nhà trường Có kiến thức về:

- Cách tổ chức tham quan, ngoại khóa; - Đặc điểm về một số nghề tại địa phương;

Có kĩ năng:

- Lập KH tham quan, ngoại khóa; - Xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp;

- Hướng dẫn HS tìm hiểu TT khi tham gia tham quan, ngoại khóa và so sánh TT thu được với sở thích và khả năng của bản thân.

Hiện nay, trong các hoạt động hướng nghiệp ở trường THPT thì cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp có thể là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hay giáo viên dạy nghề của trường THPT. Trong GD nói chung, công tác hướng nghiệp nói riêng, các cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp là những người trực tiếp biến mục tiêu hướng nghiệp thành hiện thực. Họ là yếu tố quyết định chất lượng hướng nghiệp. Các cán bộ phải có đủ đức và đủ tài. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để thực hiện được các mục tiêu hướng nghiệp là cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp phải được trang bị đầy đủ các kiến thức và kĩ năng về hướng nghiệp để có năng lực cần thiết thực hiện các nhiệm vụ hướng nghiệp.

Đồng thời, cần phải chú trọng công tác xây dựng đội ngũ GV phụ trách hướng nghiệp nhằm từng bước có được đội ngũ giáo viên hướng nghiệp nòng cốt, ổn định, có đủ trình độ và năng lực tổ chức các hoạt động hướng nghiệp hiệu quả hơn.

c. Gia đình học sinh

Theo Hồ Phụng Hoàng Phoenix và Trần Thị Thu (2013) thì “từ trước tới nay, nhiều người thường nghĩ rằng, nhà trường là tác nhân chính, đóng vai trò quyết định trong công tác hướng nghiệp cho HS phổ thông. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, chính cha mẹ HS mới là tác nhân quan trọng nhất vì cha mẹ là người gần gũi và hiểu con rõ nhất. Hạnh phúc và sự thành đạt của con là niềm mong ước lớn nhất của những người làm cha mẹ. Hơn nữa, theo truyền thống gia đình ở nước ta, con thường nghe lời cha mẹ vì tin tưởng và muốn làm vui lòng cha mẹ, ngay cả trong việc chọn ngành, nghề cho bản thân. Vì vậy, Cha mẹ là một trong các tác nhân quan trọng nhất, ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Để công tác hướng nghiệp cho con em mình một cách hiệu quả thì cha mẹ cần phải hiểu, nhận thức được trách nhiệm của bản thân và có những hoạt động thiết thực hỗ trợ cho công tác hướng nghiệp của con em mình”. Các bậc PHHS là cầu nối, là nhà tư vấn gần gũi nhất giúp các em chọn lựa hướng đi phù hợp, tuy vậy cũng không ít các bậc PHHS buộc con em mình phải thi vào đại học chuyên ngành theo ý thích mà ở đó không phù hợp với khả năng và sở trường các em. Bên cạnh thói quen áp đặt, không ít phụ huynh lại thiếu quan tâm chuyện định hướng cho con, không tư vấn cho con có sự lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh gia đình và khả năng bản thân. Ngược lại có những phụ huynh đánh giá việc định hướng nghề nghiệp cho con cái một cách nghiêm túc. Chính cha mẹ mới biết rõ năng khiếu, sức học của con và hoàn cảnh kinh tế của gia

đình, với những yếu tố đó mà định hướng cho con chọn lựa và là cơ sở quyết định hướng đi thích hợp nhất. Từ trách nhiệm và hiểu biết, các bậc PHHS không thờ ơ hay để con tùy tiện chọn hướng nghề nghiệp mà có sự phối hợp chặt chẽ từ phía bản thân các em và gia đình để có thể quyết định đúng đắn học ở trường nào, ngành nào phù hợp với nhu cầu xã hội và sở trường, hoàn cảnh của bản thân và gia đình.

d. Các tổ chức xã hội

Ngoài nhà trường và gia đình, hai yếu tố quan trọng chi phối đến giáo dục hướng nghiệp thì các tổ chức xã hội như đoàn thanh niên, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp. Các tổ chức xã hội sẽ là cầu nối, phương tiện kết nối, tạo môi trường đa dạng để học sinh có thể tiếp cận các ngành nghề thực tế đa dạng hơn, tạo nền tảng, cơ sở để học sinh có thể định hướng được nghề nghiệp bằng cách tạo ra nhiều hoạt động hướng nghiệp cho học sinh. Đối với chính quyền địa phương cần có kế hoạch ngắn hạn, dài hạn trong việc xây nguồn lực, đặc biệt là phải quan tâm đến công tác đào tạo nghề phục vụ cho việc phát triển kinh tế địa phương. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần tạo điều kiện cho học sinh tham quan, học tập, tư vấn cho các em chọn ngành nghề phù hợp với năng khiếu của mình. Thực hiện mối liên kết này giúp học sinh có điều kiện mở rộng thông tin về ngành nghề của xã hội và địa phương, yêu cầu của nghề đối với người lao động, quy trình đào tạo, những điều kiện tham gia lao động. Qua đó giúp học sinh hiểu biết các thông tin cần thiết về nghề nghiệp không chỉ về mặt lý thuyết mà ngay cả thực tiễn nữa. Sự liên kết giữa nhà trường và các đơn vị sản xuất là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong việc hình thành và phát triển năng khiếu nghề nghiệp của các em.

2.1.5.2. Hệ thống thông tin và truyền thông

Nội dung của các hình thức hướng nghiệp liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội, đòi hỏi phải có thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm hỗ trợ GV thực hiện tốt các nội dung trong chương trình. Hơn nữa, nhiều nội dung trong các chủ đề như định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước; thế giới nghề nghiệp; hệ thống các trường TCCN, đào tạo nghề, CĐ, ĐH,... luôn có sự biến động theo sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội.

Do vậy, cùng với việc có đủ sách giáo khoa và sách GV các CSGD cần phải có nguồn tài liệu tham khảo và nguồn thông tin hướng nghiệp được cập nhật thường xuyên để cung cấp cho GV và HS thực hiện thuận lợi các hình thức hướng nghiệp. Điều kiện này cũng đòi hỏi CB và GV cần phải có kiến thức cơ bản về hướng nghiệp để sử dụng, khai thác và thường xuyên bổ sung, cập nhật các thông tin qua kênh truyền thông: trên hệ thống Internet, báo, tạp chí, phương tiện thông tin đại chúng và các tài liệu tham khảo khác … Ngoài ra, CB và GV cần phải xác định được nguồn thông tin đáng tin cậy và phù hợp để sử dụng vào công tác hướng nghiệp. Chỉ khi có nguồn thông tin đáng tin cậy, hợp lý, phù hợp với học sinh thì công tác hướng nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao nhất.

2.1.5.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ

Thiết bị, máy móc và đồ dùng dạy học là công cụ để GV tiến hành các phương pháp (PP) khi tổ chức thực hiện có ảnh hưởng quan trọng đến nội dung công tác hướng nghiệp. Hiệu quả của việc sử dụng các PPDH phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện này. Do vậy, muốn tổ chức các nội dung hướng nghiệp đạt kết quả, đặc biệt là hoạt động giáo dục hướng nghiệp và hoạt động giáo dục nghề phổ thông, các trường cần phải có các trang thiết bị, đồ dùng dạy học như: tranh ảnh, video clip về nghề, máy tính nối mạng Internet, máy chiếu, các bản mô tả nghề, các trắc nghiệm; các thông tin dữ liệu về hướng nghiệp..; có tương đối đầy đủ máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu (theo Tiêu chuẩn ngành của từng nghề đã ban hành) để dạy và tổ chức cho HS thực hành nghề phổ thông. Khi đó, mức độ cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ, máy móc ảnh hưởng nhất định đến công tác hướng nghiệp.

2.1.5.4. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội

Trong hoạt động hướng nghiệp, trường phổ thông chịu trách nhiệm chính. Nhưng chỉ một mình nhà trường triển khai chắc chắn sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Điều quan trọng là nhà trường cần phối hợp các nguồn lực xã hội khác vào hoạt động hướng nghiệp cho học sinh, cụ thể như gia đình, các tổ chức đoàn thể, xã hội, các doanh nghiệp ở địa phương… Để triển khai tốt sự phối hợp này, nhà trường cần phải:

a. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, gia đình lại đóng vai trò chủ đạo trong việc hướng nghiệp cho các em học sinh. Tuy nhiên, sự định hướng này còn

tự phát, thậm chí mang tính chất sai lệch, chạy theo xu thế và toan tính cá nhân, ít có sự chỉ đạo thống nhất về mặt sư phạm nhằm đáp ứng những đòi hỏi khoa học của hoạt động hướng nghiệp. Chính vì vậy, nhà trường cần phải trang bị cho cha mẹ học sinh những kiến thức về tâm lý, giáo dục, kinh tế, xã hội của hoạt động hướng nghiệp, từ đó giúp cho cha mẹ học sinh có được những kiến thức khoa học cơ bản trong việc hướng nghiệp cho con em mình.

b. Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục hướng nghiệp

Việc liên kết với các doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các đoàn thể xã hội trong hoạt động hướng nghiệp cho học sinh là một công việc cần thiết của nhà trường phổ thông. Qua sự liên kết này, sẽ giúp nhà trường trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động hướng nghiệp khác nhau, gắn được giữa lý thuyết với thực tiễn của việc chọn nghề cũng như nhận thức nghề. Từ đó giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về thế giới nghề nghiệp, hiểu biết hơn năng lực của bản thân từ đó chọn cho mình một nghề phù hợp nhất.

2.1.5.5. Chính sách của Nhà nước và quy định của địa phương và Nhà trường

Chính sách thể hiện các can thiệp của Nhà nước đối với giáo dục hướng nghiệp trong đó có định hướng nghề nghiệp, công tác hướng nghiệp. Chính sách hợp lý sẽ kích thích, thúc đẩy được sự phát triển của các ngành, nghề ngược lại nếu chính sách không phù hợp sẽ tạo ra nhiều rào cản cho sự phát triển. Do vậy, các chính sách của Nhà nước đều có tác động đến công tác hướng nghiệp. Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh tế - xã hội, địa phương có những chính sách, quỹ đầu tư, chương trình giải quyết việc làm cho người lao động theo ngành, nghề mà địa phương chú trọng. Vì thế, các chính sách của địa phương cũng ảnh hưởng đến công tác hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn đó.

2.1.5.6. Phương pháp hướng nghiệp a. Phương pháp tích lũy kinh nghiệm

Theo sách “Quản lý hướng nghiệp ở cấp trung học” các tác giả Hồ Phụng Hoàng Phoenix, Trần Thị Thu và Nguyễn Thị Châu đưa ra các phương pháp thích lũy kinh nghiệm. Ở Việt Nam, việc HS đi làm thêm trong khi còn đi học vẫn chưa phổ biến. Thậm chí nếu gia đình có nghề dịch vụ như tiệm tạp hóa hay xưởng sản xuất nhỏ cũng không khuyến khích con mình tham gia giúp đỡ vì sợ

ảnh hưởng tới việc học. Thực tế cho thấy, cơ hội cọ sát với thế giới nghề nghiệp càng sớm thì càng giúp cho HS có kiến thức nghề nghiệp vững, thiết lập những kĩ năng thiết yếu từ sớm và bắt đầu tìm hiểu bản thân.

b. Phương pháp: sử dụng lý thuyết cây hướng nghiệp

Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi người đóng vai trò rất quan trọng trong việc chọn hướng học, chọn nghề phù hợp và nó được coi là phần “Rễ” của cây nghề nghiệp. Rễ có khỏe thì cây mới khỏe và ra hoa, kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)