Nội dung nghiên cứu giải pháp tăng cường hướng nghiệp cho học sinh phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 28 - 32)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông

2.1.4. Nội dung nghiên cứu giải pháp tăng cường hướng nghiệp cho học sinh phổ

phổ thông

2.1.4.1. Tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học a. Chủ thể thực hiện:

Giáo viên bộ môn. b. Nội dung

Hoạt động hướng nghiệp cho HS THPT còn được thực hiện trong quá trình giảng dạy các bộ môn học. Những kiến thức trong các môn học mà HS lĩnh hội sẽ tạo thành nền móng cho sự tiếp thu kiến thức nghề nghiệp bởi lẽ đó là hệ thống tri thức cơ bản, chung nhất, được tất cả các ngành nghề lấy đó làm điểm tựa để bồi đắp dần tri thức chuyên ngành cho giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, nếu biết khai thác thì bất cứ môn học văn hoá nào cũng đều có tác dụng giáo dục lao động hướng nghiệp cho học sinh. Bởi lẽ đó, thông qua các môn học là một trong những hình thức hướng nghiệp rất quan trọng.

Hướng nghiệp qua các môn học, trước hết gắn việc truyền thụ kiến thức cơ bản của các môn học với công tác GD chính trị tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức lý tưởng nghề nghiệp cho thanh niên. Đây là yêu cầu rất quan trọng để GD lẽ sống, là cơ sở để xác định mục đích chọn nghề của thanh niên. Tùy thuộc vào nội dung giảng dạy, các môn học, đặc biệt các môn khoa học xã hội phải có trách nhiệm hướng vào yêu cầu này. Đồng thời, qua việc giảng dạy các môn học, GV cần gắn việc truyền thụ kiến thức cơ bản với việc giới thiệu các ngành, nghề trong xã hội, làm cho HS có hiểu biết khái quát về cơ cấu của nền kinh tế quốc dân, đặc điểm hoạt động của ngành, nghề có quan hệ tới nội dung bài học. Mỗi môn học, nhất là môn khoa học tự nhiên, những ứng dụng của chúng được thể hiện trong các ngành, nghề khác nhau. Vì vậy, giới thiệu cho HS những ứng dụng những kiến thức trong nghề này hay nghề khác là yêu cầu rất quan trọng của công tác hướng nghiệp, chẳng những có tác dụng mở rộng nhãn quan nghề nghiệp cho HS, mà còn kích thích HS hứng thú học tập.

Đối với các môn khoa học xã hội: giáo dục cho học sinh quan điểm, thái độ, đạo đức, tác phong lao động đồng thời giúp học sinh hiểu rõ sự phát triển xã hội cũng như sự phát triển của các ngành nghề lao động trong xã hội.

Đối với các môn khoa học tự nhiên - kỹ thuật có lợi thế trong việc giáo dục lao động hướng nghiệp cho học sinh. Toán giúp học sinh nắm được các tri thức được sử dụng nhiều trong học khoa học, kỹ thuật và sản xuất. Nó giúp học sinh phát triển năng lực tư duy lôgíc, trí tưởng tượng không gian rất cần thiết cho sự phát triển con người. Các môn học vật lý, hoá, sinh… đang trở thành cơ sở của hầu hết các ngành khoa học - kỹ thuật từ luyện kim, cơ khí…

Chính vì vậy, việc dạy và học tốt các môn học khoa học cơ bản trong nhà trường đều có tác dụng hướng nghiệp, nó cung cấp cho học sinh những hiểu biết chắc chắn về những sự kiện, khái niệm, quy luật, phương pháp luận khoa học, phát triển tư duy, có kỹ năng thực hành, có hiểu biết sơ bộ về những ngành chủ yếu, nghề cơ bản của đất nước, của địa phương có liên quan trực tiếp tới các môn học và có ý thức sẵn sàng tham gia lao động sản xuất sau khi tốt nghiệp trong thời kỳ hiện nay.

2.1.4.2. Hướng nghiệp thông qua lao động sản xuất và học nghề phổ thông a. Chủ thể thực hiện:

Cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp (Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ

nhiệm, cán bộ quản lý). b. Nội dung

Chương trình được xây dựng theo quan điểm: “Chú trọng nguyên tắc KTTH; tăng cường nội dung HN để HS có điều kiện tìm hiểu nghề, làm quen với một nghề cụ thể và góp phần định hướng nghề nghiệp; coi trọng thực hành và đa dạng hóa nội dung các nghề để HS và các trường có điều kiện lựa chọn nghề phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế, điều kiện cơ sở vật chất, GV của địa phương và đáp ứng nguyện vọng của HS.

Nghề phổ thông được hiểu là những nghề phổ biến và thông dụng đang cần phát triển ở địa phương. Nghề phổ thông có kĩ thuật tương đối đơn giản, quá trình dạy nghề không đòi hỏi phải có trang thiết bị phức tạp. Nguyên liệu dùng cho dạy nghề dễ kiếm, phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng đầu tư của địa phương, nhà trường. Thời gian học nghề ngắn.

Hoạt động dạy nghề phổ thông được đưa vào các TT KTTH – HN và một số trường phổ thông cấp trung học từ những năm 80 theo phương thức HS tự nguyện đăng kí học, không bắt buộc. Từ khi đổi mới chương trình giáo dục năm 2000, dạy nghề phổ thông được đổi tên thành hoạt động giáo dục hướng nghiệp phổ thông và được đưa vào kế hoạch dạy học ở lớp 11 THPT với thời lượng 3 tiết/ tuần (105 tiết/ nghề/ năm học). Mục đích chủ yếu là trang bị cho HS những kiến thức, kĩ năng lao động cần thiết và tạo cơ hội cho HS củng cố nội dung lí thuyết, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở môn Công nghệ vào thực tiễn đời sống và sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và tin học. Qua đó, giúp HS làm quen với hoạt động lao động nghề nghiệp cụ thể, khám phá khả năng, sở thích, cá tính và giá trị sống của bản thân, nâng cao nhận thức nghề nghiệp, ý thức và thái độ lao động, chuẩn bị tích cực cho HS bước vào cuộc sống lao động và định hướng nghề nghiệp cho các em.

2.1.4.3. Hướng nghiệp thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp a. Chủ thể thực hiện:

Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ quản lý nhà trường … b. Nội dung:

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (trước đây gọi là Sinh hoạt hướng nghiệp) được chính thức đưa đưa vào KH dạy học của các trường THCS và THPT với tư cách là một hoạt động GD, có chương trình dạy học, bao gồm mục tiêu, nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ cho từng chủ đề hướng nghiệp của từng khối, lớp. Trước năm học 2009 - 2010, thời lượng dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở lớp 9 là 36 tiết/ năm học (4 tiết/ tháng); ở lớp 10, lớp11, lớp 12 là 27 tiết/ năm học/ lớp (3 tiết/ tháng/ lớp). Nhưng từ năm học 2009 -2010 trở đi, thời lượng dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp rút xuống còn 9 tiết/ năm học/ lớp do có sự tích hợp một số chủ đề hướng nghiệp vào HĐGDNGLL và môn Công nghệ lớp 10.

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp là hình thức giáo dục hướng nghiệp cơ

bản, cần được thực hiện nghiêm túc nhằm “giúp cho HS, đặc biệt là HS cuốicấp,

tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, thị trường LĐ và đánh giá năng lực bản thân, hướng dẫn HS lựa chọn nghề nghiệp hoặc lựa chọn trường học, ngành học phù

Theo Quyết định số 16/2006/ QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 – Chương trình Giáo dục Phổ thông thì mục tiêu của HĐGDHN được quy định như sau:

- Về kiến thức: HS biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề trong tương lai; Một số kiến thức cơ bản về vấn đề chọn nghề; Một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước và khu vực, về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, hệ thống giáo dục nghề nghiệp (TCCN và dạy nghề), CĐ và ĐH ở địa phương và cả nước; Biết cách tìm kiếm thông tin nghề và cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân; Và biết cách tự đánh giá năng lực bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội để định hướng học tập và chọn nghề tương lai.

- Về kĩ năng: HS có khả năng tự đánh giá được năng lực bản thân và điều kiện gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai; Tìm kiếm được những thông tin nghề và cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân trong việc chọn nghề; Định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp tương lai cho bản thân.

- Về thái độ: HS chủ động, tự tin trong việc chọn hướng đi, chọn nghề; Có hứng thú và khuynh hướng chọn nghề đúng đắn.

2.1.4.4. Hướng nghiệp thông qua hoạt động ngoại khóa khác a. Chủ thể thực hiện:

Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ quản lý nhà trường, gia đình, phụ huynh học sinh, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội…

b. Nội dung

- Ngoại khóa là HĐ được tổ chức cho HS học tập ngoài giờ học chính khóa. HĐ này được tiến hành theo một kế hoạch nhất định dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV nhằm phát hiện, bồi dưỡng, phát triển hứng thú, năng khiếu và khả năng sáng tạo của HS trong một lĩnh vực nào đó như khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật hoặc tin học… Qua tham gia HĐ ngoại khóa, HS có cơ hội để khám phá khả năng, sở thích, các tính và giá trị sống của bản thân. Trong các trường THPT, tùy vào điều kiện và khả năng có thể tổ chức các lớp ngoại khóa về công nghệ ( làm vườn, trồng cây cảnh, điện tử, vẽ kĩ thuật, cơ khí…), tin học, nghệ thuật, hoạt động xã hội… để cho những HS có xu hướng và năng khiếu trong từng lĩnh vực trên tham gia HĐ.

- Xây dựng các tổ ngoại khoá, đặc biệt là các tổ ngoại khoá về kỹ thuật, nhằm phát triển hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp của học sinh. Đối với những học sinh có xu hướng và năng khiếu về các ngành nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, hoạt động xã hội, cũng cần phát hiện và tổ chức các tổ ngoại khóa bộ môn để bồi dưỡng.

- Tổ chức xây dựng góc hoặc phòng hướng nghiệp.

- Kết hợp với đoàn thanh niên và đội thiếu niên tổ chức những buổi toạ đàm hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề, vận động nam nữ thanh niên đi vào những nghề Nhà nước, địa phương đang cần nhiều nhân lực.

- Kết hợp với hội cha mẹ học sinh giúp đỡ, chỉ dẫn sự chọn nghề cho học sinh.

- Phối hợp với các cơ sở sản xuất ở địa phương tạo điều kiện cho học sinh tham quan cơ sở sản xuất, giới thiệu các nghề và có thể tổ chức cho học sinh tham gia lao động nghề nghiệp.

Việc tổ chức cho HS tham quan các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề… tạo điều kiện cho HS được tận mắt quan sát cơ chế vận hành trong sản xuất, thao tác của người lao động và các sản phẩm của quá trình lao động. Nhờ đó, HS hiểu rõ hơn đối tượng lao động cũng như yêu cầu lao động của ngành nghề mà HS mới chỉ biết qua sách vở, đồng thời khơi dậy trong các em hứng thú đối với nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)