Quản lý phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 65 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện

4.1.4. Quản lý phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Gia Lâm

Theo số liệu thống kê của công ty MTĐT Gia Lâm, khối lượng CTRSH phát sinh hàng ngày trên địa bàn huyện Gia Lâm do công ty quản lý thu gom trung bình khoảng 200 tấn/ngày, vào những ngày lễ, tết thì lượng CTRSH phát sinh lên tới 230 tấn/ngày. Tuy nhiên đó mới chỉ là số liệu công ty MTĐT quản lý và thu gom được, trên thực tế vẫn còn tồn tại một số lượng lớn CTRSH ngoài tầm kiểm soát của công ty MTĐT Gia Lâm chưa được quản lý, thu gom. Khối lượng và xu hướng biến động CTRSH trên địa bàn huyện qua các năm gần đây được thể hiện trong bảng 4.3 sau:

Bảng 4.3. Khối lượng CTRSH bình quân theo ngày của mỗi hộ tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2005 – 2016

STT Năm 2005 2010 2016 2005 – 2010 2010 – 2016 Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) Tuyệt đối (+/-) Tương đối (%) 1. Khối lượng CTRSH (kg) 131.000 168.077 228.471 37.077 28,30 60.394 35,93 2. Số lượng hộ gia đình (hộ) 55.259 58.360 68.610 3.101 5,61 10.250 17,56 3. CTRSH bình quân (kg/hộ) 2,37 2,88 3,33 0,51 21,52 0,45 15,63 4. CTRSH bình quân/ người 0,60 0,73 0,81 0,13 21,67 0,07 9,59 Nguồn: Phòng Kế hoạch công ty MTĐT Gia Lâm (2016)

Qua bảng 4.3 ta thấy khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện Gia Lâm tăng nhanh qua các năm, từ 131 tấn/ngày trong năm 2005 tăng lên 228,471 tấn/ngày vào năm 2016. Việc khối lượng CTRSH tăng qua các năm là do dân số tăng từ 218.275 người tương ứng với 55.259 hộ gia đình năm 2005 đến 227.600 người năm 2010 tương ứng với 58.360 hộ và 271.000 người tương ứng với 68.610 hộ năm 2016.

Khối lượng CTRSH bình quân của mỗi hộ cũng khá lớn và có xu hướng tăng theo thời gian, cụ thể theo số liệu thống kê của công ty MTĐT Gia Lâm năm 2005 là 2,37 kg/hộ/ngày đến năm 2010 là 2,88 kg/hộ/ngày và đến năm 2016 là 3,33 kg/hộ/ngày. Theo xu tốc độ phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, dự đoán đến năm 2030 dân số huyện Gia Lâm đạt 305.585 người và khối lượng rác trung bình 256.700 tấn/ngày, khối lượng rác thải bình quân mỗi hộ gia đình là 3,4 kg/hộ/ngày và trung bình 0,86 kg/người.

Theo kết quả khảo sát, trung bình mỗi hộ gia đình có khoảng 4 người và khối lượng CTRSH trung bình mỗi hộ là 3,32 kg/hộ/ngày. Trong đó các hộ gia đình sinh sống tại khu vực thị trấn thải ra khối lượng CTRSH nhiều hơn (3,38 kg/hộ/ngày) so với các hộ gia đình sinh sống ở khu vực nông thôn (3,29 kg/hộ/ngày). Nguyên nhân là do ở khu vực thị trấn mật độ dân số đông đúc, các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển hơn so với khu vực xã nên khối lượng CTRSH thải ra cũng sẽ nhiều hơn. Kết quả này khá tương đồng với số liệu thu thập được từ công ty MTĐT Gia Lâm.

Chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Gia Lâm được thải từ 4 nguồn thải chính sau: Thứ nhất: rác của khu dân cư. Đây là nguồn thải chính của CTRSH. Đó là một phần tất yếu của hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình. Rác thải được sinh ra từ nguồn này rất lớn, rất đa dạng và phức tạp. Rác thải ở đây bao gồm: thức ăn thực phẩm thừa, túi nilon, bao bì, rác thải đặc biệt…Hiện nay, tỷ lệ túi nilon được sử dụng và thải ra ngày càng chiếm tỷ lệ lớn. Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh tế - xã hội đã làm nguồn thải này có xu hướng càng gia tăng và đòi hỏi cần có biện pháp thu gom, xử lý một cách có hiệu quả hơn nữa.

Thứ hai: rác thải nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại – dịch vụ, cơ sở kinh doanh hộ gia đình. Do các hoạt động kinh tế - xã hội của huyện đều tập trung nhiều ở địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, thị trấn Yên Viên nên hoạt động của các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh ở thị trẩn phát triển khá mạnh, điều này đã tạo ra nguồn thải như: thức ăn thừa, chai lọ đồ hộp, giấy vụn,… Đa phần rác thải

Thứ ba: rác thải của cơ quan trường học. Trên địa bàn huyện Gia Lâm là nơi tập trung nhiều cơ quan trường học, đặc biệt Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu Rau Quả, khối các cơ quan trực thuộc Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Gia Lâm, Công an huyện Gia Lâm,... tại thị trấn Trâu Quỳ, do đó lượng rác thải cũng khá lớn nhưng thành phần không phức tạp, không gây nhiều tác động đến môi trường xung quanh.

Thứ tư: rác thải từ các khu chợ. Huyện Gia Lâm có nhiều chợ, rải rác đa dạng thành phần nhiều chủng loại, do đó tạo nên những tác động rất xấu tới môi trường xung quanh. Do thành phần rác ở đây rất phức tạp như: rau quả, bai bì, túi nilon, hàng hóa thực phẩm ế thừa hư hỏng…nên đây là những khu mầm bệnh đe dọa an toàn vệ sinh môi trường.

Khối lượng CTRSH theo từng nguồn thải được thể hiện trong bảng 4.4. Thành phần CTRSH tại các nguồn thải rác huyện Gia Lâm 2016 sau:

Bảng 4.4. Khối lượng CTRSH tại các nguồn thải rác huyện Gia Lâm năm 2016

STT Nguồn phát thải Khối lượng Tỷ lệ (%)

Tấn/ngày Tấn/năm

1. Khu dân cư 112,545 41.053,28 49,26

2. Khu TMDV 102,858 37.519,67 45,02

3. Chợ, đường 6,603 2.408,53 2,89

4. Cơ quan, trường học 6,466 2.358,52 2,83

Tổng cộng 228,472 83.340,00 100,00

Nguồn: Phòng Kế hoạch Công ty MTĐT Gia Lâm (2016) Qua bảng 4.5 ta thấy chất thải sinh hoạt rắn huyện Gia Lâm chủ yếu phát sinh từ các khu dân cư, hộ gia đình và các khu thương mại dịch vụ, chiếm 94,28% tổng khối lượng CTRSH phát sinh.

a. Quản lý phân loại

Hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là vô cùng cần thiết, nhằm hạn chế rác thải và tạo tiền đề hữu ích cho công tác xử lý rác thải. Tuy nhiên nhà nước cũng như huyện Gia Lâm chưa có quy định cụ thể bằng văn bản nào về cách thức, mức xử phạt đối với công tác phân loại CTRSH tại các hộ gia đình. Công tác

phân loại CTRSH chỉ được huyện khuyến khích người dân thực hiện bằng các Chương trình, Dự án và các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân.

Nắm được tầm quan trọng của công tác phân loại CTRSH, năm 2009 Chương trình “Phân loại rác tại nguồn” được triển khai trên địa bàn huyện Gia Lâm, nằm trong khuôn khổ dự án hợp tác cấp địa phương giữa thành phố Hà Nội và vùng Idle France - Cộng hòa Pháp.

Phạm vi triển khai chương trình bao gồm 5 xã, 1 thị trấn: Xã Cổ Bi, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Bát Tràng và thị trấn Trâu Quỳ với quy mô 19.139 hộ gia đình, 6 trường tiểu học, 4 chợ trên địa bàn, khối lượng rác hàng ngày từ 50-60 tấn, trong đó, rác hữu cơ khoảng 12 tấn/ngày, chiếm khoảng 37% tổng khối lượng rác thải của huyện Gia Lâm xử lý tại bãi rác Kiêu Kỵ. Về đầu tư cơ sở vật chất, nhân dân được hỗ trợ từ chương trình mỗi hộ 2 thùng đựng rác với 2 màu sắc tượng trưng với tổng số trên 19.000 hộ đã được hỗ trợ. Bên cạnh đó, đặt 202 thùng chứa rác loại 240 lít tại các trường học, một số điểm công cộng.

Trong 2 năm đầu thực hiện chương trình “Phân loại rác tại nguồn”, Đoàn thanh niên công ty MTĐT Gia Lâm kết hợp với đoàn thanh niên các xã đã lập các đội tuyên truyền cổ động lưu động, sử dụng tranh, ảnh, bài hát nhằm giải thích mục đích và ý nghĩa của trương trình; tập huấn và phát tờ rơi hướng dẫn phân loại cho các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn. Bên cạnh đó, các giáo viên của các trường tiểu học và THCS của 6 xã được tập huấn về tài liệu tuyên truyền tới học sinh. Các văn bản quy định của nhà nước đối với công tác quản lý rác thải được phổ biến tới tất cả thành viên và UBND các xã, thị trấn.

Với nhiều biện pháp được kết hợp sử dụng, chương trình “Phân loại rác tại nguồn” được người dân ủng hộ và thực hiện có hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên từ sau năm 2012, công tác tuyên truyền giảm, việc giám sát thực hiện thiếu chặt chẽ, ý thức người dân về phân loại rác giảm dần và đến nay năm 2016, công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình hầu như là không còn. Giải pháp này rất thiết thực nhưng do vấn đề tiến hành thực hiện cũng như quá trình giám sát thiếu chặt chẽ, tuyên truyền ý thức người dân chưa thực sự hiệu quả dẫn đến thất bại. Đây là bài học kinh nghiệm để các công tác phân loại tại nguồn sau này có thể thành công hơn và có những phương án khả thi, đồng bộ và triệt để hơn.

Việc phân tích chính xác và khoa học thành phần CTRSH sẽ giúp cho việc quản lý lựa chọn các phương thức phân loại, thu gom, vận chuyển và công nghệ xử lý một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

Thành phần CTRSH chính của người dân trong khu vực nghiên cứu được là chất hữu cơ dễ phân hủy (chiếm khoảng một nửa khối lượng CTRSH). Nếu phân loại và sử dụng chất hữu cơ thì đây là nguyên liệu lâu dài để sản xuát phân bón phục vụ cho nông nghiệp, vừa tiết kiệm lại không gây ô nhiễm môi trường và cung cấp được một lượng phân bón cho nông nghiệp. Mặt khác nếu không được xử lý phù hợp thì đây lại trở thành điểm bất cập, một số lượng lớn chất thải hữu cơ khi phân hủy sẽ sinh ra mùi hôi thối và là nơi nuôi dưỡng các vi sinh vật có hại mang mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe người dân các khu vực xung quanh.

Thành phần kim loại (sắt, nhôm, đồng) thủy tinh, giấy, nhựa không cao do những vật liệu này được người dân, người thu gom phế liệu hoặc công nhân vệ sinh thu gom bán cho người thu mua phế liệu tái chế.

Việc phân loại chất thải rắn thành các loại: chất thải rắn sinh hoạt, rác thải nguy hại, rác thải nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm không được thực hiện tốt. Tình trạng chất thải rắn sinh hoạt được người dân mang đi đổ lẫn cùng với các loại rác thải nguy hại và rác thải nông nghiệp diễn ra phổ biến. Theo thống kê, chất thải rắn nguy hại còn bị thải lẫn vào CTRSH đến bãi chôn lấp là 2 – 8 %.

Chất thải rắn nguy hại trong sinh hoạt thường là: pin, ắc-quy, đèn tuýp, nhiệt kế thủy ngân vỡ, bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp sơn, vec-ny, vỏ hộp thuốc nhuộm tóc, lọ sơn móng tay, vỏ bao thuốc trừ sâu, chất thải y tế lây nhiễm của các cơ sở khám chữa bệnh nhỏ lẻ, các bơm kim tiêm của các đối tượng nghiện chích ma túy,… Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2015, mức tiêu thu pin R6 Zn-C trung bình ở khu vực ngoại thành là 3-5 cái/người/năm. Ắc-quy chạy xe gắn máy chủ yếu là loại ắc-quy chì-axit, tuổi thọ trung bình là 5 năm/cái với trọng lượng 2,5 kg/ắc-quy. Do đó, hàng năm ước tính trung bình khối lượng ắc-quy được thải ra trên địa bàn huyện Gia Lâm khá lớn khoảng 135 tấn/năm.

Lượng chất thải điện tử và điện dân dụng thải ra như tivi, tủ lạnh, quạt điện, máy tính,… ngày càng tăng. Các chất thải điện tử này sẽ được những người thu mua tiến hành một trong các hoạt động sau: các thiết bị còn sửa chữa được sẽ được các cửa hàng sửa chữa và thời gian hoạt động của các thiết bị này sẽ được kéo dài; các chi tiết hỏng sẽ được thải cùng với chất thải sinh hoạt; Các đồ dùng đã hỏng sẽ tháo rời thành các bộ phận bán cho cơ sở sửa chữa để tận dụng thiết bị như tụ, bản mạch,... Các chất thải điện tử được tháo rời và tái chế thu hồi kim loại (Cu, Pb, Al, Au, Ag,...), nhựa, dây đồng,... phần không bán được sẽ thải cùng với rác sinh hoạt.

Bảng 4.5. Thành phần CTRSH tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2000 – 2016 và dự báo 2020 ĐVT: % STT Thành phần 2000 2005 2010 2016 2020 1. Chất hữu cơ 50,27 60,8 48 47 45 2. Giấy 2,72 2,7 6,8 6,3 8,2

3. Chất dẻo, cao su, da 0,71 8,9 6,4 6,1 7,8

4. Gỗ mục, giẻ rách 7,43 1,8 5,5 5,7 5 5. Gạch vôi, sỏi đá 6,27 0,85 4,8 5,2 5,8 6. Thủy tinh 0,31 0,3 2,5 2,7 3,0 7. Xương, vỏ trai ốc 1,06 0 1,0 1,4 1,5 8. Kim loại, vỏ đồ hộp 1,02 1,4 3,0 3,4 3,7 9. Tạp chất 30,21 20,9 22,0 22,2 20,0

Nguồn: Báo cáo công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt Hà Nội (2016) Tình hình phân loại CTRSH tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2005 – 2016 được thể hiện cụ thể qua bảng 4.6 sau:

Bảng 4.6. Kết quả phân loại CTRSH tại huyện Gia Lâm qua các năm

STT Tiêu chí ĐVT 2005 2010 2015 2016

1. Khối lượng CTRSH Tấn 55.021 63.430 78.544 83.340 2. Khối lượng CTRSH được phân loại

Trong đó:

- Do hộ gia đình phân loại - Do cơ quan, đơn vị phân loại

Tấn Tấn Tấn 2.916 0 2.916 21.566 14.194 7.372 6.284 0 6.284 6.100 0 6.100 3. Tỷ lệ CTRSH được phân loại % 5,03 34,00 8,00 7,32 Nguồn: Phòng TNMT huyện Gia Lâm (2016) Theo số liệu bảng 4.6 trên ta thấy tỷ lệ CTRSH trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2005 – 2016 có sự biến động khá lớn. Nguyên nhân là do từ trước năm

mạnh là kết quả của chương trình “Phân loại rác tại nguồn” mà huyện Gia Lâm phát động vào năm 2009 được người dân ủng hộ và thực hiện có hiệu quả rất tốt như đã phân tích ở trên. Đến năm 2015 tỷ lệ CTRSH được phân loại chỉ đạt 8% và đến năm 2016 giảm còn 7,32% là do chương trình “Phân loại rác tại nguồn” không còn được tuyên truyền, việc giám sát thực hiện thiếu chặt chẽ từ sau năm 2012, thêm vào đó, ý thức người dân về phân loại rác giảm dần. Tỷ lệ 10,32% rác thải được phân loại năm 2016 là rác thải được thu gom tại các cơ quan, trường học, một số ít cơ sở kinh doanh, đến nay công tác phân loại CTRSH tại các hộ gia đình là không còn.

Sự thất bại trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt, cụ thể thất bại của Chương trình “Phân loại tại nguồn” năm 2009 là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do sự thất bại trong việc quản lý công tác thu gom của các nhân viên VSMT. Trong khi mỗi hộ gia đình được phát 2 thùng nhựa để phân loại CTRSH và người dân đã thực hiện phân loại nhưng khi thu gom mỗi nhân viên VSMT chỉ sử dụng một xe đẩy CTRSH nên đổ chung, lẫn lộn các loại rác với nhau. Bên cạnh đó, do ý thức người dân trên địa bàn huyện chưa cao, tính tự giác thấp thêm vào đó các hoạt động tuyên truyền, giám sát ngày càng ít nên dẫn đến tình trạng người dân không thực hiện phân loại CTRSH.

Tất cả hộ gia đình được hỏi đều không phân loại CTRSH trước khi đem đi đổ, các loại CTRSH thường được đổ chung lẫn lộn. Theo kết quả điều tra tại các hộ gia đình, tất cả các hộ không được cung cấp dụng cụ để phân loại CTRSH. Chỉ có 6 hộ trên tổng số 150 tương đương với 2,67% hộ được hỏi tiến hành phân loại CTRSH, trong đó ở khu vực xã chỉ có 1 hộ và khu vực thị trấn có 5 hộ. Tuy nhiên, các hộ có phân loại CTRSH nhưng không duy trì đều đặn, thêm vào đó việc phân loại chưa chính xác và chưa triệt để, chỉ dừng lại ở việc bỏ thức ăn thừa để cho các gia đình chăn nuôi gia súc riêng với các loại rác khác.

Theo quan sát thực tế, trên địa bàn huyện Gia Lâm các loại túi nilon được sử dụng tràn lan trong các hoạt động kinh tế xã hội, chủ yếu là loại túi siêu mỏng, khi thải bỏ rất khó thu gom toàn bộ. Chất thải là các loại túi nilon chiếm khối lượng khá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 65 - 88)