Những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 102 - 103)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.7.Những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện

4.1.7.Những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt

hoạt tại huyện Gia Lâm

Công tác QLNN về CTRSH tại huyện Gia Lâm còn tồn tại một số vấn đề sau: Thứ nhất, việc tổ chức triển khai quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã phê duyệt tại các địa phương còn chậm. Đầu tư cho công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Thứ hai, nhiều xã trên địa bàn huyện chưa có các điểm tập kết xe rác hợp vệ sinh, các xe đẩy tay sau thu gom rác được tập kết ở ven đường, một số địa phương có địa điểm tập kết rác nhưng được bố trí không hợp lý gây ảnh hưởng đến giao thông gây mất mỹ quan và mất vệ sinh môi trường.

Thứ ba, ý thức của người dân tại huyện Gia Lâm trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường chưa cao. Tại đường phố, ngõ xóm vẫn tồn tại các chân điểm rác

do người dân đổ ra không đúng giờ thu gom gây mất vệ sinh cục bộ tại các khu vực xung quanh chân điểm rác. Tình trạng đổ bậy, đổ trộm còn diễn ra ở nhiều nơi, các bãi rác tự phát gây ảnh hưởng xấu tới cơ sở hạ tầng, bụi bẩn, mất mỹ quan.

Thứ tư, các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ, các nhà hàng, quán ăn không có dụng cụ chứa rác như thùng rác túi đựng rác. Tại các chợ trên địa bàn huyện rác thải được xả ra bừa bãi, không phân loại, không đúng nơi quy định gây bốc thùi hôi thối và vi sinh vật có hại, ruồi nhặng là nguy cơ đem lại những mầm bệnh đối với người dân sinh sống xung quanh.

Thứ năm, công tác kiểm tra, xử lý những vi phạm về vệ sinh môi trường, xử lý về việc không hoặc thu phí vệ sinh môi trường của người dân, cơ quan, các hộ kinh doanh vi phạm làm ảnh hưởng xấu đến môi trường trên địa bàn huyện chưa được quan tâm và xử lý thường xuyên, kịp thời.

Thứ sáu, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, phân loại rác thải, xả rác, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định chưa đồng bộ, thiếu tính thường xuyên, kém hiệu quả.

Thứ bảy, nguồn nhân lực có chuyên môn về quản vệ sinh môi trường nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng hiện còn mỏng dẫn đến nhiều bất cập trong vấn đề thực thi các văn bản pháp lý tại các địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 102 - 103)