Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm

3.2.4. Phương pháp phân tích

Để phân tích thông tin, ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích thống kê. Phương pháp này được sử dụng để phân tích các thông tin cụ thể sau:

3.2.4.1. Phương pháp thống kê

a. Phương pháp thống kê mô tả - chỉ tiêu tổng hợp

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các thông tin sau:

- Số liệu tuyệt đối: Tổng dân số, số hộ gia đình, khối lượng rác thải thu gom, khối lượng CTRSH thải được xử lý, khối lượng CTRSH được tái chế…

- Số liệu tương đối: Tốc độ gia tăng dân số, tốc độ gia tăng CTRSH, tỷ lệ CTRSH được thu gom, xử lý theo các phương pháp, tỷ lệ CTRSH được tái chế…

- Số liệu bình quân: Mật độ dân số tại địa phương, Số lượng rác thải tính theo đầu người, theo hộ gia đình…

b. Thống kê phân tích – Phương pháp dãy số thời gian

Vì các thông tin, số liệu thu thập được qua các năm, việc sử dụng phương pháp dãy số thời gian sẽ giúp đưa ra những quy luật, xu hướng biến đổi của các đối tượng (thông tin). Phương pháp này cũng chính là cơ sở để dự đoán mức độ biến đổi của các đối tượng trong tương lai.

Sử dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích thực trạng CTRSH, các vấn đề liên quan đến quản lý CTRSH huyện Gia Lâm, thong qua việc tính toán, phân tích các thông tin như: Tổng khối lượng CTRSH, tốc độ tăng CTRSH, tỷ lệ CTRSH được thu gom, xử lý,… qua các năm và bình quân trong toàn bộ giai đoạn từ 2014 đến 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 55)