Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa, mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 51 - 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa, mô

3.1.3.1. Thuận lợi, và cơ hội phát triển

Huyện Gia Lâm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, việc xây dựng và phát triển nhanh, toàn diện có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với toàn thành phố Hà Nội mà còn đối với toàn vùng. Trong những năm tiếp theo huyện sẽ có sự phát triển mạnh mẽ, sự phát triển đó dựa vào những thuận lợi sau:

Thứ nhất: Gia Lâm có vị trí đại lý thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và

giao lưu thương mại và hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về địa lý kinh tế.

Thứ hai: Tiềm năng về thị trường hàng hoá và dịch vụ của huyện Gia Lâm rất

lớn. Là địa bàn cận kề nội thành và các khu công nghiệp, nông thôn Gia Lâm có lợi thế về tiêu thụ nông sản, đặc biệt là các nông sản thực phẩm sạch, hoa và cây cảnh.

Thứ ba: Huyện Gia lâm có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng

nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề quỳ vàng Kiêu Kỵ, may da Kiêu Kỵ, làng nghề bào chế thuốc nam, thuốc bắc Ninh Hiệp,…Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Thứ tư: Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, đến nay huyện Gia Lâm đã xây dựng

được hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối tốt so với nhiều huyện khác ở ngoại thành Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm với tốc độ cao và ổn định.

Thứ năm: Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động khá so với nhiều địa

phương khác là lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Thứ sáu: Trên địa bàn huyện có các cơ sở nghiên cứu, đào tạo lớn về khoa học

kỹ thuật nông nghiệp như: Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu rau quả nên có lợi thế rất lớn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào phát triển nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao như: Trồng hoa cao cấp, trồng hoa trên giá thể, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giống lúa, giống rau,…

3.1.3.2. Hạn chế - thách thức

Bên cạnh những thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, huyện Gia Lâm cũng có những khó khăn nhất định trong tiến trình phát triển sau:

Thứ nhất: Với quy mô dân số lớn, mức độ gia tăng dân số và mật độ dân số cao, trong khi diện tích đất nông nghiệp có hạn sẽ gây nhiều áp lực trong việc bố trí đất ở cho người dân trên địa bàn huyện trong tương lai. Bên cạnh đó, áp lực về việc làm và các vấn đề xã hội cũng là những thách thức không nhỏ đối với huyện. Phần lớn dân số tập trung ở nông thôn, trong đó, đa phần chưa được đào tạo về chuyên môn nên cũng sẽ gây nhiều khó khăn trong việc bố trí việc làm, ổn định xã hội.

Thứ hai: Đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đang có xu hướng giảm nhanh

do tác động của quá trình đô thị hoá kết hợp với gia tăng dân số cơ học cao đã và đang gây lên áp lực việc làm và thu nhập cho một bộ phận lao động nông thôn.

Thứ ba: Lao động trong ngành nông nghiệp chủ yếu là lao động nữ và lao

động cao tuổi. Đặc điểm của các đối tượng lao động này là có trình độ chuyên môn, kỹ thuật hạn chế nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Thứ tư: Trên địa bàn huyện có nhiều làng nghề truyền thống và hầu hết các

khu làng nghề đều chưa được xây dựng khu xử lý chất thải một cách hệ thống, chủ yếu chất thải được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng lớn cho môi trường và sức khỏe của người dân địa phương.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 51 - 52)