Tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 63 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.3.Tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại huyện

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện

4.1.3.Tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại huyện

Gia Lâm

4.1.3.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt huyện Gia Lâm

Hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt huyện Gia Lâm cơ bản tuân theo hệ thống QLNN về CTRSH và được thể hiện trong Sơ đồ 4.1 sau:

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống QLNN về CTRSH huyện Gia Lâm

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia lâm (2016) Đơn vị quản lý rác thải nói chung và CTRSH nói riêng tại huyện Gia Lâm là do công ty MTĐT Gia Lâm quản lý và thực hiện. Rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý tại bãi rác Kiêu Kỵ. Trước ngày 01/01/2016 công tác quản lý và các hồ sơ Công ty MTĐT Gia Lâm

Nguồn phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt

Phòng TNMT Sở TNMT Hà Nội

UBND xã, thị trấn

Tổ thu gom thôn, xóm Đội thu gom Đội vận

chuyển Đơn vị sản xuất

Tổ quản lý MT

pháp lý liên quan đến hiện trạng sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, khối lượng rác thải đã được tiếp nhận và xử lý tại Khu xử lý rác thải Kiêu Kỵ do UBND huyện Gia Lâm phụ trách. Từ ngày 01/01/2016, Sở TN&MT Hà Nội tiếp nhận, tổ chức thực hiện quản lý, vận hành.

4.1.3.2. Đặc điểm và chức năng

a. Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội

Đối với việc quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội có nhiệm vụ lên kế hoạch triển khai quy hoạch về địa điểm, kinh phí các cơ sở xử lý rác thải; đưa ra các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tới các xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện. Tổ chức quản lý thực hiện, giám sát các hoạt động thu gom, xử lý CTRSH.

b. Phòng Tài nguyên Môi trường Gia Lâm

Phòng Tài nguyên Môi trường có nhiệm vụ giám sát và kiểm tra hoạt động của công ty MTĐT, các xã, thị trấn trong công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện.

c. Công ty Môi trường đô thị Gia Lâm

Công ty Môi trường đô thị Gia Lâm được thành lập ngày 04/08/1994, là chi nhánh thuộc Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội. Tính đến thời điểm ngày 30/6/2015, tổng tài sản của Chi nhánh công ty MTĐT Gia Lâm đạt hơn 84 tỷ đồng, doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng và tăng trưởng đều qua các năm.

Tháng 01 năm 2016, công ty Môi trường đô thị Gia Lâm tiến hành cổ phần hóa, vốn điều lệ của công ty sau khi cổ phần hóa đạt 76 tỷ đồng, trong đó Nhà nước vẫn giữ vai trò quản lý chính với 64% cổ phần.

Nhiệm vụ chính của công ty MTĐT Gia Lâm là:

- Quản lý và duy trì vệ sinh môi trường và cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm;

- Đầu tư thi công, quản lý các công trình, cơ sở xử lý rác (Bãi rác Kiêu Kỵ);

- Tổ chức thu gom, vận chuyển CTRSH đến nơi xử lý rác thải.

d. UBND các xã, thị trấn

UBND các xã, thị trấn có nhiệm vụ thực hiện triển khai các hoạt động được hướng dẫn bởi Phòng Tài nguyên Môi trường huyện; trực tiếp hướng dẫn người dân

chức hoạt động thu gom, thu phí VSMT; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn để người dân nâng cao ý thức về phân loại CTRSH, đổ rác đúng theo quy định.

e. Các tổ quản lý môi trường, tổ đội thu gom, vận chuyển

Các tổ đội thu gom và vận chuyển làm việc dưới sự quản lý của công ty MTĐT Gia Lâm. Các tổ thu gom tại thôn, xóm chịu sự giám sát của UBND các xã, thị trấn.

Các tổ đội thu gom có nhiệm vụ trực tiếp thu gom CTRSH từ các nguồn phát thải đến các chân điểm tập kết rác và tổ vận chuyển có nhiệm vụ vận chuyển rác đến khu xử lý rác.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 63 - 65)