Kiểm tra đánh giá đối với quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 100 - 102)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.6.Kiểm tra đánh giá đối với quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tạ

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện

4.1.6.Kiểm tra đánh giá đối với quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tạ

tại huyện Gia Lâm

Phòng Tài Nguyên Môi trường huyện Gia Lâm là cơ quan trực tiếp tham gia vào công tác kiểm tra các hoạt động quản lý Nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, công tác kiểm tra này trên toàn huyện nhìn chung còn yếu kém. Theo phản ánh của người dân, các cán bộ có thẩm quyền không thường xuyên tiến hành kiểm tra công tác vệ sinh môi trường tại địa phương. Theo điều tra, khi kiểm tra xử phạt phải thành lập tổ thanh gia liên ngành tốn kém chi phí và nhân lực nên huyện không thực hiện kiểm tra thường xuyên. Bên cạnh đó, tinh thần tham gia giám sát của các hộ gia đình chưa thực sự cao, hầu hết người dân đều không tham gia vào giám sát các hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Huyện đã có những quy định về xử phạt các hành vi phạm VSMT như: xả rác bừa bãi, không đúng nơi quy định, thu phí phạt đối với lượng chất thải rắn sinh hoạt vượt quá quy định tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện. Hình thức xử phạt đối với các hành vi này đó là xử phạt hành chính. Các mức xử phạt theo quy định của Nhà nước, cụ thể được quy định trong Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của

Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường năm 2016. Ngoài xử phạt hành chính, có một số hình thức xử phạt bổ sung và yêu cầu có các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm. Tuy nhiên những quy định này còn chưa cụ thể và chưa được phổ biến rộng rãi tới tất cả người dân sinh sống trên địa bàn huyện, dẫn đến tình trạng vi phạm xảy ra phổ biến. Theo báo cáo Kết quả hực hiện công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2016, huyện đã tổ chức kiểm tra và phối hợp kiểm tra việc chấp hành VSMT đối với 67 tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh, xử phạt hành chính đối với 25 đơn vị với tổng số tiền là 67.000.000 đồng. Trên thực tế, nhiều hộ gia đình tại huyện có các hành vi vi phạm các quy định về thu gom, đổ, vứt rác ra môi trường nhưng huyện chưa tiến hành xử phạt được trường hợp nào.

Tình trạng về mức độ nhận biết của người dân tại huyện Gia Lâm về các quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm phân loại, thu gom, xử lý CTRSH được thể hiện trong bảng 4.23 dưới đây:

Bảng 4.23. Mức độ nhận biết của người dân về các quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến CTRSH

STT Địa phương Không biết Có biết

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Thị trấn Trâu Quỳ 21 14,00 29 19,33

2. Xã Đa Tốn 26 17,33 24 15,00

3. Xã Ninh Hiệp 33 22,00 17 11,33

Tổng 80 53,33 70 46,67

Nguồn: Kết quả điều tra tại huyện Gia Lâm (2016) Qua bảng 4.23, ta thấy hơn một nửa số người dân được hỏi không biết đến các quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt. Cụ thể, có tới 80 người tương ứng với 53,33% người được hỏi không biết rằng các hành vi vi phạm về chất thải rắn sinh hoạt sẽ bị xử phạt. Chỉ có 46,67% người được hỏi biết rằng có quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm về chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên trong số 46,67% người biết đến các quy định này thì không có người nào biết chính xác các mức tiền xử phạt theo quy định.

Các kênh mà người dân biết đến quy định xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến CTRSH được trình bày trong bảng 4.24 sau:

Bảng 4.24. Kết quả điều tra các kênh thông tin về mức xử phạt vi phạm liên quan đến CTRSH huyện Gia Lâm

STT Tiêu chí Thị trấn Trâu Quỳ Xã Đa Tốn Xã Ninh Hiệp Số lượng CC (%)

1. Ti vi, báo đài 6 1 0 7 10,00

2. Internet 8 3 0 11 15,71

3. Loa phát thanh địa

phương 21 24 0 45 64,28

4. Các cuộc họp tổ

dân phố, thôn 25 15 17 57 81,42

Tổng 29 24 17 70 46,67

Nguồn: Kết quả điều tra tại huyện Gia Lâm (2016) Người dân biết về các quy định xử phạt các hành vi vi phạm liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu qua hai kênh thông tin đó là các cuộc họp tổ dân phố, thôn và qua loa phát thanh địa phương. Bên cạnh đó, một số người được hỏi cho biết rằng họ biết đến các quy định này thông qua Ti vi, báo đài và Internet.

Trong quá trình hoạt động, hàng tháng các tổ thu gom, đội vận chuyển họp từ 2-3 lần/tháng. Tình hình công việc phát sinh trong quá trình thu gom vận chuyển có vấn đề phát sinh, vướng mắc được đưa ra giải quyết và báo cáo với cán bộ đội quản lý thu gom, vận chuyển của công ty MTĐT Gia Lâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 100 - 102)