Hệ thống tái chế CTRSH huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 93 - 96)

Nguồn: Kết quả điều tra tại huyện Gia Lâm (2016) Trên địa bàn huyện đặc biệt tại 2 xã Đa Tốn và Kiêu Kỵ gần bãi rác Kiêu Kỵ có hệ thống và các điểm thu hồi, tái chế rác thải hoạt động khá phát triển. Bên cạnh những trung gian mua phế liệu như các cửa hàng còn có những người thu mua phế liệu, ve chai nhỏ lẻ tại các gia đình. Các loại phế liệu được thu mua bao gồm: kim loại, chất dẻo, giấy vụ, thùng cát tông, nhựa. Những phế liệu này được đem bán lại cho các trung gian thu mua hoặc bán trực tiếp cho các địa điểm tái chế rác.

Người thu mua phế liệu

Nhân viên VSMT Trung gian thu

mua phế liệu

Cơ sở tái chế CTR Nhà máy tái chế CTR

Hoạt động tai chế CTRSH có một số vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt hiện nay như:

- Tạo ra việc làm và thu nhập cho một số bộ phận lao động tại huyện.

- Giảm thiểu lượng rác thải mà công ty MTĐT phải thu gom, vận chuyển và xử lý.

- Hoạt động được thực hiện bởi các khu vực không chính thức, tự tổ chức hoạt động, chi trả và không cần tới bất kỳ khoản công quỹ nào.

Tất cả các cán bộ cơ quan nhà nước tại huyện Gia Lâm đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tái chế CTRSH tuy nhiên huyện chưa có các biện pháp khuyến khích hoạt động tái chế phát triển. Theo kết quả khảo sát các cán bộ xã, thị trấn và một số cơ sở tái chế CTR trên địa bàn, huyện đã có một số chính sách về việc giảm trừ và miễn thuế cho các hoạt động tái chế CTR nhưng cán bộ địa phương chưa được hướng dẫn cụ thể để phổ biến cho người dân. Thêm vào đó, huyện và các địa phương hầu như không đầu tư vào công tác nâng cao nhận thức về môi trường và nhấn mạnh tầm quan trọng của tái chế rác thải.

Tình trạng xử lý CTRSH tại bãi xử lý rác Kiêu Kỵ

Bãi chôn lấp rác Kiêu Kỵ gồm 3 ô chôn lấp rác với diện tích 3,2 ha hiện đang vận hành để xử lý CTRSH hàng ngày, tại đây, tiếp nhận và xử lý từ 300 – 400 m3 CTRSH, xử lý từ 50 – 100 m3 nước rỉ thải/ngày đêm. Đáy bãi được chống thấm bằng một lớp đất sét dày 60 cm, bên trên ống thu gom nước rỉ thải là lớp sỏi đá dày 30 cm, trên cùng là lớp vỉ tre và lớp cát dày 20 cm. Các ống thu nước rỉ thải là ống chất liệu PVC có đường kính 200 cm và được đục lỗ trên thân ống. Độ dốc của bãi chôn lấp là 2%.

Sau khi CTRSH được các xe ép rác đổ lên bãi chôn lấp, xe ủi sẽ san gạt đầm nèn chặt theo các lớp có độ cao từ 2 – 3 m rồi rắc vôi bột với hàm lượng 0,26 kg/tấn rác và Tokazeo với hàm lượng 0,3 kg/tấn rác để khử mùi. Trên cùng phủ lớp đất đỏ dày từ 10 – 20 cm. Quy trình này được lặp lại hàng ngày theo phương pháp lấp cho đến khi bãi chôn lấp rác đạt độ cao 14 m sẽ ngừng tiếp nhận rác và phủ một lớp đất đỏ cuối cùng dày 30 cm.

Thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt đầu vào tại Bãi xử lý rác Kiêu Kỵ là chất thải hữu cơ, chiếm tỷ lệ 53.81% trên tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt. Các loại chất thải hữu cơ này bao gồm: rác thực phẩm (rau, củ, quả), cỏ, cành cây,

sinh hoạt đầu vào chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Gia Lâm, trong đó chủ yếu là các loại bao bì nhựa, túi nilon.

Bảng 4.22 dưới đây đưa ra những thông tin chi tiết về công tác xử lý CTRSH tại bãi rác Kiêu Kỵ:

Bảng 4.22. Các phương pháp xử lý CTRSH tại bãi xử lý rác Kiêu Kỵ giai đoạn 2010 - 2016 STT Phương pháp xử lý 2005 2010 2016 KL (tấn) CC (%) KL (tấn) CC (%) KL (tấn) CC (%) 1. Chôn lấp 28.407,6 78 31.663,39 73 1.325,13 7,33 2. Đốt 1.602,48 4,4 1.778,35 4,1 0 0 3. Chế biến phân (mùn) hữu cơ compost 2.731,5 7,5 3.860,33 8,9 16.757,60 92,67 4. Khác (Tái chế, tái sử dụng) 3.678,42 10,1 6.072,43 14 0 0 Tổng 36.420 100 43.374,5 100 18.082,73 100 Nguồn: Phòng Kế hoạch công ty MTĐT Gia Lâm (2010 - 2016) Từ trước năm 2012, tất cả CTRSH tại huyện Gia Lâm được vận chuyển và xử lý tại bãi rác Kiêu Kỵ. Phương pháp xử lý CTRSH tại bãi rác Kiêu Kỵ được sử dụng nhiều nhất trong giai đọan này là phương pháp chôn lấp rác luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn 70% lượng chất thải sinh hoạt được xử lý tại đây. Đến năm 2011, bãi Kiêu Kỵ hết diện tích để chôn lấp rác nên lượng rác thải được xử lý tại đây ngày càng ít. Mỗi năm tại đây chỉ tiếp nhận khoảng 1/4 lượng CTRSH của huyện Gia Lâm để xử lý. Trong giai đoạn này, với phương pháp đốt rác, tại bãi rác Kiêu Kỵ rác thải được đốt lộ thiên không theo quy hoạch, không có lò đốt hợp vệ sinh.

Đến năm 2016, khối lượng rác thải sinh hoạt được xử lý tại bãi Kiêu Kỵ giảm xuống chỉ còn 18.082,73 tấn/năm. Trong đó khối lượng rác được xử lý bằng phương pháp chôn lấp giảm chỉ chiếm 7,33% và ủ phân (mùn) hữu cơ chiếm 92,67%.

Cụ thể các bước trong quy trình vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được mô tả trong sơ đồ 4.5 dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 93 - 96)