Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 103 - 108)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt

CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN GIA LÂM

4.2.1. Chính sách của Nhà nước

Các chính sách của nhà nước định hướng cho tất cả các nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt huyện Gia Lâm. Tuy nhiên các chính sách này của nhà nước hiện nay còn khá chung chung và chưa thực sự phù hợp với địa phương.

Các chính sách của nhà nước chưa thu hút, huy động được các thành phần kinh tế tham gia vào quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Bên cạnh đó nhà nước cũng chưa có các chính sách, các quy định và chương trình hỗ trợ để giáo dục kiến thức và nhận thức cho người dân dẫn đến chất xã hội hoá hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thực sự chủ động tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải.

Hàng năm ngân sách huyện (do thành phố Hà Nội cấp) chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường khá lớn, trung bình chiếm khoảng 4% ngân sách chi thường xuyên. Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vào

kinh phí cấp từ ngân sách Nhà nước. Hàng năm, ngân sách Nhà nước phải cấp bù vào chi phí vệ sinh môi trường nói chung và chi phí quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt nói riêng. Chi tiết về kinh phí quản lý CTRSH huyện Gia Lâm được thể hiệ trong bảng 4.25 như sau:

Bảng 4.25. Kinh phí sự hỗ trợ của nhà nước cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Gia Lâm

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016

SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%)

1 Kinh phí ngân sách hỗ trợ 35.550,0 96,3 40.200,0 96,5 2 Tổng thu phí tại hộ gia đình các

xã, thị trấn 765,6 2,1 823,8 2,0

3 Phí thu tại các cơ quan, đơn vị 583,4 1,6 641,2 1,5

Tổng thu 36.899,0 100,0 41.665,1 100,0

Chi phí thực tế cho quản lý

CTRSH 36.899,0 - 41.665,1 -

Nguồn: Phòng Kế hoạch công ty MTĐT Gia Lâm (2015, 2016)

4.2.2. Nhận thức, ý thức của người dân, cộng đồng

Nhận thức, ý thức của hộ gia đình, các nhân viên vệ sinh môi trường, các cơ quan đoàn thể tại các thị trấn, xã ảnh hướng rất lớn tới hoạt động quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Gia Lâm.

Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải chịu ảnh hưởng gián tiếp từ những quan điểm chỉ đạo, định hướng hoạt động của các cấp chính quyền thị trấn, xã. Các đoàn thể xã hội và nhóm tự quản tại khu dân cư có trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc người dân thực hiện đúng cách thức phân loại và thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đoàn thể xã hội có vai trò động viên người dân địa phương thực hiện các quy định về phân loại và thu gom rác. Trong các đoàn thể xã hội tại cộng đồng tại huyện Gia Lâm: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Mặt trận Tổ quốc là những đoàn thể tham gia tích cực, trong khi đó Đoàn Thanh niên chưa thể hiện được vai trò đoàn thể thúc đẩy và huy động người dân tham gia quản lý rác thải sinh hoạt

Những người nhận thức được tầm quan trọng của mình trong hoạt động quản lý rác thải sẽ có xu hướng tham gia và vận động những người khác trong cộng đồng cùng tham gia tích cực hơn trong các hoạt động này. Tuy nhiên, không phải những người dân nhận thức đúng sẽ có hành vi đúng. Qua quá trình nghiên cứu, tại huyện Gia Lâm tồn tại mâu thuẫn giữa nhận thức và hành vi của người dân trong công tác đóng phí vệ sinh hiện nay. Mặc dù người dân nhận thấy những khó khăn của công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương do thiếu nguồn tài chính, cần thêm những đóng góp về tài chính nhưng họ lại không sẵn sàng đóng thêm mức phí và cho rằng trách nhiệm tài chính chủ yếu thuộc về nhà nước.

Nhu cầu được hưởng không khí sạch, có nước uống, thức ăn và chỗ ở đảm bảo cuộc sống của cá nhân và gia đình, đồng thời yếu tố tâm lý chỉ cần “sạch nhà mình” đã chi phối đến hành vi đổ rác của mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình. Người dân đổ rác không đúng giờ quy định, vứt rác vừa bãi còn tồn tại nhiều.

Theo kết quả nghiên cứu, người dân tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm có tham gia vào thực hiện công tác kiểm tra ngay trong cộng đồng. Trong quá trình trực tiếp phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu dân cư, người dân huyện Gia Lâm đã chỉ ra tình trạng công nhân vệ sinh môi trường không thu gom rác được phân loại đúng cách mà đổ chung lẫn lộn các loại rác, từ đó người dân không thực hiện phân loại, khiến chương trình phân loại rác sinh hoạt thiếu tính bền vững sau khi kết thúc.

Mặc dù tại huyện Gia Lâm người dân thực hiện kiểm tra, giám sát phân loại và thu gom rác tại khu dân cư, nhưng cách thức kiểm tra, đánh giá của người dân còn chưa được thực hiện chính thức và công khai, mà phần nhiều mang tính tự phát. Bên cạnh đó, người dân cũng chưa được hỗ trợ từ phía chính quyền và các ban ngành đoàn thể để thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của mình nên hiệu quả việc giám sát này không cao.

Điều kiện phát triển kinh tế địa phương, điều kiện kinh tế của hộ gia đình và nhận thức của chủ hộ sinh sống trên địa bàn huyện là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Bảng 4.26. Đặc điểm chủ hộ gia đình được điều tra tại huyện Gia Lâm dưới đây sẽ đưa ra các thông tin về trình độ văn hóa, ngành nghề và điều kiện kinh tế của đây sẽ đưa ra các thông tin về trình độ văn hóa, ngành nghề và điều kiện kinh tế của 150 hộ gia đình được điều tra tại huyện Gia Lâm:

Bảng 4.26. Đặc điểm chủ hộ gia đình được điều tra tại huyện Gia Lâm

STT Chỉ tiêu Trâu Quỳ Đa Tốn Ninh Hiệp

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1 Trình độ văn hóa 1.1 Không đi học 0 0 3 6 5 10 1.2 Cấp 1 2 4 6 12 7 14 1.3 Cấp 2 5 10 23 46 27 54 1.4 Cấp 3 20 40 13 26 8 16 1.5 Trung cấp, cao đẳng,

đại học, sau đại học 23 46 5 10 3 6

2 Điều kiện kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1 Khá 31 62 11 22 14 28

2.2 Trung bình 18 36 34 68 30 6

2.3 Nghèo 1 20 5 10 6 12

3 Nghề nghiệp

3.1 Cơ quan nhà nước 8 16 3 6 4 8

3.2 Nông dân 2 4 24 48 17 34

3.3 Kinh doanh 23 46 5 10 14 28

3.4 Đã nghỉ hưu 17 34 18 36 15 30

Nguồn: Kết quả điều tra tại huyện Gia Lâm (2016) Trình độ văn hóa của người dân quyết định lớn đến việc lựa chọn các hình thức xử lý CTRSH của gia đình và nhận thức về các vấn đề bảo vệ môi trường. Tại khu vực thị trấn, tỷ lệ chủ hộ được hỏi có trình độ THPT và trình độ cao đẳng đại học đạt 86% trong khi đó tại Đa Tốn đạt 36% và Ninh Hiệp là 22% do đó tại Trâu Quỳ, tỷ lệ hộ đổ rác thải theo đúng quy định lớn hơn so với 2 xã.

Tại thị trấn Trâu Quỳ tỷ lệ hộ kinh doanh lớn hơn và tỷ lệ hộ có điều kiện kinh tế ở mức khá lớn hơn khu vực nông thôn nên mức thu phí VSMT trung bình mỗi hộ

4.2.3. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng tại huyện Gia Lâm được huyện chú trọng đầu tư trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập.

Nhiều tuyến đường xuống cấp, đường ghồ ghề, nhiều đoạn đường hỏng, xóc dẫn đến tình trạng vương vãi rác trong quá trình thu gom và vận chuyển. Tại các xã đường trong ngõ, xóm nhỏ, quanh co gây khó khăn cho việc thu gom rác của nhân viên vệ sinh.

Số lượng tuyến đường lớn đang thi công và chờ thi công lớn cản trở công tác vận chuyển rác thải, các xe vận chuyển rác phải đi đường vòng làm tăng chi phí và lãng phí thời gian.

4.2.4. Đặc điểm địa hình và phân bố dân cư

Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng có địa hình tương đối bằng phẳng nên huyện Gia Lâm có sự thuận lợi trong việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ, từ đó tạo điều kiện cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH từ các hộ gia đình đến khu xử lý rác thải.

Bên cạnh đó, mật độ dân số khá cao, dân số phân bố không đồng đều, khu vực nông thôn chiếm 80% dân số toàn huyện, khu vực dân cư thành thị tại 2 thị trấn tập trung tại Yên Viên và Trâu Quỳ chiếm 20%. Tại khu vực nông thôn, diện tích rộng, dân cư phân bố rải rác nên việc thu gom CTRSH sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Thêm vào đó, nhiều tuyến đường, ngõ xóm nhỏ hẹp, quanh co cũng gây khó khăn trong việc thu gom CTRSH.

Tại khu vực thành thị, diện tích không lớn, dân số phân bố tập trung hơn so với khu vực nông thôn nên công tác thu gom sẽ tốn ít thời gian hơn và việc vận chuyển cũng sẽ có nhiều điểm thuận lợi hơn. Tuy nhiên, CTRSH ở khu vực thành thị phức tạp hơn khu vực nông thôn vì ở đây có nhiều thành phần kinh tế và các loại hình sản xuất kinh doanh đa dạng hơn nên cũng có nhiều bất cập, cần có sự quản lý chặt chẽ trong công tác phân loại và thu gom CTRSH.

4.2.5. Trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ

Khoa học kỹ thuật công nghệ được áp dụng vào quản lý nhà nước về CTRSH tại huyện là không nhiều. Các kỹ thuật, công nghệ được sử dụng còn lạc hậu.

Thứ nhất, các công nghệ xử lý CTRSH tại bãi rác đã lạc hậu, xuống cấp. Bên cạnh đó, hiện nay ở khu vực thành thị ở Hà Nội đã áp dụng biện pháp cơ giới hóa, sử dụng xe máy có thùng chứa rác trong công tác thu gom tại các hộ gia đình. Tuy

nhiên tại huyện 100% thu gom hộ gia đình sử dụng biện pháp thủ công bằng xe 3 bánh đẩy tay nên thời gian thu gom chậm và khối lượng rác thải thu gom được không nhiều làm công suất thu gom CTRSH tại huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 103 - 108)