Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
phương pháp thu thập thông tin khác nhau. Cách thu thập các thông tin này được trình bày cụ thể dưới đây:
3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin, số liệu đã được công bố là cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và khái quát được tình hình QLNN chung về CTRSH trên địa bàn huyện Gia Lâm. Bên cạnh đó, tìm hiểu thực trạng, yếu tố tác động đến các động đến QLNN về CTRSH tại huyện Gia Lâm, nhằm chỉ ra những khó khăn, hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường công tác này. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các giáo trình, bài giảng, các báo cáo, bài báo, các công trình nghiên cứu đã công bố của các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Các thông tin, số liệu và nguồn thu thập được thể hiện qua bảng 3.4 sau đây: Bảng 3.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin, số liệu Tài liệu Nguồn thu thập
1. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, thông tin về thực trạng QLNN đối với CTRSH trên Thế giới và Việt Nam
- Các giáo trình và bài giảng về: Quản lý nhà nước, Quản lý môi trường,…
- Các bài báo, bài viết từ tạp chí, từ internet liên quan tới đề tài
- Các luận văn liên quan đến đề tài
- Thư viện Học viện Nông Nghiệp Hà Việt Nam - Thư viện, Internet - Thư viện, Internet 2. Thông tin, số liệu về
tình hình chung (điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội) của huyện Gia Lâm và tình hình quản lý CTRSH tại huyện Gia Lâm
- Báo cáo kết quả KT – XH qua các năm, tình hình quản lý môi trường, quản lý chất thải rắn của huyện Gia Lâm
- Các báo cáo về các chương trình, dự án đầu tư có liên quan đến đề tài - Niên giám thống kê
- UBND huyện, Phòng Tài nguyên môi trường, phòng địa chính
- UBND huyện, phòng kế hoạch và đầu tư, ban quản lý dự án, , Phòng Kinh tế - Phòng thống kê
3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài bao gồm các ý thông tin, ý kiến của các đối tượng liên quan về thực trạng hoạt động quản lý CTRSH huyện Gia Lâm. Các thông tin, số liệu sơ cấp này được thu thập chủ yếu nhờ phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp điều tra bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp. Việc trực tiếp điều tra trên địa bàn từng xã, thị trấn điều tra tìm hiểu tình hình
quản lý rác thải, các điểu tập kết rác của các xã, thị trấn; tham quan tìm hiểu về bãi rác Kiêu Kỵ,... để có những nhận xét đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn toàn huyện. Các nội dung và phương pháp thu thập được thể hiện cụ thể trong bảng 3.5 dưới đây:
Bảng 3.5. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp
thu thập Cán bộ cấp huyện 5 người, gồm: cán bộ lãnh đạo huyện và các trưởng ban ngành, Phòng TNMT Những đánh giá về việc tổ chức thực hiện (lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá…) và đề xuất giải pháp cho công tác QLNN về CTRSH - Điều tra phỏng vấn trực tiếp - Tổ chức hội nghị, hội thảo Cán bộ trường học, cơ quan, đơn vị 6 trường học 3 cơ quan
Các thông tin về hình thức thu gom, đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, hoạt động phân loại, chi phí môi trường
Điều tra phỏng vấn trực tiếp tiếp Hộ gia đình 150 hộ, gồm: - 50 hộ thuộc Thị trấn Trâu Quỳ; - 50 hộ thuộc xã Ninh Hiệp; - 50 hộ thuộc xã Đa Tốn.
Các thông tin về khối lượng, phương thức xử lý CTRSH, hoạt động phân loại, thu gom, chi phí môi trường.
Các nhận định về trách nhiệm trong quản lý CTRSH, các đề xuất về QLNN về CTRSH Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi Tổ đội, nhân viên thu gom rác
30 người thuộc thị trấn Trâu Quỳ, xã Đa Tốn, Ninh Hiệp
Triển khai thực hiện công tác thu gom, vận chuyển CTRSH Các chế độ lương, điều kiện làm việc, bảo hộ lao động…
Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi Công ty MTĐT Bãi rác thải Kiêu Kỵ 5 người: Các cán bộ Phòng Hành chính, Kế toán
Thông tin, số liệu về thực trạng quản lý thu gom, vận chuyển, phương thức xử lý CTRSH
Điều tra phỏng vấn trực tiếp
Bên cạnh các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp trên, đề tài cũng sử dụng phương pháp quan sát nhằm đối chiếu, so sánh tính trung thực của các thông tin đã điều tra. Ngoài ra, điều tra phỏng vấn không chính thức nhằm thu thập thêm