Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 34 - 39)

Phần 1 Phần mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với chất thải rắn sinh hoạt

RẮN SINH HOẠT

2.2.1. Kinh nghiệm tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới trên thế giới

2.2.1.1. Singapore

Đây là quốc gia có tỷ lệ đô thị hóa là 100% và được biết đến là quốc gia sạch nhất trên thế giới. Để đạt được thành công này, Singapore đã có những chính sách cũng như phương pháp quản lý chất thải theo hệ thống và đồng bộ. Tại đây, các luật lệ và giáo dục nghiêm ngặt được ban hành để kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (2008), về quản lý CTRSH, Singapore có một hệ thống thu gom toàn diện và hiệu quả. Dịch vụ thu gom CTRSH đáng tin cậy nhờ đã áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý dịch vụ này. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu, các nhà thầu này chủ yếu thuộc khu vực tư nhân. Bộ Môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác sinh hoạt với mức 6 – 20 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ. Mọi CTRSH đều được thu gom và xử lý hàng ngày. Các CTRSH được phân loại, chất thải có thể tái chế được thì được đưa về các nhà máy tái chế còn các loại CTRSH khác được đưa về các nhà máy khác để tiêu hủy. Vì ở quốc đảo này rất khan hiếm đất, nên hầu như các chất thải rắn đều phải thiêu đốt. Đối với các chất thải không thể đốt được và tro từ các nhà máy đốt rác sẽ được xử lý tại bãi thải vệ sinh lớn. Chất đã làm sạch từ bãi này lại được thu gom và xử lý trước khi thải ra biển.

2.2.1.2. Nhật Bản

Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải. Trong đó chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế, số còn lại được xử lý bằng cách đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Như vậy, lượng rác thải ở Nhật Bản rất lớn, nếu không tái xử lý kịp thời thì môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhận thức được vấn đề này, người Nhật rất coi trọng bảo vệ môi trường.

Trong nhiều năm qua, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành 37 đạo luật về bảo vệ môi trường, trong đó, Luật “Xúc tiến sử dụng tài nguyên tái chế” ban hành từ năm 1992 đã góp phần làm tăng các sản phẩm tái chế. Sau đó Luật “Xúc tiến thu gom,

sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Hiện nay, tại các thành phố của Nhật Bản, chủ yếu sử dụng công nghệ đốt để xử lý nguồn phân rác thải khó phân hủy.

Đối với CTRSH, các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại : Rác hữu cơ dễ phân hủy được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost góp phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón; loại rác không cháy được như các loại vỏ chai, hộp,…được đưa đến nhà máy phân loại để tái chế; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Đối với những loại rác có kích lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, tivi, giường, bàn ghế… thì phải đăng ký trước và đúng ngày quy định sẽ có xe của Công ty vệ sinh môi trường đến chuyên chở. CTRSH hay rác sinh hoạt được đưa đến hầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn như một hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, có tác dụng hút nước khi mưa (Mai Trang, 2014). 2.2.1.3. Thụy Điển

Là một quốc gia ở châu Âu thuộc nhóm đầu trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới. Tại đây vấn đề bảo vệ môi trường, cụ thể hơn là việc quản lý chất thải nói chung và CTRSH nói riêng được quan tâm hàng đầu. Thụy Điển hướng đến sự phát triển bền vững chất thải, chính sách không chất thải chú trọng tái chế chất thải không những giảm thiểu tối đa chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người mà còn tiết kiệm nguồn tài nguyên: thông qua trách nhiệm của nhà sản xuất về việc tái chế, tái sử dụng chất thải.

Quốc gia này sử dụng các công nghệ mới ít gây tác động đến môi trường; thay đổi về chính sách môi trường: từ đối phó, chữa trị sang ngăn ngừa. Hệ thống phân loại chất thải: hữu cơ và vô cơ, nguy hại và không nguy hại với sự tham gia của cộng đồng như gia đình bền vững, trường học xanh xây dựng chính sách kiểu “đóng cửa” sang kiểu “cùng tham dự”. Áp dụng công nghệ đốt, công nghệ xử lý sinh học để tận dụng tối đa nguồn năng lượng dùng cho sưởi ấm. Sử dụng các công cụ kinh tế như phí rác thải sinh hoạt, phí chất thải chôn lấp, phí xử lý chất thải, thuế trên các sản phẩm độc hại theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Mai Trang, 2014).

2.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với chất thải rắn sinh hoạt ở một số địa phương tại Việt Nam hoạt ở một số địa phương tại Việt Nam

2.2.2.1. Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

Huyện Hòa Vang là huyện ngoại thành của thành phố Đà Nẵng. Kinh tế huyện phát triển đa dạng với nhiều ngành nghề. Phần lớn người dân sinh sống bằng nghề nông, chăn nuôi gia súc, gia cầm, dệt lụa, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, một bộ phận dân cư tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch,... Hiện nay, nền kinh tế nông nghiệp đang chuyển dần sang sản xuất hàng hóa.

Vấn đề rác thải được UBND huyện Hòa Vang đưa vào khi xây dựng Đề án thu gom rác thải các xã trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2015. Các giải pháp về quản lý nhà nước đối với chất thải rắn sinh hoạt của huyện Hòa Vang đã góp phần nâng cao ý thức, nhận thức của người dân. Từ một huyện chưa có giải pháp đồng bộ và quản lý tổng hợp, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn chưa được phân công nhiệm vụ một cách cụ thể và chưa có quy định, chính sách để khuyến khích xã hội hóa trong hoạt động thu gom, vận chuyển, sau 5 năm huyện Hòa Vang đã đạt được nhiều thành công.

Việc thành lập Xí nghiệp Môi trường Hòa Vang bước đầu định hình một số khu dân cư thu gom, vận chuyển rác theo mô hình đô thị. Hoạt động của xí nghiệp đã giúp cho Hòa Vang triển khai thí điểm mô hình “Thôn không có rác”, mô hình “Ủ phân rác thải sinh hoạt” được sử dụng tại một số xã tiến tới quản lý rác thải bền vững. Bên cạnh đó, ở một số xã đã thành lập CLB Môi trường, chủ nhật hằng tuần, mỗi hộ dân dành nửa giờ dọn vệ sinh quanh nơi mình sinh sống.

Ngoài ra, tại nhiều xã, thùng rác được đặt trước nhà dân. Ban đầu, việc đặt thùng rác trước nhà dân bị người dân không đồng tình lúc đầu, bởi ai cũng ngại hôi, bẩn. Tuy nhiên Xí nghiệp Môi trường Hòa Vang tập huấn về chuyên môn nên nhân viên lấy rác sạch sẽ, gọn gàng; lau chùi vệ sinh thùng trước khi trả về chỗ cũ. Người dân thấy vậy rất yên tâm và hưởng hứng (Lê Văn Thành, 2013).

2.2.2.2. Huyện Bình Chánh, Hồ Chí Minh

Bình Chánh là huyện ngoại thành Hồ Chí Minh với diện tích 252,69 km2 với dân số đông và lượng CTRSH lớn, hơn 40 nghìn tấn/năm.

Tại đây, công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tận dụng rác thải có thể tái chế nhằm tiết kiệm chi phí và tài nguyên được chú trọng. Trên địa bàn

huyện Bình Chánh đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt: hệ thống thu gom công và hệ thống thu gom dân lập. Trong đó, hệ thống thu gom dân lập được sử dụng nhiều hơn, chiếm gần 70%. Lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập sử dụng các phương tiện cá nhân đến thu gom rác tại các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải hoặc theo giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải, tiến hành phân loại một số chất thải rắn có thể đem bán phế liệu. Sau đó, vận chuyển rác đến điểm hẹn đổ vào xe cơ giới theo quy định của đơn vị vận chuyển, một số khác đến đổ rác trực tiếp tại các bãi rác gần nhất. Tại các điểm hẹn tập kết rác thải, chất thải rắn sinh hoạt được đưa lên các xe ép nhỏ và đưa về trạm trung chuyển. Tại đây, các công nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lần nữa chất thải rắn sinh hoạt có thể tái chế, sau đó xe ép rác lớn tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt và vận chuyển ra bãi chôn lấp (Phạm Thị Tuyết Mai, 2010).

2.2.2.3. Huyện Quế Võ, Bắc Ninh

Tại huyện Quế Võ, mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo mô hình hợp tác xã vệ sinh môi trường được đưa vào hoạt động để quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Được thành lập từ năm 2001, Hợp tác xã (trước đó là tổ vệ sinh môi trường) đã tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày của thị trấn và đưa đến địa điểm tập kết, vệ sinh quét dọn nơi công cộng, khơi thông cống rãnh thoát nước, trồng và chăm sóc cây xanh,... Sau khi thực hiện, lượng rác thải được thu gom tăng gấp đôi, môi trường sạch hơn, qua đó tạo niềm tin trong cộng đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm BVMT của người dân, số dân tự nguyện đóng góp phí vệ sinh ngày càng tăng. Do tổ chức theo phương thức nhỏ gọn, các phương tiện sử dụng đơn giản, nên hoạt động của Hợp tác xã rất hiệu quả và có thể áp dụng rộng rãi tại các thị trấn, xã (Lê Thanh, 2015).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt huyện Gia lâm chất thải rắn sinh hoạt huyện Gia lâm

Từ thực tế quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt của một số nước trên thế giới và một số địa bàn khác tại Việt Nam, có nhiều bài học kinh nghiệm mà huyện Gia Lâm có thể áp dụng nhằm tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt.

Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là một giải pháp hàng đầu mà các quốc gia đi đầu trong việc bảo vệ môi trường sử dụng. Huyện Gia Lâm cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách của người dân trong việc

phân loại chất thải rắn sinh hoạt ngay tại hộ gia đình để việc thu gom được nhanh và đạt hiệu quả hơn.

Một bài học kinh nghiệm khác mà Gia Lâm có thể áp dụng đó là sử dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt để việc quản lý được đồng bộ và nhanh chóng.

Ngoài ra, mô hình “Thôn không có rác” hay cách sử dụng các thùng rác công cộng của huyện Hòa Vang là một giải pháp khá hiệu quả, phù hợp với điều kiện của huyện Gia Lâm và huyện có thể học cách quản lý theo mô hình này.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn nói chung và CTRSH nói riêng trên địa bàn huyện Gia Lâm với đầy đủ công nghệ (tái chế, chế biến phân hữu cơ, đốt rác thải) là rất cần thiết đối với Gia Lâm và vùng phụ cận, do:

- Khu vực huyện Gia Lâm và các quận, huyện cận với Gia Lâm có mật độ tập trung dân cư cao, do đó lượng CTRSH phát sinh lớn.

- Khả năng thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển CTRSH thuận lợi, tiết kiệm chi phí, do được đầu tư tập trung nguồn vốn.

- Xây dựng các khu xử lý tập trung sẽ tận thu tối đa các loại CTRSH sau khi phân loại, tiết kiệm quỹ đất, chi phí đầu tư tập trung, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do công tác xử lý CTRSH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 34 - 39)