Mức thu phí Vệ sinh môi trường huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 85 - 88)

STT Đối tượng thu phí Đơn vị tính

(VNĐ)

Mức phí quy định

Mức phí TB thực tế

Trâu Quỳ Đa Tốn Ninh Hiệp

1. Hộ gia đình người/tháng 5.000 –

6.000

6.100 3.900 4.300

2. Hộ kinh doanh

2.1. Hộ kinh doanh dịch vụ nhà ở 100.000 30.000 25.000 27.000

2.2. Cửa hàng bán hoa; rửa ô tô, xe máy, xe đạp hộ/tháng 90.000 90.000 90.000 90.000 2.3. Cửa hàng ăn uống bán một buổi; hộ kinh doanh giải khát,

cà phê, karaoke, đại lý bánh kẹo

hộ/tháng 70.000 100.000 85.000 90.000 2.4. Các hộ kinh doanh còn lại: Hàng tạp hóa, đồ lưu niệm,

đồ điện, vật liệu xây dựng, quần áo, Internet, hiệu thuốc, giầy dép, điện thoại, văn phòng phẩm, nhôm kính, hàng thủ công…

Hộ/tháng 50.000 60.000 50.000 55.000

3 Đối với các tổ chức cơ quan

3.1. Trường hợp xác định được khối lượng (1m3 = 0,42 tấn) m3 rác 200.000 210.000 210.000 210.000 3.2. Trường học, nhà trẻ; cơ quan hành chính, sự nghiệp tháng 90.000 - - -

3.3. Trụ sở doanh nghiệp tháng 120.000 - - -

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tại huyện Gia Lâm (2016)

Mức phí VSMT bình quân mỗi hộ gia đình tại huyện Gia Lâm phải nộp hàng tháng là 19.000 đồng/hộ/tháng, trong đó ở khu vực thị trấn là 23.500 đồng/hộ/tháng và khu vực thông thôn là 16.800 đồng/hộ/tháng. Mức phí VSMT bình quân là 4.800 đồng/người/tháng, trong đó 4.100 đồng/người/tháng đối với các xã và 6.100 đồng/người/tháng đối với các thị trấn. Qua bảng 4.16 ta thấy mức phí VSMT đối với các hộ gia đình không có hoạt động kinh doanh tại huyện Gia Lâm phù hợp với Quyết định về việc thu phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội và số tiền dành cho dịch vụ này không quá lớn nên hầu hết người dân được hỏi không có ý kiến gì về mức phí này.

Tuy nhiên theo điều tra khảo sát thực tế các nhân viên vệ sinh môi trường tại 2 xã Đa Tốn, Ninh Hiệp và thị trấn Trâu Quỳ thì các nhân viên cho rằng mới thu phí này là thấp so với khối lượng công việc và lượng CTRSH phải thu gom. Khu vực thị trấn các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ nhiều nên lượng CTRH nhiều nên sẽ phải nộp thêm một khoản phí nhất định để hỗ trợ nhân viên tổ VSMT tùy theo khối lượng CTRSH mỗi gia đình nên mức thu phí ở khu vực thị trấn cao hơn so với khu vực nông thôn.

Tuy nhiên đối với các hộ gia đình có kinh doanh trên địa bàn huyện thì có sự chênh lệch khá lớn trong việc thu phí vệ sinh môi trường giữa mức phí theo quy định của nhà nước và mức thu phí thực tế các hộ gia đình phải nộp tại huyện Gia Lâm. Đặc biệt là công tác thu phí đối với các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà ở, các khu trọ.

Mức phí theo quy định tính theo cá nhân cư trú tại khu trọ là 5.000 đồng/người/tháng. Tính trung bình 1 khu trọ có 20 người thì mức phí chủ cho thuê trọ phải nộp là 100.000 đồng/hộ/tháng nhưng trong thực tế mức phí mà chủ hộ cho thuê trọ nộp trung bình chỉ từ 25.000 – 30.000 đồng/hộ/tháng. Tình trạng này dẫn đến việc thu thiếu, thâm hụt ngân sách. Nguyên nhâncủa tình trạng này là do công tác quản lý thu phí trên địa bàn huyện còn thiếu chặt chẽ.

Ngoài ra, có tình trạng lạm thu xảy ra đối với việc thu phí tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Công ty MTĐT Gia Lâm thu phí theo hình thức kí hợp đồng duy trì vệ sinh môi trường với các đơn vị, cơ quan tại huyện Gia Lâm theo khối lượng rác thỏa thuận. Mức phí thu trung bình cao hơn so với quy định của nhà nước. Tuy nhiên bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 6 cán bộ tại 6 trường học và 3 cán bộ tại 3 cơ quan trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ và 2 xã: Đa Tốn, Ninh Hiệp thì những

không có ý kiến về mức phí này. Nguyên nhân là do các đơn vị, cơ quan không nắm rõ mức phí VSMT. Bên cạnh đó chi phí tại một số cơ quan bao gồm chi phí quét rác nên phí thu thực tế sẽ cao hơn so với mức phí quy định chung của nhà nước.

Mức phí duy trì vệ sinh môi trường bao gồm thu gom, vận chuyển và có quét rác đối với một số đơn vị mà công ty MTĐT Gia Lâm thu được từ 50 hợp đồng từ các đơn vị, cơ quan trên địa bàn huyện năm 2016 là 641.236.000 đồng. Cụ thể được thể hiện chi tiết trong bảng 4.17 sau:

Bảng 4.17. Tổng phí duy trì vệ sinh môi trường theo hợp đồng với các cơ quan, đơn vị tại huyện Gia Lâm

STT Tiêu chí Vận chuyển về

bãi rác Kiêu Kỵ

Vận chuyển về

bãi rác Nam Sơn Tổng cộng

1. Số lượng hợp đồng 27 33 50

2. KL rác theo hợp đồng (tấn) 475,43 349,69 825,12 3. Số tiền thu theo hợp đồng (nghìn đồng) 344.580 296.656 641.236 4. Số tiền/tấn (nghìn đồng) 724,78 848,34 777,14 Nguồn: Phòng Kế hoạch công ty MTĐT Gia Lâm (2016) Mức phí vệ sinh môi trường trung bình theo hợp đồng của công MTĐT Gia Lâm là 777.140 đồng/tấn rác. Mức phí theo hợp đồng thu gom, vận chuyển về bãi Nam Sơn cao hơn mức phí vận chuyển về bãi Kiêu Kỵ.

Công tác quản lý vận chuyển CTRSH tại huyện Gia Lâm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Bình quân mỗi ngày, công ty MTĐT Gia Lâm chị trách nhiệm vận chuyển khoảng 150 tấn rác từ các xã, thị trấn thuộc huyện Gia Lâm tới bãi xử lý rác thải. Tuy nhiên lượng CTRSH phát sinh thực tế trên địa bàn toàn huyện trung bình là khoảng 230 tấn/ngày, do đó có một khối lượng lớn rác thải tồn đọng.

Xe vận chuyển CTRSH thường trở quá tải, nhiều xe chưa đảm bảo tiêu chuẩn, chưa có bạt che kín, dẫn đến gây mùi hôi thối khi vận chuyển. Nhiều tuyến đường chất lượng kém, đường nhỏ, gồ ghề dẫn đến việc rác thải bị rơi vãi ra ngoài môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố và sức khỏe của người dân. Thông thường theo báo cáo của công ty MTĐT Gia Lâm, CTRSH được vận chuyển từ nơi tập kết rác đến địa điểm xử lý hàng ngày. Tuy nhiên theo phản ánh của một số

người dân nhiều địa phương rác thải tập kết tại điểm tập kết từ 3 – 4 ngày mới được vận chuyển đến nơi xử lý, gây mất vệ sinh môi trường sống.

Mặc dù công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại huyện Gia Lâm đang dần đi vào nề nếp, nhưng do kinh tế - xã hội ngày càng phát triển dẫn đến khối lượng CTRSH ngày càng tăng, thành phần CTRSH cũng trở nên phức tạp hơn; năng lực, các trang thiết bị phục vụ thu gom hạn chế; các điểm tập kết chưa đáp ứng đủ về số lượng và tiêu chuẩn dẫn đến nhiều bất cập tồn tại.

Thêm vào đó, nhận thức và ý thước của người dân trên địa bàn chưa cao, hiện tượng xả rác bừa bãi diễn ra ở nhiều nơi dẫn đến ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đường phố. Việc thu gom, phân loại rác thải tại nguồn chưa được áp dụng rộng rãi do thiếu đầu tư về hạ tầng cơ sở, thiết bị, nhân lực. Bộ máy thu gom rác thải tại các xã hoạt động theo mô hình tổ tự quản, tự cân đối trên cơ sở nguồn thu phí vệ sinh môi trường nên chưa đảm bảo chế độ lao động đối với lực lượng này.

4.1.5. Quản lý về xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Gia Lâm

Công tác quản lý xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập. Trên toàn huyện mới chỉ có một khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung ở xã Kiêu Kỵ với đơn vị chịu trách nhiệm quản lý là công ty MTĐT Gia Lâm. Thông tin về các khu xử lý rác thải trên địa bàn huyện Gia Lâm được thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 85 - 88)