Tình hình biến động đất đai huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 41)

STT Chỉ tiêu 2015 2016 So sánh SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 11.671 100 11.671 100 0 0 I Đất nông nghiệp 5.934 50,90 5.871 50,30 -63 -1,06 II Đất lâm nghiệp 30 0,26 44 0,38 14 46,67

III Đất phi nông nghiệp 5.707 47,26 5.727 49,07 20 0,35 3.1 Đất ở 1.455 12,50 2.252 19,30 797 54,78 3.2 Đất chuyên dùng 2.233 19,10 2.552 21,87 319 14.29 3.3 Đất phi nông nghiệp khác

và đất chưa sử dụng

2.019 17,20 923 7,91 -1,096 -54,28 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hà Nội và Phòng TNMT huyện Gia Lâm (2016) 3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm

a. Dân số

Hiện nay, huyện Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Trâu Quỳ, Yên Viên và 20 xã: Bát Tràng, Cổ Bi, Đa Tốn, Đặng Xá, Đình Xuyên, Đông Dư, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị, Trung Màu, Văn Đức, Yên Thường, Yên Viên.

Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào vừa là tiềm năng vừa là sức ép lớp về việc tạo việc làm cho người lao động và sức ép về mặt môi trường. Tính đến năm 2016 dân số trung bình toàn huyện Gia Lâm là 271.000 người, 68.610 hộ. Dân số trên toàn huyện có thành phần dân tộc kinh là chủ yếu.

Qua các năm dân số của huyện ngày một gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện năm 2016 đạt mức 3,36%. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 2.322 người/km2, dân số phân bố không đều giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Phần lớn dân số tập trung ở khu vục thôn thôn là chính với 20 xã vùng thôn thôn, với 233.000 người, chiếm 85,98% tổng dân số toàn huyện, dân số đô thị chỉ tập trung ở khu vực hai thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ với 36.800 người, chiếm tỷ lệ 13,92% dân số toàn huyện. Dân số là nữ nhiều hơn nam, tuy nhiên chênh lệch tỷ lệ giữa nam và nữ là không lớn.

Đặc điểm về dân số huyện Gia Lâm qua các năm được thể hiện ở bảng 3.2. dưới đây:

Bảng 3.2. Dân số trung bình huyện Gia Lâm phân theo giới tính và phân theo khu vực thành thị, nông thôn

ĐVT: Nghìn người STT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Dân số TB 255,8 100 264,4 100 271 100 2. Dân số thành thị 36,3 14,19 36,8 13,92 38 14,02 3. Dân số nông thôn 219,5 85,81 227,6 86,08 233 85,98 4. Dân số TB nam 126,1 49,30 130,7 49,43 133,85 49,39 5. Dân số TB nữ 129,7 50,70 133,7 50,57 137,15 50,61 Nguồn: Cục thống kê Hà Nội (2015, 2016)

b. Lao động

Chương trình lao động về việc làm luôn được cấp Đảng, chính quyền và các ban ngành trong huyện quan tâm. Huyện có nhiều hình thức tạo việc làm cho lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ, đã giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kêt thanh niên đến tuổi lao động chưa có việc làm, do dôi dư trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp,

Theo niên giám thống kê Hà Nội năm 2015, toàn huyện Gia Lâm có 144.093 người trong độ tuổi lao động chiếm 52,17% tổng dân số tự nhiên toàn huyện. Chất lượng nguồn nhân lực tương đối khá. Năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề là 23%. Nếu tính cả lao động nông thôn được qua đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt trên 50% Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có một số lượng lớn người bước vào độ tuổi lao động. Do đó, huyện cũng đang nỗ lực giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức và đòi hỏi có các giải pháp mang tính khả thi trong thời gian tới.

3.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện

Huyện Gia Lâm có cơ sở hạ tầng khá phát triển so với các vùng của đồng bằng sông Hồng. Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện trong thời gian qua đã và đang được đầu tư nâng cấp, đáp ứng tốt nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

a. Hệ thống giao thông vận tải

Hệ thống giao thông vận tải của huyện Gia Lâm thuận lợi so với các huyện ngoại thành khác. Mạng lưới lưới giao thông trên địa bàn huyện khá phát triển; mật độ đường giao thông cao và phân bố khá hợp lý, đều khắp với 3 loại: giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Nhiều tuyến được đầu tư đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội.

Đường thủy trong phạm vị khai thác của huyện trên sông Hồng là 18,7 km và sông Đuống là 18,3 km. Đường sắt là 20,3 km với hai tuyến đường chính là tuyến đi các tỉnh phía Bắc qua ga Yên Viên, chạy song song với đường Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt đi Hải Phòng chạy dọc theo Quốc lộ 5. Hệ thống giao thông đường bộ phát triển với Quốc lộ 1A, 1B, 5A, 5B, đường 39B, đường 181,... chạy qua.

Hệ thống giao thông của huyện Gia Lâm hiện nay đã cơ bản đảm bảo giao thông thông suốt giữa các địa bàn trên huyện và bên ngoài, tạo điều kiện giao lưu kinh tế, thương mại, trao đổi và giao lưu văn hóa trên địa bàn huyện và với các vùng lân cận. Tuy nhiên với tốc độ đô thị hoá nhanh thì hệ thống giao thông cần tiếp tục được xây dựng và cải tạo nâng cấp để thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong giai đoạn tương lai.

b. Hệ thống thủy lợi

Gia Lâm là một huyện có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp cao, do đó hệ thống thủy thợi có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội huyện. Trong

những năm qua hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện đã được chú trọng đầu tư xây dựng, góp phần quan trọng cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa và ứng dụng mạnh tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp thì hệ thống thủy lợi cần phải được đầu tư mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.

Hiện nay, trên toàn huyện có hơn 50 trạm bơm tưới, tiêu do các xã quản lý. Tuy nhiên trong đó có nhiều trạm bơm đã xuống cấp cần phải được nâng cấp và bên cạnh đó cũng cần xây dựng thêm những trạm bơm mới trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Tính đến năm 2014, hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất do xã quản lý có 354,93 km, đã kiên cố hóa 94,91 km (26,74%), trong đó 82,34 km còn tốt (86,76%), 12,57 km đã xuống cấp (13,24%) và 244,31 km là mương đất (73,26%).

c. Điện, bưu chính viễn thông

Trong những năm qua, hệ thống điện tại huyện đã từng bước được đầu tư cải tạo và nâng cấp đã phát huy hiệu quả trong truyền tải và phân phối, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, dân sinh và quản lý. Hiện nay, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm sử dụng điện lưới, 100% số hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn.

Hệ thống thông tin và truyền thông phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế cũng như an ninh quốc phòng và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Đến nay, có 100% số xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa hoặc bưu điện khu vực, 100% thôn có Internet (Phòng Văn hóa thông tin huyện Gia Lâm (2016).

d. Các công trình công cộng phúc lợi dân sinh

Trong thời gian qua, các công trình phúc lợi công cộng đã được đầu tư xây mới và nâng cấp đáp ứng các nhu cầu dân sinh của huyện. Hiện trên địa bàn huyện có 20 trạm Y tế, 16 trạm đạt chuẩn về cơ sở vật chất. Tổng diện tích khuôn viên các trạm y tế xã là 42203 m2, cần tiếp tục mở rộng thêm 5070 m2.Tổng số phòng chức năng, phòng bệnh là 278 phòng, trong đó có 194 phòng đạt chuẩn, còn 84 phòng chưa đạt chuẩn do đó cần nâng cấp và xây mới thêm các phòng bệnh. Nhìn chung, mạng lưới y tế huyện Gia Lâm đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân (Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia

Về cơ sở vật chất giáo dục, mạng lưới các trường học trên địa bàn huyện Gia Lâm khá hoàn chỉnh, được phân bổ đều khắp theo các cấp từ huyện đến các địa phương. Phòng học được trang bị đầy đủ các trang thiết bị đáp ứng tốt cho nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn huyện. Tính đến hết năm 2015, toàn huyện có 85 trường với tổng số 60.615 học sinh. Trong có 31 trường mầm non (25 trường công lập, 6 trường ngoài công lập); 24 trường Tiểu học; 22 trường Trung học cơ sở và 8 trường Trung học Phổ thông (Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm, 2016).

Hệ thống chợ có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế hàng hóa và phục vụ nhu cầu dân sinh. Đến nay, 100% xã, thị trấn được đầu tư xây dựng, hoàn thành cơ bản hệ thống chợ dân sinh.

Tại 20 xã có 159 thôn, xóm, cụm dân cư độc lập. Đến năm 2015 có 118 thôn, xóm, cụm dân cư độc lập có nhà văn hoá. Để đảm bảo 100 % số xã có nhà văn hoá, khu thể thao xã, 100 % số thôn có nhà văn hoá, khu thể thao thôn cần đầu tư làm mới 20 nhà văn hoá xã, 46 nhà văn hoá thôn và nâng cấp 56 nhà văn hoá thôn (Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Gia Lâm, 2016).

3.1.2.4. Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Huyện Gia lâm có nhiều tiềm tăng phát triển kinh tế. Trong những năm qua, kinh tế huyện có sự phát triển với mức tăng trưởng cao và ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2016 đạt bình quân 11,3%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 32,7 triệu đồng/năm. Thu ngân sách nhà nước năm 2016 đạt kết quả cao, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 2.012,3 tỷ đồng, thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.376,2 tỷ đồng. Trên địa bàn Huyện có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các trung tâm thương mại được hình thành; nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút đông khách thập phương trong và ngoài nước. Đây chính là những động lực và tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ giao thông, giao lưu hàng hoá hiện nay và và trong tương lai.

Trước đây, ngành kinh tế chủ yếu của huyện Gia Lâm là sản xuất nông nghiệp lạc hậu. Hiện tại, tại huyện vẫn có nhiều xã hoạt động nông nghiệp nhưng nhìn chung đã có sự chuyển dịch cơ cấu khá rõ rệt từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2016 cụ thể được thể hiện qua Bảng 3.3. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch kinh tế huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2016 dưới đây:

Bảng 3.3. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch kinh tế huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tốc độ tăng trưởng (%) Giá trị sản lượng (Tỷ đồng) CC (%) Giá trị sản lượng (Tỷ đồng) CC (%) Giá trị sản lượng (Tỷ đồng) CC (%) 2015/2014 2016/2015 Bình quân 1. Nông nghiệp 1.077 13,59 1.090 12,42 1.105 11,34 1,21 1,38 1,30 2. CN - XD 4.105 51,81 4.507 51,36 4.950 50.78 9,80 9,83 9,82 3. TM - DV 2.742 34,60 3.179 36,22 3.693 37,88 15,94 16,17 16,06 Tổng 7.924 100 8.776 100 9.748 100 10,75 11,08 10,92

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2016)

Trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng Công nghiệp – Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, năm 2014 tỷ trọng Công nghiệp - xây dựng đạt 51,8%, Thương mại – dịch vụ đạt 34,60% và Nông lâm nghiệp, thủy sản đạt 13,59% đến năm 2016 tỷ trọng Công nghiệp - xây dựng đạt 50,78%, Thương mại, dịch vụ đạt 37,88% và Nông lâm nghiệp, thủy sản đạt 11,34%.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng bình quân hàng năm 9,82%. Các ngành nghề truyền thống được mở rộng và phát triển, chiếm tỷ trọng cao trong ngành kinh tế. Một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện có thế mạnh như sản xuất gốm sứ, sản phẩm từ da, chế biến gỗ, dược liệu… được duy trì và phát triển. Các làng nghề truyền thống vượt qua khó khăn để duy trì hoạt động và ngày càng khẳng định được uy tín và thương hiệu trên thị trường.

Ngành thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển mạnh với giá trị sản xuất tăng bình quân đạt 16,06%/năm. Mạng lưới chợ dân sinh tiếp tục được đầu tư xây dựng gắn với chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý, kinh doanh. Đến nay, 100% xã, thị trấn có chợ dân sinh. Các siêu thị được đầu tư hàng trăm tỷ đồng bằng vốn của các doanh nghiệp đi vào hoạt động khá hiệu quả như Siêu thị Hapro mart Trâu Quỳ, Yên Viên; siêu thị Ladoda Kiêu Kỵ,… Công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu các làng nghề truyền thống như: gốm sứ Bát Tràng, gốm sứ Kim Lan, may da và quỳ vàng Kiêu Kỵ, làng thuốc Bắc Ninh Giang được tăng cường…

Cùng với đó, sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản được chú trọng: Lĩnh vực nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái; một số đề án phát triển nông nghiệp đem lại hiệu quả thiết thực, kinh tế trang trại phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công tác hỗ trợ sản xuất được quan tâm với kinh phí trên 20 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân đạt 1,30%/năm. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt 11.000ha; giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản đến năm 2015 đạt 208,6 triệu đồng/ha canh tác. Diện tích trồng lúa giảm dần, diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao ngày càng tăng so với trước năm 2013 như: cây rau (1.347 ha, tăng 392 ha), cây ăn hoa, quả, cây cảnh (1.019 ha, tăng 400 ha), giá trị thu nhập đạt 300-500 triệu đồng/ha...

Bắt tay vào thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, những năm qua, trên địa bàn huyện Gia Lâm đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh tập trung và chăn nuôi trang trại cho hiệu quả cao. Diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao ngày càng tăng như:

rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả… hình thành nhiều mô hình sản xuất cho thu nhập 300 - 500 triệu đồng/ha/năm, thậm chí 700 triệu - 1 tỷ đồng/năm, một số vùng rau chuyên canh giá trị thu nhập đạt 400 - 500 triệu/ha/năm. Sản xuất nông nghiệp bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh như:

- Vùng chăn nuôi bò sữa và bò thịt ở các xã tiểu vùng Bắc Đuống và khu vực ven sông Hồng như: Phù Đổng, Văn Đức, Lệ Chi, Trung Màu, Dương Hà.

- Vùng nuôi lợn nạc được hình thành ở các xã: Đa Tốn, Văn Đức, Lệ Chi, Dương Quang, Đặng Xá, Phù Đổng;

- Vùng rau an toàn được hình thành ở các xã: Văn Đức, Đông Dư, Đa Tốn, Đặng Xá, Lệ Chi;

- Vùng ran ăn quả được hình thành ở các xã: Đa Tốn, Đông Dư, Kiêu Kỵ;

- Vùng lúa cao sản, chất lượng cao tập trung ở các xã: Đa Tốn, Dương Xá, Yên Thường, Trung Màu, Phù Đổng.

Diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao ngày càng tăng như: Rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả… hình thành nhiều mô hình sản xuất cho thu nhập 300 - 500 triệu đồng/ha/năm, thậm chí 700 triệu - 1 tỷ đồng/năm, một số vùng rau chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 41)