Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc tăng cường quản lý nhà nước về chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 37 - 39)

chất thải rắn sinh hoạt huyện Gia lâm

Từ thực tế quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt của một số nước trên thế giới và một số địa bàn khác tại Việt Nam, có nhiều bài học kinh nghiệm mà huyện Gia Lâm có thể áp dụng nhằm tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt.

Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là một giải pháp hàng đầu mà các quốc gia đi đầu trong việc bảo vệ môi trường sử dụng. Huyện Gia Lâm cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách của người dân trong việc

phân loại chất thải rắn sinh hoạt ngay tại hộ gia đình để việc thu gom được nhanh và đạt hiệu quả hơn.

Một bài học kinh nghiệm khác mà Gia Lâm có thể áp dụng đó là sử dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt để việc quản lý được đồng bộ và nhanh chóng.

Ngoài ra, mô hình “Thôn không có rác” hay cách sử dụng các thùng rác công cộng của huyện Hòa Vang là một giải pháp khá hiệu quả, phù hợp với điều kiện của huyện Gia Lâm và huyện có thể học cách quản lý theo mô hình này.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn nói chung và CTRSH nói riêng trên địa bàn huyện Gia Lâm với đầy đủ công nghệ (tái chế, chế biến phân hữu cơ, đốt rác thải) là rất cần thiết đối với Gia Lâm và vùng phụ cận, do:

- Khu vực huyện Gia Lâm và các quận, huyện cận với Gia Lâm có mật độ tập trung dân cư cao, do đó lượng CTRSH phát sinh lớn.

- Khả năng thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển CTRSH thuận lợi, tiết kiệm chi phí, do được đầu tư tập trung nguồn vốn.

- Xây dựng các khu xử lý tập trung sẽ tận thu tối đa các loại CTRSH sau khi phân loại, tiết kiệm quỹ đất, chi phí đầu tư tập trung, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do công tác xử lý CTRSH.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 37 - 39)