Phương pháp xử lý CTRSH của người dân tại huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 92 - 105)

STT Chỉ tiêu

Trâu Quỳ Đa Tốn Ninh Hiệp Huyện

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Đốt 0 0 11 22 13 26,00 26 17,33 2. Chôn lấp tại nhà 0 0 6 12,00 4 8,00 10 6,67 3. Bán phế liệu 9 18,00 31 62,00 28 56,00 68 45,33 4. Vứt ra môi trường 12 24,00 19 38,00 23 46,00 54 36,00 5. Đổ theo giờ quy định 41 84,00 36 72,00 33 66,00 110 73,33 Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tại huyện Gia Lâm (2016) Qua bảng 4.21 ta thấy phần lớn CTRSH tại huyện Gia Lâm được đem đổ theo đúng quy định di người dân mang rác đến chân điểm tập kết rác thải hoặc mang đổ rác theo giờ thu gom quy định. Tỷ lệ đổ rác theo giờ quy định tại địa bàn nghiên cứu đạt 73,33%, trong đó tại khu vực thị trấn người dân chấp hành tốt hơn nên tỷ lệ này cao hơn đạt 84%.

Tuy nhiên tình trạng CTRSH được vứt ra ngoài môi trường diễn ra khá phổ biến. Trong 150 hộ được hỏi thì có tới 54 hộ chiếm 36% hộ có hành vi vứt rác bừa bãi ra môi trường không theo đúng quy định. Đặc biệt là tại khu vực nông thôn, tại xã Đa Tốn tỷ lệ này là 38% và tại xã Ninh Hiệp lên tới 46%.

Tại khu vực nông thôn, hiện nay nhiều hộ gia đình vẫn còn sử dụng phương pháp đốt và chôn lấp tại nhà để xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Do người dân chưa phân loại CTRSH đúng cách nên các loại rác độc hại được đem đốt và rác khó phân hủy được đem đi chôn như cao su, nilon lẫn vào các loại rác hữu cơ khác gây ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí, đất tại các khu vực này.

Ngoài ra, do diện tích các xã nông thôn rộng, các hộ gia đình sinh sống không tập trung. Có nhiều khu vực dân sinh sống sâu bên trong, ngõ nhỏ xa với đường lớn nên các nhân viên tổ vệ sinh không thực hiện thu gom đúng tần suất là cách nhật

rác bừa bãi khá cao đặc biệt là tại khu vực nông thôn. Lượng rác không được thu gom này thường được vứt, thải ra các bãi đất trống, ven các kênh mương, rãnh thoát nước gây tắc và mất vệ sinh môi trường. Đây là vấn đề bất cập cần quản lý trong công tác quản lý Nhà nước về CTRSH tại nông thôn.

Việc bán rác thải cho người thu gom phế liệu để tái chế cũng được nhiều hộ gia đình sử dụng để xử lý CTRSH. Các loại rác bán phế liệu chủ yếu bao gồm: giấy, bìa cát tông, chai lọ nhựa, hộp kim loại, vật liệu cao su,…Có tới 68 người chiếm 45,33% người được hỏi sử dụng phương pháp này.

Hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt huyện Gia Lâm

Sơ đồ quy trình và các đơn vị tham gia vào hoạt động tái chế CTRSH được thể hiện trong sơ đồ 4.4 sau:

Sơ đồ 4.4. Hệ thống tái chế CTRSH huyện Gia Lâm

Nguồn: Kết quả điều tra tại huyện Gia Lâm (2016) Trên địa bàn huyện đặc biệt tại 2 xã Đa Tốn và Kiêu Kỵ gần bãi rác Kiêu Kỵ có hệ thống và các điểm thu hồi, tái chế rác thải hoạt động khá phát triển. Bên cạnh những trung gian mua phế liệu như các cửa hàng còn có những người thu mua phế liệu, ve chai nhỏ lẻ tại các gia đình. Các loại phế liệu được thu mua bao gồm: kim loại, chất dẻo, giấy vụ, thùng cát tông, nhựa. Những phế liệu này được đem bán lại cho các trung gian thu mua hoặc bán trực tiếp cho các địa điểm tái chế rác.

Người thu mua phế liệu

Nhân viên VSMT Trung gian thu

mua phế liệu

Cơ sở tái chế CTR Nhà máy tái chế CTR

Hoạt động tai chế CTRSH có một số vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt hiện nay như:

- Tạo ra việc làm và thu nhập cho một số bộ phận lao động tại huyện.

- Giảm thiểu lượng rác thải mà công ty MTĐT phải thu gom, vận chuyển và xử lý.

- Hoạt động được thực hiện bởi các khu vực không chính thức, tự tổ chức hoạt động, chi trả và không cần tới bất kỳ khoản công quỹ nào.

Tất cả các cán bộ cơ quan nhà nước tại huyện Gia Lâm đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tái chế CTRSH tuy nhiên huyện chưa có các biện pháp khuyến khích hoạt động tái chế phát triển. Theo kết quả khảo sát các cán bộ xã, thị trấn và một số cơ sở tái chế CTR trên địa bàn, huyện đã có một số chính sách về việc giảm trừ và miễn thuế cho các hoạt động tái chế CTR nhưng cán bộ địa phương chưa được hướng dẫn cụ thể để phổ biến cho người dân. Thêm vào đó, huyện và các địa phương hầu như không đầu tư vào công tác nâng cao nhận thức về môi trường và nhấn mạnh tầm quan trọng của tái chế rác thải.

Tình trạng xử lý CTRSH tại bãi xử lý rác Kiêu Kỵ

Bãi chôn lấp rác Kiêu Kỵ gồm 3 ô chôn lấp rác với diện tích 3,2 ha hiện đang vận hành để xử lý CTRSH hàng ngày, tại đây, tiếp nhận và xử lý từ 300 – 400 m3 CTRSH, xử lý từ 50 – 100 m3 nước rỉ thải/ngày đêm. Đáy bãi được chống thấm bằng một lớp đất sét dày 60 cm, bên trên ống thu gom nước rỉ thải là lớp sỏi đá dày 30 cm, trên cùng là lớp vỉ tre và lớp cát dày 20 cm. Các ống thu nước rỉ thải là ống chất liệu PVC có đường kính 200 cm và được đục lỗ trên thân ống. Độ dốc của bãi chôn lấp là 2%.

Sau khi CTRSH được các xe ép rác đổ lên bãi chôn lấp, xe ủi sẽ san gạt đầm nèn chặt theo các lớp có độ cao từ 2 – 3 m rồi rắc vôi bột với hàm lượng 0,26 kg/tấn rác và Tokazeo với hàm lượng 0,3 kg/tấn rác để khử mùi. Trên cùng phủ lớp đất đỏ dày từ 10 – 20 cm. Quy trình này được lặp lại hàng ngày theo phương pháp lấp cho đến khi bãi chôn lấp rác đạt độ cao 14 m sẽ ngừng tiếp nhận rác và phủ một lớp đất đỏ cuối cùng dày 30 cm.

Thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt đầu vào tại Bãi xử lý rác Kiêu Kỵ là chất thải hữu cơ, chiếm tỷ lệ 53.81% trên tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt. Các loại chất thải hữu cơ này bao gồm: rác thực phẩm (rau, củ, quả), cỏ, cành cây,

sinh hoạt đầu vào chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Gia Lâm, trong đó chủ yếu là các loại bao bì nhựa, túi nilon.

Bảng 4.22 dưới đây đưa ra những thông tin chi tiết về công tác xử lý CTRSH tại bãi rác Kiêu Kỵ:

Bảng 4.22. Các phương pháp xử lý CTRSH tại bãi xử lý rác Kiêu Kỵ giai đoạn 2010 - 2016 STT Phương pháp xử lý 2005 2010 2016 KL (tấn) CC (%) KL (tấn) CC (%) KL (tấn) CC (%) 1. Chôn lấp 28.407,6 78 31.663,39 73 1.325,13 7,33 2. Đốt 1.602,48 4,4 1.778,35 4,1 0 0 3. Chế biến phân (mùn) hữu cơ compost 2.731,5 7,5 3.860,33 8,9 16.757,60 92,67 4. Khác (Tái chế, tái sử dụng) 3.678,42 10,1 6.072,43 14 0 0 Tổng 36.420 100 43.374,5 100 18.082,73 100 Nguồn: Phòng Kế hoạch công ty MTĐT Gia Lâm (2010 - 2016) Từ trước năm 2012, tất cả CTRSH tại huyện Gia Lâm được vận chuyển và xử lý tại bãi rác Kiêu Kỵ. Phương pháp xử lý CTRSH tại bãi rác Kiêu Kỵ được sử dụng nhiều nhất trong giai đọan này là phương pháp chôn lấp rác luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn 70% lượng chất thải sinh hoạt được xử lý tại đây. Đến năm 2011, bãi Kiêu Kỵ hết diện tích để chôn lấp rác nên lượng rác thải được xử lý tại đây ngày càng ít. Mỗi năm tại đây chỉ tiếp nhận khoảng 1/4 lượng CTRSH của huyện Gia Lâm để xử lý. Trong giai đoạn này, với phương pháp đốt rác, tại bãi rác Kiêu Kỵ rác thải được đốt lộ thiên không theo quy hoạch, không có lò đốt hợp vệ sinh.

Đến năm 2016, khối lượng rác thải sinh hoạt được xử lý tại bãi Kiêu Kỵ giảm xuống chỉ còn 18.082,73 tấn/năm. Trong đó khối lượng rác được xử lý bằng phương pháp chôn lấp giảm chỉ chiếm 7,33% và ủ phân (mùn) hữu cơ chiếm 92,67%.

Cụ thể các bước trong quy trình vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được mô tả trong sơ đồ 4.5 dưới đây:

Sơ đồ 4.5. Quy trình vận hành bãi chôn lấp rác tại bãi xử lý rác Kiêu Kỵ

Nguồn: Công ty MTĐT Gia Lâm (2016) Mặc dù tại bãi rác Kiêu Kỵ có xây dựng quy trình chôn lấp rác và xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ thải nhưng trên thực tế việc thực hiện quy trình chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt còn sơ sài, rác thải không được phân loại triệt để trước khi đem chôn; hệ thống xử lý nước rỉ thải chưa đạt quy chuẩn, không được thực hiện đúng theo quy trình và có công suất chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế xử lý rác thải.

Việc chôn lấp rác tại bãi rác Kiêu Kỵ có một số điểm bất cập như: tốn diện tích đất rất lớn; bãi chôn lấp chưa có hệ thống thu gom khí CH4 - loại khí này là một nguồn năng lượng do đó dẫn tới tình trạng lãng phí và dễ gây nên cháy nổ. Bên cạnh đó việc chôn lấp rác thải tại đây đã và đang gây những tác động nhiều mặt đến môi trường sống của cộng đồng. Mặc dù đã sử dụng chế phẩm sinh học Tocazeo và vôi bột nhưng chưa xử lý triệt để được tình trạng rác thải bốc mùi hôi thối. Tại xã Kiêu Kỵ và xã Đa Tốn nhiều người dân phản ánh, dù sống xa bãi rác Kiêu Kỵ nhưng mùi hôi thối ở bãi rác còn bay tận vào nhà, nhất là những khi trời mưa có gió lớn. Thêm vào đó, nước thải từ các đống rác chứa nhiều chất độc hại, kim loại nặng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp; các loại túi nilon đựng rác khi chôn không bị phân hủy, tồn tại rất lâu trong đất dẫn đến làm giảm độ phì nhiêu đất.

Các phương pháp xử lý CTRSH như đốt, tái chế và các phương pháp khác như tái sử dụng, chế biến phân bón hữu cơ dần dần được sử dụng nhiều hơn, tuy nhiên tỷ lệ thay đổi này còn chậm và chưa đáng kể.

Đối với phương pháp ủ phân sinh học, xử lý rác thải thành phân compost thì từ

Xe rác thải Ép nước rác Rác vỉ, đầm,

nén Ô chứa rác

Hệ thống cống ngầm thu

nước rác Xử lý

Phun thuốc diệt ruồi, TOKAZEO, EM, đất đỏ

để cải thiện hoạt động của nhà máy xử lý rác hữu cơ về quy trình phân loại/xử lý rác hữu cơ của nhà máy Kiêu Kỵ. Quy trình xử lý CTRSH thành phân compost tại nhà máy xử lý rác hữu cơ tại bãi rác Kiêu Kỵ được mô tả trong sơ đồ 4.6 dưới đây:

Sơ đồ 4.6. Quy trình xử lý CTRSH thành phân compost tại nhà máy xử lý rác hữu cơ tại Bãi xử lý rác Kiêu Kỵ

Nguồn: Phòng Kế hoạch công ty MTĐT Gia Lâm (2016) Các xe thu gom vận chuyển rác thải sau khi thu gom đầy CTRSH từ các điểm tập kết đến cổng nhà máy được đi qua cầu cân điện tử để xác định khối lượng, sau đó xe vào đổ rác tại sàn tiếp nhận rồi qua hệ thống rửa xe trước khi xe đi ra ngoài. Sau khi xe được vệ sinh xong, qua cầu cân để xác định khối lượng rác rồi tiếp tục hoạt động thu gom rác tại các điểm tập kết rác khác.

Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được tiếp nhận sẽ được sơ chế, phân loại. Về quy trình phân loại, sử dụng 3 kích thước sàng lọc khác nhau để xác định thành phần rác thải: 08 loại (kim loại, nhựa, thành phần hữu cơ, phế thải xây dựng, thuỷ tinh, bìa/giấy, ngao sò óc hến), và ba kích thước sàng khác nhau giúp xác định các

CTRSH

Sơ chế, Phân loại

Ủ sống (ủ cấp khi tự nhiêu) Ủ chín Tinh chế, đóng bao Sản phẩm Tái chế Chôn lấp

thành phần rác thải ở từng bước của quy trình, và cũng giúp đánh giá được hiệu quả hoạt động của dây truyền và đặc tính của rác thải đưa vào nhà máy.

Chất thải rắn sinh hoạt được đưa lên dây chuyền băng tải và được công nhân phân loại thủ công. Phần nguyên liệu có khả năng phân hủy sinh học, chủ yếu là các chất hữu cơ, được công nhân dùng xe đựng rác đẩy tay đưa sang khu vực ủ phân. Phần nguyên liệu có thể dùng để tái chế được công nhân lấy ra (giấy, bìa catông, nilon, nhựa, kim loại) và đưa chúng vào các thùng chứa đặt dưới sàn phân loại. Rác có kích thước nhỏ hơn 15 cm sẽ đi qua lỗ tròn xuống máy tách kim loại, tại đây các kim loại được giữa lại để mang đi tái chế, phần rác còn lại được đổ vào băng chuyền, các công nhân tiếp tục phân loại các chất thải rắn như: nhựa, nilon, kim loại còn sót lại. Phần nhựa, nilion được bán cho nhà máy tái chế để sản xuất ra nhựa hạt. Các nguyên liệu tái chế có giá trị khác bán ra thị trường. Rác sau giai đoạn phân loại này thường không còn giá trị tái chế (chất trơ) và được chuyển tới bãi chôn lấp.

Sau đó thành phần chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học được bổ sung thêm vi sinh, chất dinh dưỡng, độ ẩm phù hợp để tạo điều kiện tối ưu cho quá trình phân hủy của vi sinh vật. Sau khi bổ sung phụ gia, rác được chuyển vào ô chứa rác hữu cơ để chuẩn bị đem đi ủ sống. Thời gian ủ sống là 20 – 22 ngày. Sau khi kết thúc giai đoạn ủ sống, rác được chuyển sang nhà ủ chín và được đánh luống.

Nhà ủ chín rộng 2.200 m2, trong quá trình ủ phải đảo trộn và kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm thường xuyên và quá trình đảo trộn với tần suất là từ 1 – 2 lần trong 1 tuần để đảm bảo cho rác tơi xốp và quá trình phân hủy diễn ra đồng đều. Thời gian ủ chínn vào khoảng 28 – 30 ngày.

Sản phẩm phân sau khi được ủ chín và đánh luống sẽ được cho vào thiết bị tuyển từ để tách kim loại còn sót lại trong phân. Sau khi tách kim loại xong, phân được cho vào thiết bị sàng quay để tách phần rác thải chưa phân hủy (chưa hoai mục). Hỗn hợp phân sau khi tách kim loại được cho vào thiết bị sàng quay, khi thiết bị khởi động, phần chất thải có kích thước nhỏ (đã hoai mục) sẽ lọt qua khe hở của thiết bị sàng và được thu công nhân thu gom lại. Phần chất thải còn sót lại trong thiết bị được đem đi xử lý (có thể đem ủ lại nếu phần rác là hợp chất hữu cơ hoặc có thể đem chôn lấp nếu phần rác khó phân hủy). Phần phân qua thiết bị sàng được công nhân cho vào thiết bị nghiền để nghiền mịn phân.

Mùn compost và phân hữu cơ được sản xuất từ CTRSH sau khi kiểm tra đạt chất lượng theo quy định tại Thông tư 36/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, được vận chuyển đến kho thành phẩm để lưu trữ

và tiêu thụ trên thị trường. Tuy nhiên đó, các phân tích về chất lượng sản phẩm compost của nhà máy xử lý rác hữu cơ tại bãi xử lý rác Kiêu Kỵ cho thấy kết quả không mấy khả quan, chất lượng của các sản phẩm phân compost là không cao.

Bất cập lớn tại bãi xử lý rác thải tập trung Kiêu Kỵ là đã được đưa vào sử dụng từ năm 2004, nhưng bãi xử lý rác này hiện nay đã quá tải nên trong thời gian tới CTRSH của toàn huyện sẽ hạn chế tập kết tại đây mà bãi rác Kiêu Kỵ sẽ tập trung xử lý lượng rác còn tồn đọng từ khá lâu. Thêm vào đó, trong những năm gần đây, lượng rác thải trên địa bàn ngày càng tăng nhanh và thành phần ngày càng phức tạp do mật độ dân cư đông đúc và hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển dẫn đến tình trạng tồn đọng rác chưa xử lý kịp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 92 - 105)