Định hướng trong quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 108 - 109)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1.Định hướng trong quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa

4.3. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn

4.3.1.Định hướng trong quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa

bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới

Trong giai đoạn tới từ 2017 đến 2025, huyện Gia Lâm định hướng có những bước thay đổi toàn diện trong công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt:

Thứ nhất, quy hoạch đồng bộ từ quy hoạch đất đai, hạ tầng hệ thống giao thông, khu dân cư, các địa điểm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, khu xử lý rác thải, khu xử lý nước thải.

Thứ hai, huyện Gia Lâm hướng mới mục tiêu giảm thải tại nguồn, tiếp tục phát huy và đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác phân loại tại nguồn, thu gom rác thải sinh hoạt và duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện. Thông qua các hoạt động này nhằm hạn chế gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường và cảnh quan trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh công tác phân loại rác tại nguồn theo hướng phân chia địa bàn các huyện thành nhiều vùng khác nhau để áp dụng các phương thức phân loại, thu gom phù hợp; kết hợp với việc phân loại tại các trạm trung chuyển nhằm tăng hiệu quả xử lý, tái chế rác thải, giảm tỷ lệ chất thải phải vận chuyển đi chôn lấp, xử lý. Toàn huyện phấn đấu đến năm 2025: tỷ lệ rác thải được phân loại đạt trên 35%; không còn các điểm tồn đọng rác, trên 95% khối lượng rác thải được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý rác hợp vệ sinh (trong đó đô thị đạt tỷ lệ 100%, nông thôn đạt tỷ lệ trên 85%).

Thứ ba, huyện tiếp tục đầu tư công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện đại với tiêu chí hạn chế chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh, chuyển dần sang các phương pháp như tái chế, tái sử dụng, chế biến ủ phân sinh học... Xây dựng lộ trình ưu tiên áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tiên tiến, cụ thể: từ năm 2016 - 2020, tiếp tục lựa chọn công nghệ chôn lấp và xử lý hợp vệ sinh, nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý CTR bằng phương pháp đốt phát điện; từ năm 2020 - 2025, lựa chọn công nghệ tái chế, thu hồi là công nghệ chủ đạo, đốt một phần, hoặc đốt có thu hồi năng lượng; kết hợp với chôn lấp hợp vệ sinh tại chỗ, hướng tới mô hình xử lý rác thải 3R hoàn chỉnh cho huyện.

Thứ tư, cơ giới hóa công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên toàn huyện, xây dựng mô hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế, tiết kiệm chi Ngân sách. Hướng tới năm 2025, quá trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Gia Lâm sẽ từng bước được cơ giới hóa với công nghệ tiên tiến, từng bước hạn chế phương thức thu gom bằng xe đẩy 3 bánh thủ công lạc hậu. Đội ngũ vệ sinh viên được xây dựng đáp ứng yêu cầu đổi mới quy trình thu gom và cơ giới hóa duy trì vệ sinh môi trường. Tỷ lệ cơ giới hóa công tác duy trì vệ sinh môi trường đạt trên 80%.

Thứ năm, xã hội hóa công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt, nâng cao tư nhân hóa trong đầu tư thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 108 - 109)