Trình độ học vấn của nhânviên VSMT huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 81 - 82)

STT Trình độ Số lượng Tỷ Lệ (%) 1. Không đi học 0 0 2. Tốt nghiệp tiểu học 4 13,33 3. Tốt nghiệp THCS 16 53,33 4. Tốt nghiệp THPT 8 26,67 5. Trung cấp 2 6,67 Tổng 30 100

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tại huyện Gia Lâm (2016) Về hình thức làm việc, 100% nhân viên VSMT được hỏi cho biết rằng họ làm việc theo hình thức theo ca (sáng, tối) và được luân phiên ca theo ngày giữa các thành viên trong tổ. Hình thức này là hợp lý với đặc điểm và thời gian của hoạt động thu gom CTRSH tại các hộ gia đình. Tuy nhiên theo kết quả điều tra khảo sát các nhân viên VSMT có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian này.

Theo bảng 4.13, không có nhân viên nào được hỏi cho rằng thời gian làm việc là quá ít, chỉ có 9 người tương đương với 30% người được hỏi thấy thời gian làm việc là hợp lý trong khi đó có đến 21 người tương đương với 70% người được hỏi thấy thời gian làm việc là quá nhiều. Nguyên nhân là do hình thức thu gom CTRSH chủ yếu của các tổ VSMT trên địa bàn huyện là sử dụng xe đẩy rác 3 bánh bằng tay tốn rất nhiều sức lực, thêm vào đó thời tiết mưa hay nắng vẫn phải tiến hành thu gom rác, công việc rất vất vả nên thời gian làm việc cần được rút ngắn hơn. Các đánh giá của nhân viên VSMT được thể hiện cụ thể trong bảng 4.13 dưới đây:

Bảng 4.13. Kết quả đánh giá của nhân viên VSMT huyện Gia Lâm về thời gian làm việc

STT Địa phương Hợp lý Quá nhiều

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Trâu Quỳ 2 6,67 8 26,67

2. Đa Tốn 4 13,33 6 20

3. Ninh Hiệp 3 10 7 23,33

Tổng 9 30 21 70

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tại huyện Gia Lâm (2016) Mức thu nhập trung bình của nhân viên VSMT tại công ty MTĐT Gia Lâm được quy định trong bảng 4.14 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 81 - 82)