Kết quả phân loại CTRSH tại huyện Gia Lâm qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 70 - 75)

STT Tiêu chí ĐVT 2005 2010 2015 2016

1. Khối lượng CTRSH Tấn 55.021 63.430 78.544 83.340 2. Khối lượng CTRSH được phân loại

Trong đó:

- Do hộ gia đình phân loại - Do cơ quan, đơn vị phân loại

Tấn Tấn Tấn 2.916 0 2.916 21.566 14.194 7.372 6.284 0 6.284 6.100 0 6.100 3. Tỷ lệ CTRSH được phân loại % 5,03 34,00 8,00 7,32 Nguồn: Phòng TNMT huyện Gia Lâm (2016) Theo số liệu bảng 4.6 trên ta thấy tỷ lệ CTRSH trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2005 – 2016 có sự biến động khá lớn. Nguyên nhân là do từ trước năm

mạnh là kết quả của chương trình “Phân loại rác tại nguồn” mà huyện Gia Lâm phát động vào năm 2009 được người dân ủng hộ và thực hiện có hiệu quả rất tốt như đã phân tích ở trên. Đến năm 2015 tỷ lệ CTRSH được phân loại chỉ đạt 8% và đến năm 2016 giảm còn 7,32% là do chương trình “Phân loại rác tại nguồn” không còn được tuyên truyền, việc giám sát thực hiện thiếu chặt chẽ từ sau năm 2012, thêm vào đó, ý thức người dân về phân loại rác giảm dần. Tỷ lệ 10,32% rác thải được phân loại năm 2016 là rác thải được thu gom tại các cơ quan, trường học, một số ít cơ sở kinh doanh, đến nay công tác phân loại CTRSH tại các hộ gia đình là không còn.

Sự thất bại trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt, cụ thể thất bại của Chương trình “Phân loại tại nguồn” năm 2009 là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do sự thất bại trong việc quản lý công tác thu gom của các nhân viên VSMT. Trong khi mỗi hộ gia đình được phát 2 thùng nhựa để phân loại CTRSH và người dân đã thực hiện phân loại nhưng khi thu gom mỗi nhân viên VSMT chỉ sử dụng một xe đẩy CTRSH nên đổ chung, lẫn lộn các loại rác với nhau. Bên cạnh đó, do ý thức người dân trên địa bàn huyện chưa cao, tính tự giác thấp thêm vào đó các hoạt động tuyên truyền, giám sát ngày càng ít nên dẫn đến tình trạng người dân không thực hiện phân loại CTRSH.

Tất cả hộ gia đình được hỏi đều không phân loại CTRSH trước khi đem đi đổ, các loại CTRSH thường được đổ chung lẫn lộn. Theo kết quả điều tra tại các hộ gia đình, tất cả các hộ không được cung cấp dụng cụ để phân loại CTRSH. Chỉ có 6 hộ trên tổng số 150 tương đương với 2,67% hộ được hỏi tiến hành phân loại CTRSH, trong đó ở khu vực xã chỉ có 1 hộ và khu vực thị trấn có 5 hộ. Tuy nhiên, các hộ có phân loại CTRSH nhưng không duy trì đều đặn, thêm vào đó việc phân loại chưa chính xác và chưa triệt để, chỉ dừng lại ở việc bỏ thức ăn thừa để cho các gia đình chăn nuôi gia súc riêng với các loại rác khác.

Theo quan sát thực tế, trên địa bàn huyện Gia Lâm các loại túi nilon được sử dụng tràn lan trong các hoạt động kinh tế xã hội, chủ yếu là loại túi siêu mỏng, khi thải bỏ rất khó thu gom toàn bộ. Chất thải là các loại túi nilon chiếm khối lượng khá lớn trong thành phần nhựa được thải ra. Các loại túi nilon này nhỏ, mỏng, ít có giá trị đối với người thu gom, tái chế nên tồn tại khá nhiều trong các bãi chôn lấp và hầu như không bị phân hủy. Túi nilon nếu bị đốt ở bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí do phát thải các khí ô nhiễm như HCl, VOC, Dioxin, Furan...

Theo kết quả điều tra của Cục Kiểm soát ô nhiễm trong báo cáo Hội thảo Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì nilon khó phân hủy tháng 10 năm 2011 cho thấy gần 50% số hộ gia đình sử dụng hơn 8 bao bì nilon 1 ngày;

35,1% số hộ sử dụng trên 10 bao bì. Tính trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng 223 bao bì một tháng, tương đương với 1 kg bao bì một tháng, trong đó đến 98,7 % là bao bì nilon khó phân hủy.

Tính trung bình, mỗi hộ gia đình thải khoảng 3 - 10 túi nilon các loại/ngày (ước trung bình mỗi người thải ra 0,2 - 1 túi nilon/người/ngày. Với dân số năm 2016 trên địa bàn huyện Gia Lâm là 271.000 người thì lượng nhựa là túi nilon thải ra mỗi ngày tại huyện là vào khoảng 600kg nhựa/ngày (ước tính 500 túi/kg). Việc sử dụng túi nilon tràn lan là sự bất cập đối với Gia Lâm nói chung và cả nước nói chung, cần tìm phương án giải quyết để giảm thiểu tình trạng này.

Từ các phân tích trên đây, ta thấy rằng công tác quản lý nhà nước về phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn huyện Gia Lâm là không tốt, kém hiệu quả. Để các giải pháp QLNN về phân loại CTRSH phát huy hiệu quả thực sự, đi vào nề nếp, tạo thành thói quen của cộng dồng dân cư và có thể triển khai mở rộng phạm vi đòi hỏi các cơ quan QLNN cần có chính sách quản lý đồng bộ hơn như xây dựng cơ chế tài chính khuyến khích cho công việc thu gom, vận chuyển rác thải phân loại, các ngành, đoàn thể vào cuộc truyền thông liên tục và tự nguyện hơn.

b. Quản lý thu gom, vận chuyển

Hiện nay trên địa bàn huyện Gia Lâm có hai lực lượng thu gom CTRSH song song đó là: Công ty Môi trường đô thị Gia Lâm và các lực lượng tư nhân bao gồm các công ty, những người có thể tham gia một cách tự phát vào quá trình thu gom và vận chuyển CTRSH.

Tính đến hết năm 2016, công ty Môi trường đô thị Gia Lâm đã quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải cho 100% xã, thị trấn trên địa bàn, trong đó tỷ lệ thu gom, xử lý khu vực 2 thị trấn Trâu Quỳ và Yên Viên đạt 100% hộ, vùng nông thôn đạt 80% hộ. Trước năm 2015, tại huyện Gia Lâm có 2 hình thức thu gom:

- Mô hình chuyên quản do công ty MTĐT Gia Lâm phụ trách áp dụng cho 2 khu vực thị trấn Yên Viên, Trâu Quỳ, các tuyến đường Kiêu Kỵ, Ỷ Lan, Nguyễn Đức Thuận, Cổ Bi, đường qua khu công nghiệp Phú Thị, Phố Keo, đường Ninh Hiệp, Yên Thường, Dương Quang và đường Đa Tốn.

- Mô hình tự quản có sự tham gia của cộng đồng đối với các xã còn lại. Đến năm 2016, công ty MTĐT Gia Lâm đã tiếp quản tất cả các tổ đội vệ sinh môi trường tại 22 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Mô hình thu gom trên địa bàn

huyện hiện nay 100% theo mô hình chuyên quản do công ty MTĐT Gia Lâm trực tiếp quản lý. Mô hình chuyên quản được thể hiện trong sơ đồ 4.2 sau:

Sơ đồ 4.2. Mô hình chuyên quản thu gom rác huyện Gia Lâm

Nguồn: Phòng Kế hoạch công ty MTĐT Gia Lâm (2016) Công tác thu gom rác trên địa bàn huyện Gia Lâm được xây dựng với 3 hình thức, gồm: thu gom rác bằng xe ô tô cuốn ép tải trọng dưới 2,5 tấn trên các tuyến phố chính; thu gom rác bằng thùng 220L, 500L và 660L đặt cố định theo giờ và thu gom rác bằng xe gom 3 bánh đẩy tay.

Dụng cụ lao động của nhân viên thu gom bao gồm chổi dài 1,2m, kẻng, xẻng, xe đẩy rác. Phương thức thu gom CTRSH tại hộ gia đình và ngõ phố được sử dụng chủ yếu là thu gom bằng xe gom 3 bánh đẩy tay tuy nhiên phương thức này có nhược điểm lớn là sử dụng quá nhiều xe gom rác đẩy tay, nhiều thùng rác đặt trên ngõ phố. Việc lưu chứa rác tại các thùng rác đặt trên đường ảnh hưởng đến môi trường, mỹ quan đô thị, đường làng ngõ xóm và ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại huyện Gia Lâm được thực hiện theo ngày và theo quy trình 2 bước:

- Bước 1: Thu gom CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình ra điểm tập kết của thôn, xã rồi dùng xe ép rác có trọng tải dưới 2,5 tấn chuyên chở tới các điểm tập kết rác và được thanh toán theo tấn. Công việc này là do tổ đội VSMT dùng các xe gom rác đẩy tay, đi vào các đường làng, ngõ xóm của từng thôn, xã gom rác lại chuyển

Rác thải hộ gia đình Rác chợ Chân điểm rác Rác khu TMDV Bãi xử lý rác Rác trường học, cơ quan Tổ thu gom Tổ thu gom Tổ vận chuyển

ra địa điểm tập kết được bố trí sẵn bằng các thùng container. Kinh phí duy trì hoạt động tổ thu gom được lấy từ nguồn nộp phí vệ sinh môi trường của các hộ gia đình. Việc thu phí và mức phí hầu hết là do vệ sinh viên thỏa thuận và trực tiếp thu.

- Bước 2: Vận chuyển CTRSH từ các điểm tập kết của xã, thôn về bãi xử lý rác. Theo đó, từ điểm tập kết, công ty MTĐT dùng các xe chuyên dùng có trọng tải trên 10 tấn chở rác tới bãi xử lý rác để xử lý và cũng được thanh toán theo tấn. Mỗi ngày theo hợp đồng, công ty MTĐT Gia Lâm phải thu gom một lượng CTRSH khoảng 150 tấn và được vận chuyển, xử lý lại bãi rác Kiêu Kỵ và bãi rác Nam Sơn.

Ngoài ra, công ty MTĐT Gia Lâm cũng chủ động phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức nhiều buổi ra quân tổng vệ sinh, thu phế thải tồn đọng nhân dịp hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6, chào mừng Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, giải phóng Thủ đô 10/10...; duy trì thường xuyên phong trào tổng vệ sinh vào thứ 7 hàng tuần theo Chỉ thị 04 của UBND Thành phố Hà Nội; tích cực tham gia lực lượng liên ngành của huyện chỉnh trang hè phố, ngõ xóm đảm bảo văn minh đô thị.

Mặc dù chính quyền huyện đã có những chủ trương, hành động cụ thể để công tác VSMT trên địa bàn toàn huyện Gia Lâm có nhiều thay đổi tích cực, tuy nhiên công tác VSMT, thu gom CTRSH tại huyện vẫn còn tồn tại những bất cập dẫn đến hiệu quả chưa cao. Theo quy định, với những thùng thu gom rác được tập kết tại vị trí quy định, sau khoảng hai tiếng sẽ được xe chuyên dụng đến chở đi. Các thùng rác khi tập kết đều phải che phủ bạt để tránh phát tán ô nhiễm. Tuy nhiên vì các nhân viên tổ VSMT không thực hiện đúng quy trình, chậm trễ trong công tác thu gom nên gây ra tình trạng CTRSH tập kết tại các tuyến đường tồn đọng, gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến giao thông và mỹ quan đường phố.

Một bất cập khác trong thu gom CTRSH là ở khối xã. Trước hết, công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thủ công, nên hiệu quả thu gom không những không cao mà còn gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của người dân. Thứ hai, một số điểm tập kết CTRSH tại các địa phương chưa thực hiện tốt công tác đảm bảo VSMT, gây bức xúc cho dân cư trong khu vực.

Một nhược điểm khác của công tác QLNN về thu gom, vận chuyển CTRSH đó là nhiều địa phương chưa thật sự chú trọng công tác tuyên truyền để người dân thay đổi thói quen xấu, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; chưa áp dụng các chế tài xử phạt hành vi xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường. Một bộ phận người dân

không đổ rác theo thời gian, địa điểm quy định, còn tồn tại tình trạng những bãi rác tự phát tại các địa phương (các bãi đất trống, ven sông,…).

Từ sau khoảng hai mươi hai giờ đêm khi đường, phố bắt đầu thưa người, có thể quan sát thấy rác chất đầy ở góc các ngã ba, ngã tư, vỉa hè, lề đường, thậm chí được vứt ra cả lòng đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Thêm vào đó, còn có tình trạng người dân vứt rác vào các góc, khe tường, phải sau vài ngày khi rác bị phân hủy bốc mùi thì nhân viên vệ sinh môi trường mới phát hiện ra và tiến hành thu gom. Theo các nhân viên vệ sinh môi trường thì tất cả những nơi nào trống đều có nguy cơ trở thành điểm đổ rác tự phát của người dân. Khi nhân viên VSMT đến phát hiện sớm thì thu gom, nếu không thì xe cộ chạy qua hoặc các loại động vật như chó, mèo sẽ bới, tha lung tung khắp đường gây mất vệ sinh.

Theo như thỏa thuận giữa công ty MTĐT Gia Lâm và các tổ VSMT với địa phương và các hộ gia đình, công tác thu gom CTRSH tại các hộ gia đình được thực hiện hàng ngày tại 4 khu vực xã thị trấn đó là: thị trấn Trâu Quỳ, thị trấn Yên Viên, xã Bát Tràng và xã Dương Xá; các xã còn lại tổ chức thu gom cách nhật (2 ngày thu gom 1 lần). Tuy nhiên theo điều tra khảo sát các hộ, tần suất thu gom thực tế được thể hiện ở bảng 4.7 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 70 - 75)