Các bãi xử lý rác thải tại huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 88 - 90)

Bảng 4.18. Các bãi xử lý rác thải tại huyện Gia Lâm

Tên Thời gian

hoạt động Diện tích (ha) Cs thiết kế (tấn/ngày) Cs thực tế (tấn/ngày) Phương pháp xử lý chủ yếu Bãi xử lý rác Kiêu Kỵ 1999 – 2040 (dự kiến) 6,1 150 230 - Chôn lấp - Thiêu đốt Khu xử lý rác Phù Đổng Đang xây dựng 20 500 - - Thiêu đốt - Ủ sinh học hiếu khí sau đem chôn lấp và thiêu đốt Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Gia Lâm (2016) Công ty Môi trường và đô thị Gia Lâm bắt đầu quản lý vận hành bãi xử lý rác thải sinh hoạt nằm trên địa bàn xã Kiêu Kỵ từ năm 1999, đây là nơi tiếp nhận rác

sinh hoạt và cả rác thủ công nghiệp của 2 thị trấn, 20 xã của huyện Gia Lâm và một phần rác của quận Long Biên.

Qua bảng 4.18 trên ta thấy bãi rác Kiêu Kỵ được xây dựng trên diện tích 6,1 ha với công suất thiết kế 150 tấn/ngày. Bãi rác này gồm khu vực chôn lấp (5 hố): 3 ô chôn lấp rác, 1 hồ sinh học, 1 hồ lắng cuối và hơn 7.500m2 dài cây xanh cách ly và một nhà máy xử lý rác hữu cơ được xây dựng năm 2008 để sản xuất phân vi sinh từ rác thải hữu cơ. Cho đến nay quy mô này là quá nhỏ và có công nghệ xử lý lạc hậu, diện tích chôn lấp rác ngày càng thu hẹp không đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo xây dựng nông thôn mới của các địa phương trong những năm tới. Cùng với đó, khối lượng CTRSH thực tế mỗi ngày cần xử lý lên tới 230 tấn/ngày vượt xa công suất thiết kế là 150 tấn/ngày, dấn đến quá tải và gây tồn đọng rác thải chưa xử lý.

Trong thời gian tới, Khu xử lý rác Phù Đổng tại xã Phù Đổng được xây dựng trên diện tích 20 ha với công suất thiết kế 500 tấn/ngày và đưa vào hoạt động sẽ đáp ứng tốt hơn công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện. Qua đó giải quyết triệt để vấn đề VSMT, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, tạo bước đà để huyện phát triển kinh tế một cách bền vững, hiệu quả.

Bên cạnh đó, ngày 15/7/2016, Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Cụm công nghiệp Phú Thị, Gia Lâm được khởi công. Hệ thống xử lý nước thải tập trung Cụm công nghiệp Phú Thị có công suất 500m3/ngày đêm, được xây dựng trên diện tích 2.700m2, gồm các hạng mục: hệ thống thu gom, bể lắng, lọc, nhà vận hành và hàng rào bảo vệ trạm, thiết bị công nghệ,... Tổng mức đầu tư của dự án là 16,788 tỷ đồng (trong đó, xây lắp là 7, 661 đồng, thiết bị là 5,998 tỷ đồng). Hiện tại CTRSH của huyện Gia Lâm được xử lý tập trung tại 2 bãi xử lý rác: bãi rác Kiêu Kỵ thuộc xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm và khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn thuộc huyện Sóc Sơn. Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Gia Lâm sau khi được thu gom tại các xã, thị trấn sẽ được công ty MTĐT vận chuyển tới bãi rác Kiêu Kỵ và khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn để xử lý tập trung.

Việc xử lý rác thải tại bãi rác Kiêu Kỵ do công ty MTĐT Gia Lâm trực tiếp quản lý. Bên cạnh đó, công ty MTĐT Gia Lâm ký hợp đồng xử lý rác thải với Chi nhánh Urenco 8 (thuộc công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội) đơn vị quản lý khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn để tiến hành xử lý rác thải của huyện Gia Lâm.

Mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung Gia Lâm được thể hiện trong sơ đồ 4.3 dưới đây:

Vậ n chu yển Vậ n chu yển

Sơ đồ 4.3. Mô hình xử lý rác tập trung tại huyện Gia Lâm

Nguồn: Kết quả điều tra tại huyện Gia Lâm (2016) Khối lượng và cơ cấu các phương pháp xử lý CTRSH của huyện Gia Lâm tại bãi rác Kiêu Kỵ và khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn được thể hiện trong bảng 4.19 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 88 - 90)