Mô hình xử lý rác tập trung tại huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 90 - 93)

Nguồn: Kết quả điều tra tại huyện Gia Lâm (2016) Khối lượng và cơ cấu các phương pháp xử lý CTRSH của huyện Gia Lâm tại bãi rác Kiêu Kỵ và khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn được thể hiện trong bảng 4.19 sau:

Bảng 4.19. Các phương pháp xử lý CTRSH của Gia Lâm năm 2016

STT Phương pháp

Bãi rác Kiêu Kỵ Bãi rác Nam Sơn Huyện Gia Lâm

Khối lượng (tấn) CC (%) Khối lượng (tấn) CC (%) Khối lượng (tấn) CC (%) 1. Chôn lấp 1.325,13 3,36 38.082,03 96,64 39.407,16 100 2. Ủ phân mùn (compost) 16.757,60 100 0 0 16.757,60 100 Tổng 18.082,73 32,2 38.082,0367,8 56.164,76 100 Vận chuyển Vận chuyển

Theo kết quả tổng hợp được từ phòng Kế hoạch công ty MTĐT Gia Lâm năm 2016, khoảng 3/4 (67,8%) khối lượng CTRSH của huyện Gia Lâm hiện nay được xử lý tại khu liên hiệp xử lý rác Nam Sơn. Trong số hơn 18.082 tấn CTRSH bãi rác Kiêu Kỵ tiếp nhận xử lý thì có đến 16.757,6 tấn tương đương với 92,67% lượng rác thải được xử lý theo phương pháp ủ phân mùn (compost). Nguyên nhân là do hiện nay bãi rác Kiêu Kỵ hết diện tích chôn lấp nên khối lượng rác thải tiếp nhận hàng năm ít mà tập trung xử lý khối lượng rác thải còn tồn đọng từ trước đến nay.

Không phải tất cả CTRSH tại huyện Gia Lâm được thu gom và xử lý ở các bãi rác mà một phần rác thải được người dân xử lý tại chỗ. Theo Báo cáo tổng kết công ty MTĐT Gia Lâm từ năm 2012 đến năm 2016, khối lượng rác thải trên địa bàn huyện được xử lý như trong bảng 4.20 sau đây:

Bảng 4.20. Tỷ lệ CTRSH xử lý tại bãi rác và xử lý tại chỗ huyện Gia Lâm

STT Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1. Tổng khối lượng 68.703 70.630 73.759 78.544 83.340 2. Xử lý tập trung 1.1. Khối lượng (tấn) 37.786,65 42.660,52 47.943,35 52.624,29 56.164,76 1.2. Cơ cấu (%) 55 60,04 65 67 67,39 3. Xử lý tại chỗ 2.1. Khối lượng (tấn) 30.916,35 27.969,48 25.815,65 25.919,71 27.175,24 2.2. Cơ cấu (%) 45 39,96 36 33 32,61

Nguồn: Phòng Kế hoạch công ty MTĐT Gia Lâm (2012 - 2016) Qua bảng 4.20, ta thấy tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt của huyện Gia Lâm được xử lý tập trung tại bãi xử lý rác tăng dần qua các năm, từ 55% năm 2012 lên đến 67,39% năm 2016. Cùng với đói tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được người dân xử lý tại chỗ giảm dần từ 45% năm 2012 xuống còn 32,61% năm 2016.

Do nhận được sự quan tâm và sự đầu tư của huyện cụ thể là hỗ trợ về kinh phí cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý cùng với sự phát triển của kinh tế huyên ngày càng tăng của các xã trên địa bàn huyện nên tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được người dân xử lý tại chỗ ngày càng giàm và tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được vận chuyển đến xử lý tại các bãi rác ngày càng tăng.

Các hộ gia đình tại địa bàn điều tra sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xử lý CTRSH cùng lúc. Các phương pháp mà người dân tại huyện Gia Lâm sử dụng để xử lý CTRSH được thể hiện trong bảng 4.21 dưới đây:

Bảng 4.21. Phương pháp xử lý CTRSH của người dân tại huyện Gia Lâm

STT Chỉ tiêu

Trâu Quỳ Đa Tốn Ninh Hiệp Huyện

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1. Đốt 0 0 11 22 13 26,00 26 17,33 2. Chôn lấp tại nhà 0 0 6 12,00 4 8,00 10 6,67 3. Bán phế liệu 9 18,00 31 62,00 28 56,00 68 45,33 4. Vứt ra môi trường 12 24,00 19 38,00 23 46,00 54 36,00 5. Đổ theo giờ quy định 41 84,00 36 72,00 33 66,00 110 73,33 Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tại huyện Gia Lâm (2016) Qua bảng 4.21 ta thấy phần lớn CTRSH tại huyện Gia Lâm được đem đổ theo đúng quy định di người dân mang rác đến chân điểm tập kết rác thải hoặc mang đổ rác theo giờ thu gom quy định. Tỷ lệ đổ rác theo giờ quy định tại địa bàn nghiên cứu đạt 73,33%, trong đó tại khu vực thị trấn người dân chấp hành tốt hơn nên tỷ lệ này cao hơn đạt 84%.

Tuy nhiên tình trạng CTRSH được vứt ra ngoài môi trường diễn ra khá phổ biến. Trong 150 hộ được hỏi thì có tới 54 hộ chiếm 36% hộ có hành vi vứt rác bừa bãi ra môi trường không theo đúng quy định. Đặc biệt là tại khu vực nông thôn, tại xã Đa Tốn tỷ lệ này là 38% và tại xã Ninh Hiệp lên tới 46%.

Tại khu vực nông thôn, hiện nay nhiều hộ gia đình vẫn còn sử dụng phương pháp đốt và chôn lấp tại nhà để xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Do người dân chưa phân loại CTRSH đúng cách nên các loại rác độc hại được đem đốt và rác khó phân hủy được đem đi chôn như cao su, nilon lẫn vào các loại rác hữu cơ khác gây ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí, đất tại các khu vực này.

Ngoài ra, do diện tích các xã nông thôn rộng, các hộ gia đình sinh sống không tập trung. Có nhiều khu vực dân sinh sống sâu bên trong, ngõ nhỏ xa với đường lớn nên các nhân viên tổ vệ sinh không thực hiện thu gom đúng tần suất là cách nhật

rác bừa bãi khá cao đặc biệt là tại khu vực nông thôn. Lượng rác không được thu gom này thường được vứt, thải ra các bãi đất trống, ven các kênh mương, rãnh thoát nước gây tắc và mất vệ sinh môi trường. Đây là vấn đề bất cập cần quản lý trong công tác quản lý Nhà nước về CTRSH tại nông thôn.

Việc bán rác thải cho người thu gom phế liệu để tái chế cũng được nhiều hộ gia đình sử dụng để xử lý CTRSH. Các loại rác bán phế liệu chủ yếu bao gồm: giấy, bìa cát tông, chai lọ nhựa, hộp kim loại, vật liệu cao su,…Có tới 68 người chiếm 45,33% người được hỏi sử dụng phương pháp này.

Hoạt động tái chế chất thải rắn sinh hoạt huyện Gia Lâm

Sơ đồ quy trình và các đơn vị tham gia vào hoạt động tái chế CTRSH được thể hiện trong sơ đồ 4.4 sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 90 - 93)