Mức xử phạt đối với hành vi vứt, đổ rác không đúng quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 112)

STT Khối lượng rác vi

phạm (kg)

Tiền phạt/kg rác vi phạm (VNĐ)

Thời gian lao động công ích (giờ) 1. 1 đến < 3 100.000 5 2. 3 đến < 5 200.000 10 3. 5 đến 10 500.000 15 4. 10 đến 15 1.000.000 20 5. Trên 15 3.000.000 30

Bên cạnh hình thức xử phạt hành chính, huyện Gia Lâm cần đưa ra các quy định xử phạt phi hành chính, nhằm giải quyết, khắc phục hậu quả sau vi phạm, đó là lao động công ích bằng hình thức quét, dọn vệ sinh đường phố, các địa điểm công cộng. Bên cạnh đó, đưa công khai các cá nhân, tổ chức, đơn vị vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh địa phương để người dân tự ý thức được những hành vi không đúng, từ đó, nâng cao ý thức người dân, tạo thành

4.3.2.3. Giải pháp quản lý phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và quy trình thu gom, vận chuyển

a. Tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn

Nhằm giảm lượng chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt được phân loại, huyện Gia Lâm cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động truyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức người dân về tác hại của rác thải đối với môi trường. Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn tại địa phương do công ty Môi trường đô thị Gia Lâm phụ trách. Theo đó hướng dẫn người dân phân loại rác: tách riêng rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ, sử dụng các loại túi, thùng đựng rác có nắp đậy kín để chứa rác. Cụ thể mỗi hộ gia đình sẽ cần có 2 loại thùng rác với 2 màu sắc khác nhau:

- Thùng màu xanh để chứa rác hữu cơ;

- Thùng màu vàng để chứa rác cô cơ.

Bên cạnh đó, cần hướng dẫn người dân đổ rác đúng thời gian quy định, đổ rác đùng nơi quy định. Tuyên truyền tác hại của túi nilon nhằm giảm thiểu tình trạng sử dụng túi nilon bừa bãi như hiện nay.

Ngoài ra, huyện Gia Lâm cần xây dựng và và hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Mức thu phí vệ sinh môi trường bình quân theo đầu người hiện nay là chưa phù hợp, còn ở mức thấp, do đó người dân chưa thấy rõ được tầm quan trọng của loại dịch vụ này, chưa tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tham gia vào quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt. Từ đó, không khuyến khích được người dân giảm lượng rác thải sinh hoạt mà thực tế lượng rác thải ngày càng tăng, rác thải không được đổ, vứt đúng quy định.

Từ thực trạng thu phí trên, tác giả đề nghị thu thêm 20% lệ phí vệ sinh môi trường và thực hiện thưởng lại số phần trăm này cho những cá nhân, hộ gia đình và các cơ quan, đơn vị làm tốt công tác vệ sinh môi trường và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

b. Xây dựng quy trình tiêu chuẩn và phương án thu gom theo dòng chất thải

Về quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt, huyện Gia Lâm cần xây dựng áp dụng quy trình thu gom, vận chuyển tiêu chuẩn. Công ty Môi trường đô thị Gia

Lâm cần tăng cường tần suất thu gom chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện thu gom rác hàng ngày tại tất cả các địa phương. Việc thu gom rác thải sinh hoạt của các hộ dân, cơ quan đơn vị sẽ được thực hiện theo nguyên tắc “đúng cách, đúng chỗ, đúng giờ” với hình thức thu gom linh hoạt theo từng địa bàn. Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt cần được thực hiện hàng ngày và thời gian thu gom cần điều chỉnh bắt đầu muộn hơn và kết thúc sớm hơn so với khung giờ hiện tại cho phù hợp với thời gian sinh hoạt của hộ gia đình và thời gian làm việc của nhân viên tổ vệ sinh môi trường. Cụ thể như sau:

- Thời gian thu gom ở khối xã được thực hiện hai buổi: sáng từ 06 giờ đến 11 giờ, chiều từ 16 giờ đến 20 giờ;

- Khối thị trấn thực hiện thu gom từ 18 giờ đến 21 giờ. Việc thu gom được thực hiện kết hợp 4 phương thức:

- Các tuyến đường trục chính, tuyến đường liên xã, liên thôn được thu gom rác sinh hoạt bằng xe thu gom rác trực tiếp loại từ 2,5 m3 đến 6m3.

- Đối với các khu dân cư, đường phố, ngõ xóm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ và thị trấn Yên Viên thu gom rác bằng 2 loại thùng PE: 240 lít và 600 lít có nắp đậy đặt theo giờ.

- Đối với các tuyến đường ngõ xóm trên địa bàn 20 xã nông thôn, việc thu gom rác thải sinh hoạt được thực hiện bằng xe gom cải tiến (xe máy) có nắp đậy dung tích 500 lít. Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng ô tô tải loại nhỏ (2,5 tấn) thu gom rác trực tiếp từ nhà dân.

- Tại các khu vực đông dân cư, khu vực chợ có khối lượng rác thải lớn sẽ được đặt thùng container loại 2m3 theo giờ và sử dụng xe ô tô tải loại nhỏ 1 tấn để thu đổi thùng.

Để thuận tiện cho công tác xử lý rác thải sinh hoạt tại các bãi xử lý rác thải sau công tác thu gom, vận chuyển và tận dụng được tối đa các loại phế liệu có khả năng tái chế, đề tài mạnh dạn đề xuất phương án thu gom theo 2 dòng: chất thải rắn hữu cơ và chất thải rắn vô cơ. Phương án thu gom được thể hiện trong sơ đồ 4.7. Phương án thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo 2 dòng chất thải tại huyện Gia Lâm sau đây:

Sơ đồ 4.7. Phương án thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo 2 dòng chất thải tại huyện Gia Lâm

Theo như phương án này, đầu tiên chất thải rắn sinh hoạt được phân loại 2 lần:

- Lần 1 tại các nguồn thải và do chính chủ thể thải rác thực hiện phân loại. CTRSH sẽ được phân thành 2 loại: chất thải rắn hữu cơ và chất thải rắn vô cơ. Nhân viên VSMT sẽ tiến hành thu gom riêng từng loại. Đối với chất thải rắn hữu cơ do khối lượng lớn và dễ bị phân hủy sẽ dẫn đến tình trạng thối rữa gây mùi hôi thối nên phải được tiến hành thu gom hàng ngày. Đối với chất thải rắn vô cơ sẽ được thu gom 2 – 3 ngày một lần.

- Lần 2 phân loại tại các điểm tập kết rác thành 2 loại: chất thải rắn tái chế và chất thải rắn còn lại do các nhân viên tổ VSMT địa phương thực hiện phân loại.

Theo nguồn hữu cơ: Chất thải rắn được nhân viên vệ sinh môi trường tại địa phương thu gom và mang đến các điểm tập kết rác thải và vận chuyển đến

Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn hữu cơ Chất thải rắn vô cơ Điểm tập kết rác Bãi rác Kiêu Kỵ

Cơ sở tái chế Bãi rác Nam Sơn Chất thải rắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tái chế

Chất thải rắn còn lại Phân loại tại nguồn

Thu gom Thu gom

Phân loại Điểm tập kết rác

Bãi rác Kiêu Kỵ để xử lý theo phương pháp Ủ lấy chất mùn và làm phân bón (ủ phân compost).

Theo nguồn vô cơ:

(1) Chất thải rắn được nhân viên VSMT địa phương thu gom và mang đến các điểm tập kết rác thải.

(2) Sau đó các nhân viên VSMT tiến hành phân loại thành chất thải rắn có thể tái chế và các chất thải rắn còn lại không có khả năng tái chế.

(3) Các chất thải rắn có khả năng tái chế được đem bán cho các cơ sở, nhà máy tái chế tại địa phương.

(4) Các chất thải rắn còn lại được vận chuyển đến bãi rác Nam Sơn để xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

Bên cạnh việc áp dụng phương án thu gom rác theo 2 dòng rác thải, huyện cần xây dựng tiêu chuẩn các trạm trung chuyển rác và tiêu chuẩn phương tiện sử dụng để vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Các trạm trung chuyển cần có mái tre, cửa kín, nằm tại bãi đất trống, cách khu vực sinh sống ít nhất 500 m. Các phương tiện sử dụng để vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cần đạt tiêu chuẩn như: có bạt phủ, kín, không gây vương vãi rác thải ra đường, phố.

c. Đào tạo nhân viên vệ sinh môi trường

Tổ chức các buổi tập huấn kiến thức về quy hoạch điểm tập kết rác thải, thời gian thu gom, tập huấn kỹ năng cách thức, phương thức phân loại rác thải sinh hoạt cho các nhân viên vệ sinh môi trường tại các địa phương. Các buổi tập huấn được tổ chức mỗi tháng 1 lần do công ty MTĐT Gia Lâm phối hợp cùng với các tổ chức hội tại các xã thị trấn tại huyện Gia Lâm.

Ngoài ra, cần xây dựng các bài kiểm tra kỹ năng nghiệp vụ về phân loại, thu gom, tập kết rác cho nhân viên vệ sinh môi trường. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kĩ năng 3 tháng một lần. Khen thưởng đối với những nhân viên có kỹ năng nghiệp vụ tốt, phê bình, kỷ luật đối với những nhân viên không đủ kiến thức và kỹ năng trong công việc.

d. Xây dựng chế độ đãi ngộ xứng đáng cho cán bộ, nhân viên tham gia vào quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Đãi ngộ về vật chất: Tăng mức hỗ trợ cho nhân viên vệ sinh môi trường do tính chất công việc nặng nhọc và họ phải làm việc trong môi trường nguy hại. Mức

mức hỗ trợ cơ bản lên 150.000đ/tháng và có tăng theo hệ số tùy thuộc vào thâm niên làm việc.

Đãi ngộ về tinh thần: Chăm lo đời sống tinh thần cho cán bộ, nhân viên đặc biệt là các nhân viên vệ sinh môi trường. Những nhân viên VSMT luôn cho rằng công việc của họ là lao động tay chân, không được xã hội đánh giá cao vì vậy sự nỗ lực cống hiến là công cao, nhiều nhân viên còn làm việc hời hợt thiếu trách nhiệm. Do đó, cần có các hoạt động nâng cao tinh thần ngoài công việc khiến họ có thêm động lực để cống hiến hết mình cho công việc như du lịch hàng năm, chế độ hỗ trợ, ưu tiên cho con cái.

4.3.2.4. Giải pháp về quản lý xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Lựa chọn công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải rắn để tạo ra nguyên liệu và năng lượng. Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến, xử lý triệt để chất thải, giảm thiểu khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và bảo đảm vệ sinh, thân thiện môi trường. Các công nghệ áp dụng là: Tái chế, tái sử dụng – Chế biến – Đốt – Chôn lấp hợp vệ sinh. Riêng công nghệ xử lý chất thải rắn nguy hại: lựa chọn công nghệ tân tiến nhất, hiện đại, thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm môi trường, chi phí đầu tư và vận hành phù hợp với điều kiện kinh tế của huyện. Đặc biệt cần đẩy mạnh và khuyến khích tái chế rác thải sinh hoạt.

Huyện Gia Lâm xem xét đầu tư, áp dụng công nghệ điện rác mới nhất đó là xử lý CTRSH mà không cần phải phân loại, phát điện thắp sáng. Đây là công nghệ điện rác mới nhất, được vận hành đầu tiên tại tại Khu công nghiệp Đồng Văn 2, tỉnh Hà Nam vào tháng 3/2017. Công nghệ xử lý rác thải rắn bằng phương pháp khí hóa thiếu oxy tạo ra khí tổng hợp (syngas) làm nhiên liệu chạy máy phát điện (gọi tắt là công nghệ điện rác - WTE). Đặc điểm của công nghệ điện rác (WTE) là không cần phân loại rác từ đầu nguồn, không tốn quỹ đất chôn lấp, không phát thải thứ cấp, dây chuyền khép kín, không ống khói, không gây ô nhiễm không khí, thân thiện với môi trường.

4.3.2.5. Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá

Đầu tiên, cần ban hành các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Gia Lâm, trong đó có các nội dung cụ thể như:

- Phân công nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn của các cơ quan hành chính trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt;

- Yêu cầu chủ nguồn thải phân loại chất thải rắn tại nguồn thành hai loại hữu cơ và vô cơ;

- Quy định về việc đổ rác và thu gom đúng giờ và đúng nơi quy định;

- Quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về xả rác, thu gom, vận chuyển và xử lý rác gồm: mức xử phạt vi phạm hành chính, thời gian lao động công ích.

Thứ hai, cần đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thanh tra khảo sát tại các địa phương và các cán bộ phụ trách vệ sinh môi trường tại các xã, thị trấn (nhóm tự quản cấp cơ sở) trên địa bàn huyện. Quy trình đào tạo như sau:

- Phòng Tài nguyên môi trường huyện phối hợp với công ty MTĐT Gia Lâm tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ xã, thị trấn, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, cán bộ làm công tác môi trường, cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Cự chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của các xã, thị trấn về các nội dung: cách phân loại rác tại nguồn, lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn, lợi ích và cách sử dụng thùng rác thải làm phân hữu cơ,...

- Sau khi đã được tập huấn, cán bộ xã, thị trấn, cán bộ làm công tác môi trường, cán bộ các hội, đoàn thể của các xã, thị trấn sẽ tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi hợp tổ dân phố, họp quân dân chính, họp chi bộ, sinh hoạt hội viên của các đoàn thể hoặc tuyên truyền trực tiếp đến người dân tại các hộ gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm tự quản cấp cơ sở cần thực hiện đúng trách nhiệm của người hướng dẫn, dẫn dắt người dân trong tại địa phương thực hiện đúng các quy định được ban hành từ chính quyền, đồng thời phải kịp thời truyền tải những thông tin và ý kiến của người dân về các vấn đề nảy sinh trong hoạt động quản lý rác thải tới chính quyền cấp địa phương. Ngoài ra, nhóm tự quản cơ sở phải có cơ chế làm việc hiệu quả, tạo dựng lòng tin trong cộng đồng quần chúng, phải làm gương trong các hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải, phát huy vai trò của người thủ lĩnh trong cộng đồng. Cách thức quản lý và làm việc dựa trên nguyên tắc minh bạch, công khai và phản hồi kịp thời những thắc mắc của người dân trong quá trình tham gia quản lý rác thải.

chuyển và xử lý chất thải rắn để phòng ngừa cũng như kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm. Thành lập Tổ thanh tra liên ngành huyện, thực hiện thanh tra kiểm tra thường xuyên công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt bà xử phạt các hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại các địa phương 3 tháng một lần. UBND các địa phương thực hiện kiểm tra các hoạt động liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt hàng tháng.

Bên cạnh đó, kết hợp khảo sát thực tế và tổ chức các cuộc họp tổ dân phố, họp thôn để người dân đưa ra các ý kiến từ đó tổng kết các trường hợp vi phạm, những ý kiến đóng góp và đề xuất giải pháp của người dân nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương. Đưa công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và bảo vệ môi trường vào bình xét thi đua, xem đây là tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá, tổ dân phố văn hoá trong xây dựng nông thôn mới. Có hình thức khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân/đoàn thể thực hiện tốt trong quá trình quản lý rác thải sinh hoạt. Ở cấp độ tự quản cơ sở, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn và những thành viên trong ban quản lý có thể thực hiện những hoạt động khen thưởng ngay trong địa bàn thôn mình quản lý. Ngoài ra, cần tăng cường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 112)