Hoạt động quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý chất thả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 58 - 63)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện

4.1.2. Hoạt động quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quản lý chất thả

rắn sinh hoạt tại huyện Gia Lâm

Hoạt động quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng phục vụ quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Gia Lâm luôn được chú trọng phát triển trong các năm gần đây tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Theo quy hoạch, hiện tại trên toàn huyện có một bãi xử lý rác thải tại xã Kiêu Kỵ với bãi chôn lấp với 3 hố chôn, 1 nhà máy xử lý rác hữu cơ và nhà máy xử lý nước rỉ thải, xung quanh bãi rác có hệ thống cây xanh và 1 hồ nước. Bãi chôn lấp rác Kiêu Kỵ có quy mô nhỏ thì theo quy định khoảng cách từ chân công trình (khu dân cư) tới các bãi chôn lấp tối thiểu cuối hướng gió là 1.000 m, các hướng gió khác là 300 m. Tuy nhiên khoảng cách thực tế từ bãi chôn lấp này đến khu dân cư chưa đạt tiêu chuẩn, khoảng cách thực tế đến các công trình cuối hướng gió nhỏ hơn 1.000 m, gây nên tình trạng mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Trong thời gian tới, một dự án sẽ đánh dấu cho một bước tiến mới trong việc quản lý xử lý CTRSH tại huyện Gia Lâm đó là Khu liên hợp xử lý rác sinh hoạt tại Phù Đổng. Dự án đã nằm trong quy hoạch chung xây dựng huyện Gia Lâm được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 47/2009/QĐ-UBND ngày 20/01/2009 và được cụ thể hóa trong Đề án Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và đã được HĐND Thành phố thông qua tại nghị quyết số 23/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012.

Khu xử lý Phù Đổng xây dựng trên cơ sở đảm bảo khoảng cách vệ sinh môi trường đến công trình gần nhất 500m – 1.000m. Cụ thể, khoảng cách vệ sinh môi trường nhỏ nhất trạm xử lý chất thải rắn đến chân công trình dân dụng khác ≥ 500m và khoảng cách vệ sinh môi trường nhỏ nhất giữa hàng rào bãi chôn lấp chất thải rắn đến chân công trình dân dụng khác ≥ 1000m (Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc

Khu liên hợp xử rác sinh hoạt Phù Đổng được đầu tư từ nguồn ngân sách của Thành phố Hà Nội với công nghệ hiện đại, tiên tiến, dự kiến sau khi được đưa vào hoạt động sẽ ảnh hưởng rất ít đến môi trường không khí, nguồn nước và cảnh quan.

Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch bãi rác trên địa bàn huyện còn kém, tồn tại nhiều nhiều bãi rác tự phát, đặc biệt tại khu vực nông thôn. Tại các xã Ninh Hiệp, Lệ Chi, Trung Màu, Văn Đức, Kim Lan, Bát Tràng tình trạng CTRSH được đem đổ, thải, vứt khắp nơi: xung quanh các cánh đồng, bãi đất trống, kênh rạch và ven sông, tạo nên những bãi rác tự nhiên chất cao hàng mét, bốc mùi hôi thối, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sinh sống quanh khu vực.

Hiện nay tại huyện Gia Lâm chưa có quy hoạch trạm trung chuyển CTRSH. Trên địa bàn huyện chưa có trạm trung chuyển rác nào theo Nghị định số: 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu quy định về tiêu chuẩn trạm tập kết trung chuyển rác thải.

Theo kết quả điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Gia Lâm, cán bộ phòng Kế hoạch công ty MTĐT Gia Lâm và theo quy định của nhà nước về tiêu chuẩn của trạm trung chuyển rác thải thì trên địa bàn huyện hiện nay chưa có trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt đạt tiêu chuẩn. Hiện nay, tại huyện chỉ có quy hoạch các chân điểm rác.

Theo như quy định thì công ty MTĐT Gia Lâm không được phép tùy tiện lựa chọn chân điểm rác, địa điểm để đặt các xe và thùng chứa rác mà phải tiến hành xin ý kiến và được sự cho phép của thị trấn, tổ dân phố, xã, thôn. Trong trường hợp những tổ đội vệ sinh môi trường thu gom và tập kết chất thải rắn sinh hoạt sai vị trí sẽ bị thanh tra nội bộ của công ty xử phạt. Ngoài ra, với việc tập kết rác sai quy định, còn bị thanh tra xây dựng của huyện, công an khu vực xử lý do vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Theo quan sát thực tế, hiện nay theo quy hoạch tại huyện có 47 chân điểm rác tại 18 xã, thị trấn; tại 4 xã: Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Văn Đức và Kim Lan chưa có các chân điểm tập kết rác theo quy hoạch. Trong 47 chân điểm tập kết rác chỉ có 6 điểm tương ướng với 12,77% điểm có làm mái che để chứa các xe đẩy rác do công ty Môi trường đô thị Gia Lâm đầu tư xây dựng dưới sự quản lý của Ban Dự án huyện Gia Lâm. Trong 6 chân điêm rác có mái che thì chỉ có 2 điểm có giếng khoan hoặc máy bơm nước để rửa, vệ sinh sàn.

Phần lớn các chân điểm tập kết rác tại huyện Gia Lâm chỉ đổ nền bê tông, hoạt động còn sơ sài chưa tiến hành phân loại chất thải rắn sinh hoạt, chưa có hệ thống

cuốn ép rác và hệ thống nước rửa sạch nền. Không chỉ vậy, tất cả các điểm tập kết này đều nằm khá gần khu dân cư, còn tồn tại tình trạng chân điểm rác đang nằm trong lòng các khu dân cư, chưa đảm bảo khoảng cách vệ sinh môi trường.

Bằng phương pháp quan sát thực tế tại huyện Gia Lâm và theo kết quả điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ phòng Kế hoạch công ty MTĐT Gia Lâm và các cán bộ tại thị trấn Trâu Quỳ và 2 xã Ninh Hiệp, Đa Tốn, số lượng chân điểm tập kết rác đã được địa phương cho phép và số lượng các chân điểm tập kết rác tự phát tại các xã, thị trấn được hỏi thể hiện trong bảng 4.1. Chân điểm tập kết rác tại các điểm nghiên cứu ở huyện Gia Lâm dưới đây:

Bảng 4.1. Chân điểm tập kết rác tại các điểm nghiên cứu ở huyện Gia Lâm

STT Xã, TT

Theo quy hoạch Không theo quy

hoạch Tổng SL (chân điểm) CC (%) SL (chân điểm) CC (%) SL (chân điểm) CC (%) 1. Trâu Quỳ 2 40,0 3 60,0 5 100,0 2. Đa Tốn 3 42,9 4 57,1 7 100,0 3. Ninh Hiệp 0 0 6 100,0 6 100,0 Tổng 5 27,78 13 72,22 18 100,0

Nguồn: Kết quả phỏng vấn cán bộ địa phương tại huyện Gia Lâm (2016) Theo kết quả bảng 4.1, tại các địa phương được điều tra khảo sát, số lượng chân điểm rác theo quy hoạch là còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế tại các địa phương. Tỷ lệ số chân điểm rác theo quy hoạch chỉ đạt 27,88% trên tổng số chân điểm rác điều tra được. Trong 3 địa phương được điều tra thì xã Ninh Hiệp chưa có quy hoạch các chân điểm tập kết rác tại địa phương, dẫn đến tình trạng xuất hiện nhiều chân điểm rác tự phát.

Kết quả điều tra đánh giá của các hộ gia đình, các nhân viên tổ vệ sinh môi trường và các lãnh đạo cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Gia Lâm về nhận biết quy hoạch và tính phù hợp trong quy hoạch các chân điểm rác trên địa bàn được thể hiện trong bảng 4.2. Kết quả đánh giá về các chân điểm tập kết rác tại các điểm

Bảng 4.2. Kết quả đánh giá về các chân điểm tập kết rác tại các điểm nghiên cức ở huyện Gia Lâm

STT Địa phương

Trâu Quỳ Ninh Hiệp Đa Tốn

Tổng (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%)

II Nhận biết về quy hoạch

chân điểm rác

1.1 Công nhân VSMT 6 20,00 0 0 5 16,67 36,67 1.2 Lãnh đạo cơ quan, đơn vị 2 22,22 1 11,11 1 11,11 33,44

II Tính phù hợp

2.1 Các hộ gia đình 7 4,67 0 0 12 8 12,67

2.2 Công nhân VSMT 2 6,67 0 0 3 10 10,67

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tại huyện Gia Lâm (2016) Theo kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng 4.2 cho thấy 100% hộ gia đình được hỏi đều không biết về quy hoạch các chân điểm rác theo quy định tại địa phương mình. Trong 9 cơ quan, đơn vị được hỏi (trong đó bao gồm: 6 trường học, 3 cơ quan) tại 3 xã, thị trấn được điều tra chỉ có 4 đơn vị tương đương với 33,44% biết đến quy hoạch các chân điểm rác tại địa phương. Qua đó cho thấy rằng công tác phổ biến quy hoạch các chân điểm tập kết rác tại huyện Gia Lâm tới người dân còn kém, người dân và các cơ quan, đơn vị không nắm biết được để giám sát.

Thêm vào đó, chính các nhân viên tổ VSMT cũng không biết chính xác số lượng các chân điểm tập kết rác theo quy hoạch tại địa phương dẫn đến tình trạng rác được tập kết tự phát, không đúng nơi quy định. Trong 30 nhân viên tổ VSMT được hỏi chỉ có 11 người tương ứng với 36,67% người biết chính xác các chân điểm rác tại địa phương. Đây là thiếu xót lớn trong công tác phổ biến, tập huấn kiến thức cho nhân viên tổ VSMT tại các địa phương của công ty MTĐT Gia Lâm.

Về tính phù hợp bao gồm về số lượng, địa điểm và khoảng cách tới khu dân cư của các chân điểm tập kết rác, hầu hết người dân được hỏi đều không có ý kiến hoặc cho rằng các điểm tập kết rác không hợp lý. Chỉ có số lượng rất ít người được hỏi thấy các điểm tập kết rác hợp lý, cụ thể là 19/150 hộ và 5/30 nhân viên tổ VSMT.

Theo cán bộ các cơ quan, đơn vị, người dân và các công nhân tổ vệ sinh môi trường tại đây, các chân điểm rác quá ít, khu vực nông thôn có diện tích rộng nên việc đẩy rác đến chân điểm rác rất vất vả. Thêm vào đó, các chân điểm tập kết rác này nằm ngay trong khu vực dân cư sinh sống, thường ở ven các tuyến đường lớn gây ảnh hưởng đến giao thông, gây mất mỹ quan đường phố, thôn xóm đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Vì số lượng chân điểm tập kết rác là quá ít so với khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện Gia Lâm nên xuất hiện tình trạng hàng trăm điểm tập kết rác lớn nhỏ tự phát của các tổ vệ sinh môi trường và của người dân trái với quy định, không theo quy hoạch và tình trạng này có xu hướng ngày càng tăng.

Trên nhiều tuyến đường, phố, ngõ hẻm cứ đến chiều tối hoặc sáng sớm xuất hiện các xe đẩy rác và các thùng lớn chứa rác, tất cả đều chất đầy các loại rác thải sinh hoạt. Các xe đẩy rác và thùng chứa rác được tập kết thành những hàng dài và thường xuyên ở tình trạng không che phủ bạt nên bốc mùi hôi thối. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, những thùng rác thải được tập kết ven đường còn làm mất mỹ quan đường phố, tiềm ẩn nhiều hiểm họa đối với người tham gia giao thông.

Theo kết quả điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cán bộ xã thì nguyên nhân chủ yếu của việc xuất hiện các bãi rác tự phát là do trên địa bàn xã không có đất công để quy hoạch trạm tập kết rác thải hoặc đã kêu gọi người dân ủng hộ đất và giới thiệu các điểm để xây dựng điểm tập kết rác thải nhưng do công ty MTĐT Gia Lâm chưa thống nhất được với Ban quản lý Dự án huyện Gia Lâm để tiến hành đầu tư xây dựng.

Bên cạnh đó, giai đoạn 2011 - 2015 huyện luôn đẩy mạnh công tác quy hoạch và đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật và đã có nhiều bước đột phá, đạt được một số kết quả quan trọng. Trong 5 năm gần đây, trên địa bàn huyện Gia Lâm đã thực hiện 415 dự án xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với tổng mức đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng phục vụ cho giao thông nói chung và thuận tiện cho việc thu gom, vận chuyển CTRSH từ các xã, thị trấn tới khu xử lý rác thải nói riêng.

Mặc dù huyện Gia Lâm đã chú trọng đầu tư cơ sơ hạ tầng để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về CTRSH, nhưng việc quy hoạch trong đầu tư cơ sở hạ tầng này chưa mang tính tổng thể. Hạ tầng hệ thống giao thông nông thôn còn kém, nhiều tuyến đường nhỏ, gồ ghề, chưa được dải nhựa, bê tông gây khó khăn

Bên cạnh đó, các bãi đổ, bãi chôn lấp quy hoạch chưa đúng quy định, công tác quản lý bãi đổ rác còn chưa tốt dẫn đến tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều các bãi rác tự phát. Thêm vào đó, các điểm tập kết, trung chuyển CTRSH tại các địa phương chưa được bố trí hợp lý, chủ yếu đặt ngoài trời, không có mái che kín, không đảm bảo khoảng cách VSMT đến khu dân cư, gây mất mỹ quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 58 - 63)