Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 46 - 51)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình đất đai

Cẩm Giàng là huyện có lợi thế về phát triển nông nghiệp. Đất cho sử dụng nông nghiệp của huyện Cẩm Giàng chiếm diện tích lớn trên tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Với áp lực vì diện tích đất nông nghiệp có xu thế giảm dần, nhường đất cho các ngành kinh tế khác phát triển, huyện Cẩm Giàng đã có những bước đầu tư thích đáng để phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả nhằm đảo bảo nhu cầu trong huyện cũng như cung cấp cho thị trường bên ngoài.

Huyện đã xây dựng và tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn với 3 đề án: “Quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất cây hàng hoá giá trị kinh tế cao”; “Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản tập trung”; “Quy hoạch nông thôn mới, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi thiết yếu ở cơ sở” đạt kết quả khá rõ nét. Thực hiện tốt công tác quản lý đê điều, phòng chống lụt, bão, úng.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ giới hoá còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất

Theo số liệu điều tra dân số năm 2016, toàn huyện có 144.615 nhân khẩu. Trong đó, nam chiếm 49,01%, nữ chiếm 50,99%, dân số sống ở nông thôn là 133.050 người, thành thị là 11.565 người. Tuy nhiên, số lượng người nhìn chung có xu hướng giảm so với 2014.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2016 là 1,51% - Mật độ dân số khá cao đạt 1.226 người /1km2.

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện Cẩm Giàng mỗi năm tăng thêm khoảng 1.000 – 2.000 người, đến năm 2016 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 81.000 người, chiếm 56,01% tổng số dân, đây chủ yếu là lao động nông nghiệp và lao động phổ thông.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014 – 2016 Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 11.242,21 11.242,21 11.242,21 100 I. Đất nông nghiệp 7.407,82 65,89 7.377,65 65,62 7.377,65 65,62 99,5 100 99,75 1.1 Đất lúa 5.779,73 51,41 5.750,44 51,15 5.750,44 51,15 99,4 100 99,7

1.2 cây lâu năm 428,65 3,81 350,33 3,12 350,33 3,12 99,9 100 99,9

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1.199,44 10,67 1.198,67 10,66 1.198,67 10,66 99,9 100 99,9

II. Đất phi nông nghiệp 3.834,39 34,11 3.864,56 34,38 3.864,56 34,37 100,7 100 100,35

2.1 Đất ở 1.142,52 10,16 1.142,66 10,16 1.142,66 10,16 100 100 100

2.2 Đất chuyên dùng 1.969,37 17,52 1.999,29 17,78 1.999,29 17,78 101,5 100 100,75

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 32,72 0,29 22,77 0,2 22,77 0,2 100 100 100

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 113,71 1,01 113,82 1,01 113,82 1,01 100 100 100

2.5 Đất sông và mặt nước chuyên

dùng 576,07 5,12 576,07 5,12 576,07 5,12 100 100 100

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cẩm Giàng (2016)

Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm giai đoạn 2010 – 2015: 5 năm qua toàn huyện đã đào tạo nghề cho 8.842 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 21,19% năm 2010 lên 32,5% năm 2015, đạt 77% chỉ tiêu Đại hội. Đảng bộ và chính quyền địa phương quan tâm thực hiện tốt chính sách đối với người có công, người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội; thường xuyên phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện và được nhân dân hưởng ứng tích cực, duy trì nét văn hoá truyền thống trong cộng đồng dân cư.

Bảng 3.2. Thống kê dân số và lao động

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) - Dân số 144.719 100 144.690 100 144.615 100

- Phân theo giới tính

+ Nam 67.859 46,89 69.780 48,23 70.883 49,02

+ Nữ 76.860 53,11 74.910 51,77 73.732 50,98

- Khu Vực

+ Thành thị 11.042 7,63 11.373 7,86 11.565 8,00 + Nông thôn 133.677 92,37 133.317 92,14 133.505 92,00 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cẩm Giàng (2016) 3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế và tình hình phát triển nông nghiệp huyện Cẩm Giàng a. Cơ cấu kinh tế huyện Cẩm Giàng

Trong những năm tình hình phát triển kinh tế Cẩm Giàng đã có được những kết quả đáng chú ý. Tổng giá trị sản xuất có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2014 - 2016 (từ 2.861,385 triệu đồng lên 3.642,303 triệu đồng).

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn huyện trong giai đoạn 2014 - 2016 của Cẩm Giàng cũng đạt được những kết quả khá khả quan. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - thủy sản có xu hướng giảm (từ 20,29% năm 2014 xuống còn 19,37 năm 2016) thay vào đó là cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ có xu hướng tăng nhanh. Tính đến năm 2016 ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện, tiếp đến là ngành thương mại, dịch vụ (Bảng 3.3).

triển kinh tế chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện, kéo theo đó là mức sống và thu nhập của người dân địa phương ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Cẩm Giàng 3 năm (2014-2016)

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 phát triển (%) Tốc độ Số lượng (tr. đ) Tỷ lệ (%) Số lượng (tr. đ) Tỷ lệ (%) Số lượng (tr. đ) Tỷ lệ (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Tổng giá trị sản xuất 2.861,385 100 3.251,844 100 3.642,303 100 113,65 112.01 1. Nông nghiệp - thuỷ sản 598,639 20,92 635,858 19,55 705,623 19,37 106,22 110,97 2. Công nghiệp - xây dựng 1.311,2 45,82 1.511,269 46,47 1.689,33 46,38 115,26 111,78 3. Thương mại - dịch vụ 951,546 33,25 1.104,717 33,97 1.247,35 34,25 116.10 112,91

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cẩm Giàng (2016) b. Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Cẩm Giàng

Sản xuất nông nghiệp nói chung của huyện Cẩm Giàng chuyển dịch theo hướng mở rộng cây trồng có giá trị kinh tế như nhãn, vải, na.. Diện tích chuyển đổi theo hướng sản xuất đa canh ngày càng được đẩy mạnh.

Trồng trọt tiếp tục được phát triển ở mức tăng trưởng ổn định. Hình thành các cánh đồng sản xuất năng suất cao, tăng thu nhập cho người dân.

Huyện dã ập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện từng bước có hiệu quả các Chương trình, Đề án về phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân. Đề án Cây trồng hàng hoá (lúa chất lượng cao, đậu tương, dưa chuột) được mở rộng diện tích và nhân quy mô tập trung, bước đầu có hiệu quả kinh tế. Diện tích lúa chất lượng đã gieo trồng được 482,8ha, sản lượng 2.703,7 tấn. Sản lượng lúa cả năm đạt 82.612 tấn với diện tích gieo trồng đạt 14.143 ha. Diện tích cây vụ đông 2.337,9ha. Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển, toàn huyện có 75 trang trại, mức thu nhập bình

quân 700 - 800 triệu đồng/năm/trang trại. Giá trị sản xuất trên ha đất canh tác đạt 75 triệu đồng.

Về Chăn nuôi:

Trong những năm qua ngành chăn nuôi của huyện đã được quan tâm, có xu hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng các loại gia súc, gia cầm. Theo số liệu thống kê về chăn nuôi năm 2016 thì quy mô, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng đáng kể: Đến nay đàn trâu, đàn bò đạt 5.698 con, đàn gia cầm 727.500 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân 16.717 tấn. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, xử lý nhanh chóng, kịp thời khi có dịch xảy ra, không có dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

3.1.2.4. Tình hình văn hóa-xã hội

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 đạt 100%, số học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT và bổ túc THPT đạt 72%. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học được quan tâm bằng nhiều nguồn lực. Đến nay toàn huyện đã có 85% số phòng học kiên cố cao tầng, 25 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Công tác xã hội hoá giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục đại trà có tiến bộ, giáo dục mũi nhọn có chuyển biến tích cực, tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đạt khá so với toàn tỉnh. Số giáo viên có trình độ trên chuẩn tăng mạnh, trong đó tiểu học đạt 78,7%, THCS đạt 44,3%, THPT và bổ túc THPT đạt 8%.

Hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn huyện được quan tâm chỉ đạo và mang lại hiệu quả thiết thực, đẩy nhanh việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Triển khai thực hiện hệ thống công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp và hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001-2000.

Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được nâng lên, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường, công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp và dịch cúm A/H1N1 đạt kết quả tốt. Năm 2015 tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 17,5%. Tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,12%, 100% số trạm xá xã có bác sĩ biên chế hoặc bác sĩ tăng cường, 15/19 xã, thị trấn

(78,9%) đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề y dược tư nhân được quan tâm thực hiện và thu được kết quả tích cực.

Trong công tác văn hóa thông tin, thể dục thể thao, toàn huyện đã triển khai, tổ chức thực hiện đề án “Xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá”, tạo ra sự chuyển biến rõ nét. Đến năm 2015, toàn huyện có 63 thôn, khu dân cư đạt danh hiệu thôn, khu dân cư văn hoá, chiếm 45,8% số cơ quan; đơn vị văn hoá, chiếm 90%; 75,4% hộ gia đình đạt gia đình văn hoá. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của Đài phát thanh huyện và các xã, thị trấn được tăng cường và hoạt động có hiệu quả. 19/19 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã, tủ sách pháp luật. Hoạt động thể dục thể thao, nhất là phong trào TDTT quần chúng phát triển mạnh, số người thường xuyên luyện tập TDTT đạt 24% dân số. Giáo dục thể chất và phong trào TDTT trong các nhà trường được quan tâm, coi trọng. Cẩm Giàng đã tổ chức thành công đại hội TDTT cấp cơ sở và cấp huyện lần thứ VI, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và tăng cường sức khoẻ trong nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)