ĐVT: %
Diễn giải
Theo quy mô
Tính chung (n=60) Quy mô nhỏ (n=15) Quy mô vừa (n=33) Quy mô lớn (n=12) 1. Sử dụng hầm Biogas 0 12,12 58,33 18,33
2. Chứa trong hố phân không có nắp đậy 20 21,21 8,33 18,33
3. Thải ra ao cá 26,67 30,3 25 28,33
4. Thải trực tiếp ra rãnh nước, ruộng 30 24,24 8,33 22,50
5. Khác 23,33 12,13 0 12,50
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Số liệu bảng 4.23 cho thấy tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn ở các hộ điều tra trong năm 2016, cụ thể:
- Với các hộ chăn nuôi quy mô lớn đã có 58,33% số hộ sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải, 25% số hộ thải chất thải ra ao cá, 8,33% số hộ chứa trong các hố phân không có nắp đậy và 8,33% thải trực tiếp ra rãnh nước hay ngoài ruộng;
- Đối với các hộ có quy mô chăn nuôi vừa chỉ có 12,12% số hộ sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải, số còn lại chủ yếu là chứa trong các hố phân không có nắp đậy (21,21%), thải ra ao cá (30,30%) và thải trực tiếp ra rãnh nước hay đồng ruộng (24,24%);
- Đối với các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ: chưa đầu tư xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải, chủ yếu là thải trực tiếp ra rãnh nước hay đồng ruộng chiếm tỷ lệ 30,0%, thải ra ao cá (26,67%), chứa trong các hố phân không có nắp đậy (20%)
Như vậy, với các hộ chăn nuôi quy mô lớn và các trang trại có tiềm lực về vốn đã quan tâm đầu tư hầm biogas để xử lý chất thải với tỷ lệ cao, với các hộ chăn nuôi vừa và nhất là các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ do không có vốn đầu tư nên chất thải chưa được xử lý. Phát triển chăn nuôi sẽ tạo ra lượng chất thải lớn do đó để tăng quy mô chăn nuôi lợn nhưng vẫn đảm bảo môi trường, đảm bảo sức khỏe của người dân cần tuyên truyền, thì cơ chế chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi đầu tư xây dựng hầm biogas để xử lý môi trường là cần thiết.
Giảm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm trong quá trình chăn nuôi lợn đã được chính quyền địa phương cũng như các hộ chăn nuôi quan tâm, xử lý kịp thời. Tuy nhiên do các hộ chăn nuôi còn hạn chế về trình độ kỹ thuật cũng như ứng dụng các công nghệ vào quá trình xử lý chăn nuôi nên việc giảm thiểu ô nhiễm do chăn nuôi lợn còn chưa đạt hiệu quả cao. Thực tế không ít các hộ trên địa bàn thải trực tiếp chất thải từ chăn nuôi ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng đến hoạt động của người dân xung quanh. Công tác khuyến nông, tập huấn, hội thảo cho người chăn nuôi lợn về nội dung xử lý chất thải còn ít dẫn đến tình trạng hộ chăn nuôi ít quan tâm đến xử lý chất thải chăn nuôi lợn còn cao, ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng trên địa bàn huyện.
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THEO CHUỖI CUNG ỨNG TẠI HUYỆN CẨM GIÀNG, NUÔI LỢN THEO CHUỖI CUNG ỨNG TẠI HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG
4.2.1. Các yếu tố khách quan
4.2.1.1. Các chính sách của Nhà nước, địa phương
Các chính sách hỗ trợ và phát triển chăn nuôi của nhà nước và địa phương tạo rất nhiều thuận lợi cho người chăn nuôi trong thời gian qua. Ngoài việc giảm thiểu được rủi ro trong chăn nuôi còn khắc phục được các thông tin bất lợi ngoài thị trường gây thiệt hại cho sản xuất. Các chính sách quy định về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm giúp người tiêu dùng không mua phải các sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và gây mất lòng tin của người tiêu dùng về các sản phẩm thịt lợn.