Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho huyện Cẩm Giàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 42 - 44)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng

2.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho huyện Cẩm Giàng

Một là, quy hoạch phát triển

Quy hoạch phát triển là một nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định đến sự phát triển trong chăn nuôi. Chú ý công tác quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, từ đó giúp cho việc đầu tư thâm canh, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi và hiệu quả kinh tế cao.

Cơ sở cơ bản để xây dựng được một quy hoạch mang tính khoa học và khả thi là công tác nghiên cứu, đánh giá về tiềm năng, nguồn nhân lực đầu vào cũng như đầu ra cho các sản phẩm, khôn chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt mà còn tương lai lâu dài. Khi quy hoạch vùng nuôi, cũng cần phải chú ý đến quy hoạch tổng thể để tránh sự tác động ô nhiễm của ngành công nghiệp, và quy hoạch phải đồng bộ. Nền nông nghiệp Việt Nam và ngành chăn nuôi nói riêng đang chịu sự tác động tiêu cực, cùng với sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, thu nhập nông dân còn thấp là yếu tố đe dọa đến môi trường và cạn kiệt tài nguyên, mà ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn.

Hai là, kỹ thuật chăn nuôi

Ngoại trừ các yếu tố khách quan về điều kiện tự nhiên thì kỹ thuật trong chăn nuôi là yếu tố quyết định nhất tới kết quả sản xuất. Tuy nhiên thì kỹ thuật chăn nuôi ở đây không chỉ là quy trình công nghệ mà còn bao gồm cả trình độ, kinh nghiệm của chủ thể nuôi và các trang thiết bị phục vụ. Quy trình công nghệ cho một mô hình nuôi phải bao gồm tất cả các thông số về môi trường, giống, thức ăn cho từng giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi. Việc xử lý chuồng nuôi như thế nào trước khi nuôi, chọn lựa những loại lợn gì để chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường, thời điểm nào cho ăn thức ăn thích hợp nhất, và bao nhiêu thức ăn,... Tất cả những điều đó đòi hỏi hộ nuôi phải tích lũy kinh nghiệm, học hỏi từ

các hộ khác và thông tin đại chúng để có chi phí thấp nhất và năng suất cao nhất. Ba là, xử lý môi trường

Bảo vệ nguồn nước là công tác cực kỳ quan trọng. Nguồn nước như thế nào cho chăn nuôi phát triển tốt, khi nước cách cho ăn như thế nào để hạn chế ô nhiễm? Đó là những câu hỏi mà hộ nuôi cần giải quyết nếu muốn đạt năng suất cao.

Chăn nuôi lợn kết hợp với bảo vệ môi trường, phát triển chăn nuôi trong hệ thống nông nghiệp.

Bốn là, cơ chế chính sách

Chính sách đầu tư phát triển và hỗ trợ của nhà nước đối với chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành.

Sau khi chính sách giao đất lâu dài cho nông dân, và chính sách dồn điền đổi thửa đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng cả về lượng và chất của ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi đã dần dần chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Việc giao đất lâu dài và diện tích được mở rộng, tạo cho các hộ tăng cường đầu tư trên diện tích mình sở hữu. Cùng với sự đổi mới và hội nhập của nền kinh tế, ngành chăn nuôi đã tiếp thu được những tiến bộ khoa học của các nước đi trước để phát huy lợi thế của mình, thông qua công tác lai tạo giống tạo ra thức ăn tổng hợp với giá thành thấp hơn, chất lượng tốt hơn. Bên cạnh các chính sách tác động trực tiếp vào ngành chăn nuôi, thì các chính sách tác động gián tiếp khác như chính sách vốn, chính sách đào tạo lao động...cũng có vai trò rất quan trọng, nó như những cú hích tạo đà cho ngành chăn nuôi phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)