(Tính BQ/hộ)
Chỉ tiêu ĐVT BQ
Số hộ được điều tra Hộ 9
Số ngày bán/tháng Ngày 30
Khối lượng bán BQ/ngày Kg 22
Giá bán 1000 đ 80,20
Doanh thu 1000 đ 1.760,44
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Người bán lẻ thường chủ yếu mua thịt lợn móc hàm với giá bán buôn, sau đó đem bán lẻ theo từng loại thịt ở các chợ hoặc tại các thôn xóm, rất ít hộ giết mổ tham gia hoạt động bán lẻ. Những người trực tiếp bán lẻ thịt lợn theo như quan sát thì hầu hết là phụ nữ, người đàn ông chỉ thực hiện việc giết mổ và pha thịt. Trên địa bàn huyện tất cả các xã đều có chợ, mỗi chợ trung bình có 8 – 10 quầy bán thịt lợn, ngoài ra còn có nhiều các quầy thịt tại các chợ nhỏ trong các thôn xóm.
Theo kết quả điều tra thì hộ bán lẻ bán bình quân 22kg thịt móc hàm/ngày, trong đó hộ bán ít nhất là 10kg thịt, hộ bán nhiều nhất là 40 kg thịt. Thường thì các dịp lễ, Tết nguyên đán thì lượng thịt sẽ tăng gấp 2 – 3 lần ngày thường. Khách hàng mua thịt của người bán lẻ chủ yếu là khách quen, khoảng 65% lượng thịt được bán cho những người này. Có những hộ bán lẻ vừa bán lẻ ở chợ, vừa bán cho các hộ chế biến làm giò chả và ruốc. Sau khi lấy thịt của hộ giết mổ chủ yếu những người bán lẻ đều chỉ trả một phần, sau đó khoảng 1 – 3 ngày mới thanh toán hết cho người giết mổ vậy nên yếu cầu về lượng vốn của người bán lẻ là không lớn.
Qua bảng 4.16 ta thấy giá trị sản xuất bình quân 100kg lợn hơi của người bán lẻ là 5,84 triệu đồng. Chi phí trung gian là 5,22 triệu đồng trong đó chi phi mua thịt lợn là gần 5,2 triệu đồng/100 kg hơi, còn lại là các khoản chi phí khác. Điều này chứng tỏ là chi phí về đầu tư ban đầu của người bán lẻ là rất đều đặn, tất cả các ngày trong tháng đều có mức bán gần như nhau, trừ ngày lễ, Tết nguyên đán. Sau khi trừ hết các khoản chi phí, thu nhập của người bán lẻ là 617,51 nghìn đồng/100 kg hơi, tính theo ngày là 186,1 nghìn đồng/ngày/người.