(Tính BQ/ hộ)
ĐVT: Nghìn đồng
Diễn giải
Theo quy mô Tính chung (n=60) Quy mô nhỏ (n=15) Quy mô vừa (n=33) Quy mô lớn (n=12) Tính cho 100 kg lợn hơi
1.Giá trị sản xuất/100kg hơi 4.308,28 4.332,24 4.484,66 4.356,73 2.Chi phí/100kg hơi 3.938,09 3.788,22 3.618,44 3.791,73 - Chi phí giống 625,83 718,21 536,59 658,79 -Chi phí thức ăn 3.208,20 2.956,19 2.897,23 3.007,40 -Chi phí thú y 23,1 23,61 56,5 42.96 -Chi phí khác 50,66 82,98 121,39 82,58 3.Thu nhập 400,49 551,26 872,95 577,91 Tính theo ngày 4. Thu nhập/ ngày 36,27 119,54 466,09 168,03 5. Số lao động (người) 2,4 2,1 3,2 2,40 6.Thu nhập hỗn hợp/ngày/người 15,11 56,92 145,65 64,21 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua bảng trên ta có thể thấy hộ chăn nuôi với quy mô càng lớn, và đầu tư càng nhiều thì thu nhập càng cao. Tuy nhiên, nếu gặp điều kiện không thuân lợi như bệnh dịch hay giá cả thấp, giá thức ăn tăng cao, thị trường tiêu thụ không ổn định thì những hộ này lại chịu mức thiệt hại cao nhất. Để tránh được thiệt hại có thể xảy ra các hộ chăn nuôi nên tiêm phòng thường xuyên, học hỏi thêm các kinh nghiệm chăn nuôi hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, cần
phải tìm nguồn đầu vào ổn định chất lượng, nguồn đầu ra có ký kết hợp đồng và ổn định, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ chăn nuôi cũng như giữa hộ chăn nuôi và hộ thu gom và hộ giết mổ.
4.1.2.4. Hoạt động chuỗi cung ứng đầu ra
Phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng có nghĩa phải làm thế nào cho chuỗi không bị tắc ở mắt chuỗi nào nhưng hiện nay việc tiêu thụ đầu ra và sản xuất đang không nhịp nhàng và phân phối thu nhập giữa các tác nhân cồn mất cân đối sau đây đề đi tìm từng tác nhân trong chuỗi đầu ra.
a. Hoạt động của các hộ thu gom, bán buôn thịt lợn
Hiện nay, do sự phát triển của thông tin liên lạc, sự liên kết khá chặt chẽ giữa các công ty thức ăn gia súc, các đại lí và người chăn nuôi cộng với việc người giết mổ thường tự thu mua từ người chăn nuôi cho giá thành rẻ nên việc bán thịt lợn của các hộ khá thuận lợi. Chính vì vậy số lượng những người thu gom trên địa bàn huyện là không nhiều, hiện tại chỉ có khoảng 7 hộ tham gia vào công việc này.
Tác nhân thu gom là những người tham gia vào chuỗi cung ứng với vai trò là người thu mua sản phẩm của người chăn nuôi để bán cho các tác nhân khác trong chuỗi. Đây là mắt xích đầu tiên nối giữa sản xuất với thị trường. Những hộ chuyên thu gom này thường sinh sống trên địa bàn huyện nên họ rất am hiểu địa bàn và biết được địa chỉ của những hộ chăn nuôi quy mô lớn. Hoạt động của họ là thu gom lợn từ các hộ chăn nuôi sau đó bán lại cho các lò mổ lớn trên địa bàn tỉnh hoặc các tỉnh thành khác, nhiều nhất là cho các chủ giết mổ trên địa bàn thành phố Hải Dương. Các hộ này tuy số lượng không nhiều nhưng khối lượng vận chuyển mỗi chuyến khá lớn, họ cũng cần có các mối quan hệ rất rộng cả về thị trường tiêu thụ và nơi cung cấp nguồn hàng, căn cứ vào đơn đặt hàng của khách mà họ tiến hành thu mua.