Diễn giải ĐVT
Theo quy mô
BQ (n=60) Quy mô nhỏ (n=15) Quy mô vừa (n=33) Quy mô nhỏ (n=15) 1. Vay vốn - Có Hộ 0 10 6 16 - Không Hộ 15 23 6 44 2. Số tiền vay 1000 đ 0 150.000 180.000 330.000 3. Nguồn vay 0 - Ngân hàng 1000 đ 0 100.000 80.000 180.000 - Tổ chức đoàn thể 1000 đ 0 50.000 70.000 120.000 - Họ hàng, người quen 1000 đ 0 0 30.000 30.0000
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua kết quả điều tra có 26,67% hộ chăn nuôi phải vay vốn để chăn nuôi với mức vay bình quân là hơn 20 triệu đồng. Nguồn vay chủ yếu của các hộ là
các tổ chức đoàn thể trong xã như Hội phụ nữ, Hội nông dân và Hội cựu chiến binh. Lý do khiến các hộ chăn nuôi vay vốn ở các tổ chức này là do lãi suất thấp hơn so với vay ngân hàng (lãi suất cho vay của các tổ chức này chỉ 5%/tháng trong khi lãi suất ngân hàng là 10%/tháng), và cũng không cần thế chấp tài sản để vay vốn.
Trong chăn nuôi, chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm một phần rất lớn, người chăn nuôi có hai sự lựa chọn là mua thức ăn chăn nuôi xong trả tiền ngay hoặc nợ lại sau khi bán lợn sẽ thanh toán với mức giá mỗi bao cám hỗn hợp 25 kg cao hơn 7 – 9 nghìn đồng. So với việc vay vốn ở các nguồn chính thống như ngân hàng hay các tổ chức đoàn thể thì mua chịu thức ăn từ các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi dễ dàng hơn và cũng kịp cho kỳ chăn nuôi, nếu gặp rủi ro trong quá trình chăn nuôi cũng có thể dãn nợ mà không gặp quá nhiều khó khăn. Vì vậy cho nên hiện nay các hộ thiếu tiền vốn thường chọn mua chịu cám ở các đại lý, đây có thể xem như là sự hỗ trợ lớn từ phía các đại lý cám cho các hộ chăn nuôi. b. Thức ăn chăn nuôi và công tác thú y của các hộ điều tra
- Thức ăn chăn nuôi
Trong quá trình điều tra tại địa phương thì tôi nhận thấy tập quán chăn nuôi của người dân đã thay đổi. Hiện nay, các hộ chăn nuôi theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp đã thay thế cho hình thức chăn nuôi theo kiểu tận dụng trước kia. Nguyên nhân là chăn nuôi theo phương thức cũ mất rất nhiều thời gian, công lao động và nhiên liệu, hơn nữa tăng trọng không nhanh bằng chăn nuôi theo hình thức công nghiệp. Mặt khác, hiện nay các đại lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn rất phát triển, hệ thống đại lý về tận thôn xóm đã, rất thuận tiện cho người chăn nuôi trong việc mua thức ăn. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi cũng được tham gia rất nhiều các lớp tập huấn do các công ty cám kinh doanh trên địa bàn, các tổ chức đoàn thể của địa phương và các chương trình phát triển chăn nuôi như VIETGAP, LIPSAP tổ chức. Ở đây người dân được học cách sử dụng cám để thu được hiệu quả kinh tế cao và an toàn.
Thức ăn dùng để nuôi lợn chủ yếu được các hộ kết hợp giữa mua và sử dụng các sản phẩm gia đình làm như ngô, lúa, sắn... Có bình quân 76,67% các hộ sử dụng kết hợp và 23,33% hộ sử dụng thức ăn mua hoàn toàn, không có hộ nào tự chế biến hoàn toàn mà không mua. Nhưng hộ có nhiều ngô, lúa hoặc mua thêm chủ yếu sử dụng cám đậm đặc để cho ăn cùng, còn những hộ không
có hoặc có ít ngô, lúa chủ yếu cho ăn cám hỗn hợp. Qua điều tra thấy các hộ không hộ nào sử dụng riêng cám hỗn hợp hay cám đậm đặc với cám khác. Có tới 43,66% số hộ được điều tra sử dụng cám hỗn hợp ở giai đoạn 1 và 2 đến giai đoạn 3 sử dụng hỗn hợp cả cám hỗn hợp với đậm đặc và ngô, lúa. Có khoảng 83,33% số hộ sử dụng cám đậm đặc trong đó có những hộ sử dụng riêng cám đậm đặc và ngô, lúa toàn bộ kỳ chăn nuôi, có hộ sử dụng cám đậm đặc ở giai đoạn cuối (Bảng 4.7).