Tài sản phục vụ chăn nuôi bình quân/hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 68 - 69)

Diễn giải ĐVT

Theo quy mô

BQ (n=60) Quy mô nhỏ (n=15) Quy mô vừa (n=33) Quy mô lớn (n=12) 1. Về số lượng

- Diện tích chuồng trại m2 78 92 282 126,5

- Diện tích kho chứa m2 9,2 13,2 34,8 16,52

- Quạt điện cái 0,2 0,9 4,6 1,465

- Máy bơm nước cái 1 1 1 1

2. Về giá trị đầu tư 0

- Chuồng trại 1000 đ 56.000 70.500 146.000 81975

- Kho chứa 1000 đ 6.600 8.100 23.800 10865

- Quạt điện 1000 đ 120 420 1.000 461

- Máy bơm nước 1000 đ 530 650 740 638

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua bảng 4.5 ta thấy được các trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi đã được quan tâm và đầu tư nhiều hơn so với trước đây. Đối với các hộ chăn nuôi quy mô lớn diện tích chuồng trại bình quân là 282 m2 và diện tích kho chứa bình quân là 34,8m2. Tổng số vốn đầu tư cho chăn nuôi là hơn 171,54 triệu đồng, trong đó đầu tư cho chuồng trại là nhiều nhất hơn 85% ứng với 146 triệu đồng. Chuồng trại của các nhóm hộ này sở dĩ tốn kém nhiều chi phí như vậy là do được đầu tư hiện đại hơn, với các ô chuồng được xây theo đúng tiêu chuẩn,có đủ hệ thống thoát nước, chất thải và làm mát cho chuồng nuôi. Nhóm hộ theo quy mô vừa có diện tích chuồng trại bình quân hộ là 92 m2. Tổng số vốn đầu tư cho chăn nuôi của nhóm hộ này là gần 80 triệu đồng, trong đó đầu tư cho hệ thống chuồng

trại bình quân 70,5 triệu đồng, đầu tư cho kho chứa 8,1 triệu đồng. Chuồng trại của các nhóm hộ này tuy được xây dựng kiên cố nhưng vẫn xây theo mô hình chuồng trại cũ, hệ thống thoát nước, chất thải và làm mát vẫn chưa được đầu tư đúng mức, chất thải hầu như được thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Qua điều tra được biết chỉ có rất ít hộ đầu tư cho hệ thống biogas để tận dụng chất thải của chăn nuôi để tạo ra năng lượng tiêu dùng cho gia đình. Điều này vừa gây lãng phí trong chăn nuôi, vừa làm ô nhiễm môi trường do chất thải được thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà không thông qua xử lý.

* Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ điều tra

Nguồn vốn để vay của các hộ có thể huy động rất da dạng, có nguồn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội, vay từ họ hàng, bạn bè. Ngoài ra còn có các chương trình vay vốn hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua các tổ chức xã hội như Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh… Theo kết quả điều tra thì có rất ít các hộ phải đi vay vốn để chăn nuôi, hầu hết là vốn của gia đình. Vốn vay được các hộ sử dụng chủ yếu để xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi và mua lợn giống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)