Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của huyện trong phát triển kinh tế
3.1.3.1. Thuận lợi
Với nhiều thuận lợi, năm 2011 Cẩm Giàng đã được tỉnh lựa chọn là huyện điểm xây dựng nông thôn mới, đây thực sự vừa là vinh dự, đồng thời cũng là trách nhiệm lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Còn nhớ khi mới bước vào thực hiện chương trình này, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn vẫn còn bỡ ngỡ, mục đích, ý nghĩa của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới chưa hiểu rõ hết, cộng với xuất phát điểm thấp nên khó tránh khỏi những khó khăn trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên xác định xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện và đặc biệt là Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của huyện. Cẩm Giàng đã từng bước khắc phục khó khăn, áp dụng kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới đến nhân dân. Từ đó tạo ý thức và sự đồng thuận cao trong nhân dân, góp phần vào nhiệm vụ hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới theo quy định đề ra.
3.1.3.2. Khó khăn
Nằm trên trục quốc lộ Hà Nội - Hải Phòng, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) là vùng đất thuần nông, ở thế khó phát triển so với các địa phương khác của tỉnh Hải Dương. Trên địa bàn huyện có tám khu, cụm công nghiệp, thu hút hơn 300
doanh nghiệp và 16 nghìn lao động, song chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp. Đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, trong khi số dân làm nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trước tình hình đó, Huyện ủy và các đảng ủy xã, thị trấn xác định tập trung mọi nguồn lực để phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trung tâm suốt cả nhiệm kỳ.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương tôi lựa chọn điểm nghiên cứu tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương vì lý do sau đây:
Cẩm Giàng là một trong những huyện trọng điểm phát triển về ngành nông nghiệp của tỉnh Hải Dương. Hiện nay, huyện đang phát triển chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng rất mạnh mẽ. Nhưng vấn đề về đầu vào, đầu ra, rủi ro trong sản xuất và sự liên kết giữa các tác nhân tham gia trong sản xuất và tiêu thụ thịt lợn tại huyện Cẩm Giàng đang có nhiều bất cập. Để chăn nuôi lợn tại huyện ngày càng phát triển thì cần phải có sự liên kết thống nhất và chặt chẽ giữa các nhà cung ứng từ đầu vào sản xuất cho tới nhà phân phối sản phẩm tới khách hàng cuối cùng. Đó chính là hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm. Như vậy việc nghiên cứu chuỗi cung ứng lợn sẽ góp phần hạn chế mặt lỏng lẻo và chuyển dần sang mối liên kết chặt chẽ tạo nên chuỗi cung ứng có hiệu quả cho các thành phần trong chuỗi.
Chính vì vậy tôi đã chọn 3 xã là xã Cẩm Định, xã Ngọc Liên và xã Cẩm Hoàng là các xã trên địa bàn huyện Cẩm Giàng đại diện về địa lý, kinh tế, khả năng phát triển việc chăn nuôi lợn để từ đó đánh giá đúng thực trạng chăn nuôi lợn thịt trong thời gian qua cũng như góp phần đưa ra được những giải pháp cho việc phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1. Số liệu thứ cấp 3.2.2.1. Số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu đã công bố từ sách, báo, tạp chí ở thư viện, tư liệu khoa, Cục Thống kê... về tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam và thế giới, về thị trường tiêu thụ thịt lợn trong phạm vi nghiên cứu đề tài.
của huyện qua các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của Chi cục Thống kê, Phòng tài nguyên môi trường, Phòng nông nghiệp &PTNT và của UBND các xã đại diện nghiên cứu.
3.2.2.2. Số liệu sơ cấp
Để thu thập số liệu sơ cấp tôi tiến hành lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp với các cá nhân nắm được các thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ lợn trên địa bàn nghiên cứu như: Phòng nông nghiệp huyện, chủ tịch xã, trưởng ban chăn nuôi, các hộ cung cấp con giống, người kinh doanh thức ăn chăn nuôi, người kinh doanh thuốc thú y, hộ chăn nuôi điển hình, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, các hộ buôn bán thịt lợn, các hộ chế biến và những người tiêu dùng thịt lợn. Do vậy, đề tài sử dụng bộ câu hỏi với các loại bảng hỏi khác nhau để phỏng vấn các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm. Căn cứ vào tình hình sản xuất và tiêu thụ thực tế tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn 60 hộ nhằm thu thập số liệu và đánh giá các tiêu chí kết quả, hiệu quả, các dòng vận chuyển trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Tổng số hộ điều tra được phân bổ cho 3 xã như sau:
Trong 60 hộ chăn nuôi lợn được điều tra ngẫu nhiên có 15 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (dưới 20 con), 35 hộ chăn nuôi ở quy mô vừa (từ 20 – 50 con) và 10 hộ chăn nuôi quy mô lớn (trên 50 con).
Để tiến hành thu thập số liệu sơ cấp, tôi phỏng vấn sâu, trao đổi với các hộ, các tác nhân trong chuỗi cung ứng về hoạt động của chuỗi, tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi trong từng khâu của chuỗi để tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả.
Bảng 3.4. Số lượng các tác nhân và người tiêu dùng điều tra
Diễn giải Số lượng (người)
Người cung cấp giống 3
Người kinh doanh thức ăn chăn nuôi 4
Người kinh doanh thuốc thú y 5
Hộ chăn nuôi 60 Hộ giết mổ 5 Hộ thu gom 2 Hộ chế biến 5 Người bán lẻ 8 Người tiêu thụ 8 Tổng cộng 100
3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả 3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này giúp cho việc điều tra, thu thập được những tài liệu mang tính đại diện cao, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được chính xác cũng như việc phân tích tài liệu khoa học, khách quan, phản ánh đúng nội dung cần nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp thống kê kinh tế chúng tôi tiến hành phân tổ thống kê các nhóm hộ theo tiêu thức quy mô chăn nuôi lợn thịt của hộ. Phân theo tiêu thức này để có thể so sánh được mức độ đầu tư chi phí và hiệu quả đạt được giữa các quy mô chăn nuôi khác nhau. Từ đó có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với từng nhóm hộ và có sự tác động phù hợp.
3.2.3.2. Phương pháp so sánh
Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là để so sánh giữa các nhóm hộ có quy mô chăn nuôi khác nhau, các xã về kết quả chăn nuôi lợn thịt, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giữa các năm để thấy được tốc độ phát triển. Từ đó đưa ra các biện pháp tác động phù hợp với từng yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn thịt.
3.2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Cách thức xử lý số liệu: Sau khi thu thập đủ số liệu điều tra các hộ, chúng tôi tiến hành kiểm tra, chuẩn hoá lại các thông tin cần thiết, loại bỏ các thông tin kém giá trị, thiết lập các biểu thống kê và các biểu tổng hợp theo ý tưởng nghiên cứu.
- Công cụ xử lý số liệu: Chúng tôi sử dụng chương trình EXEL để sử lý số liệu qua biểu tổng hợp điều tra
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô 3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô
- Số lượng tác nhân tham gia chuỗi - Quy mô của từng tác nhân
+ Tuổi, trình độ của từng tác nhân + Trình độ văn hóa
+ Lao động, số khẩu
+ Phương tiện vận chuyển của các tác nhân. 3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả
- Số lứa nuôi của các hộ chăn nuôi
- Số lượng và khối lượng cung ứng của từng tác nhân - Giá bán bình quân: Nghìn đồng/100 kg lợn hơi - Giá trị sản xuất (GO) (1000đ)
- Chi phí sản xuất trung gian (IC) (1000đ) - Giá trị gia tăng (VA) (1000đ)
- Doanh thu, Chi phí.
3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả - Thu nhập của từng tác nhân
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THEO CHUỖI CUNG ỨNG Ở HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG CUNG ỨNG Ở HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG
4.1.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn tại huyện Cẩm Giàng 4.1.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện 4.1.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện
Huyện Cẩm Giàng đang phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ nhưng đại bộ phận vẫn làm nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất của toàn huyện.
Do đặc thù về địa hình chia huyện thành ba vùng rõ rệt, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp toàn điện. Bên cạnh ngành trồng trọt với cây lúa, cây công nghiệp... là chủ yếu thì hiện nay, huyện Cẩm Giàng cũng đang phát triển ngành chăn nuôi với các hộ chăn nuôi có đầu lợn lớn, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tạo ra giá trị sản phẩm hàng hoá cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường
Trong những năm qua, toàn huyện đã có nhiều bước phát triển mạnh cả về công nghiệp – dịch vụ cũng như phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì chăn nuôi là một trong những ngành chính mang lại hiệu quả cao và được xem như một hướng đi đúng đắn mang lại hiệu quả cao để phát triển kinh tế. Mặt khác, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng, cơ sở hạ tầng được đầu tư một cách đúng đắn đã góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của ngành chăn nuôi.
Trong 3 năm, từ 2014 – 2016 số lượng lợn đã có sự thay đổi cả về số lượng lợn và cơ cấu từng loại lợn. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1. Số lượng lợn qua các năm của huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014- 2016 giai đoạn 2014- 2016 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc đô phát triển(%) 15/14 16/15 BQ 1. Số đầu lợn Con 146.912 148.368 149.860 100,99 101,01 101,00 - Lợn thịt Con 111.977 112.592 113.283 100,55 100,61 100,58 - Lợn nái Con 34.935 35.776 36.577 102,41 102,24 102,32 2. SL xuất chuồng Tấn 17.502 18.207 19.533 104,03 107,28 105,64 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cẩm Giàng (2016)
Theo số liệu thống kê của chi cục thống kê huyện Cẩm giàng thì số lượng lợn giai đoạn 2014 – 2016 có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2014 là 146.912 con, năm 2015 tăng lên 148.368 con và năm 2016 là 149.860 con. Bên cạnh đó sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cũng dần qua các năm, tỷ lệ tăng bình quân 5,64% năm. Điều này cho thấy năng suất chăn nuôi lợn của huyện đang tăng lên. Có được điều này là nhờ các hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá. Năm 2014 toàn huyện có 125 trang trại chăn nuôi, năm 2016 tăng lên 133 trang trại, theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quy mô của hộ chăn nuôi lợn cũng thay đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Nhiều hộ đã mở rộng quy mô chăn nuôi nhờ tích lũy được kinh nghiệm và có được một số các yếu tố thuận lợn trong chăn nuôi. Tuy nhiên, số lượng các hộ chăn nuôi theo hướng trang trại không nhiều, chủ yếu là chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ. Chăn nuôi theo quy mô vừa và nhỏ có một lợi thế đó là tận dụng được thức ăn dư thừa trong gia đình, phân bón được dùng để bón cho cây trồng hay được dùng để sản xuất khí đốt cho gia đình. Thức ăn dư thừa được tận dụng chủ yếu là bã đậu, bã rượu, cám gạo, cám ngô, thức ăn xanh hay thức ăn thừa của gia đình; kết hợp với cám công nghiệp vừa không làm lãng phí vừa tiết kiệm được chi phí trong chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân. Các hộ chăn nuôi theo quy mô lớn thì theo phương thức chăn nuôi công nghiệp, thức ăn được sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp.
Để có được kết quả này là do các hộ chăn nuôi trong huyện đã chủ động phát triển chăn nuôi của mình, nhằm tận dụng tối đa các lợi thế về vị trí địa lý nằm sát Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp huyện Bình Giang, phía Đông giáp huyện Nam Sách và thành phố Hải Dương cùng tỉnh... Cẩm Giàng còn là trung tâm chăn nuôi và xuất khẩu lợn của khu vực, hàng năm xuất khẩu hàng ngàn tấn thịt lợn và lợn choai theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn.
Chính quyền các cấp ở địa phương thường xuyên quan tâm chăm lo đến các biện pháp hỗ trợ cho ngành chăn nuôi của huyện phát triển, như tạo điều kiện thuận lợi giải phóng mặt bằng cho thuê đất để xây dựng trang trại, khuyến khích các hộ có khả năng chuyển đổi những khu vực đất đai canh tác kém hiệu quả.
Trong tổng số đàn lợn nuôi thì lợn nuôi lấy thịt chiếm gần 80%. Hai giống lợn được nuôi chủ yếu hiện nay là giống lợn siêu nạc và lợn lai kinh tế, các giống lợn nội thuần hầu như không xuất hiện. Lợn siêu nạc, đúng như tên gọi của nó là loại lợn cho tỉ lệ nạc cao, tỉ lệ móc hàm cao hơn lợn lai vì thế nên lợi nhuận trên 1 con lợn cao hơn.
Bảng 4.2. Số lượng lợn thịt của huyện Cẩm Giàng qua 3 năm (2014-2016)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển(%) 15/14 16/15 BQ Lợn thịt Con 111.977 112.592 113.283 100,55 100,61 100,58 - Lợn lai Con 89582 90171 90726 100,66 100,62 100,64 - Lợn siêu nạc Con 22395 22421 22557 100,11 100,61 100,36 SL lợn thịt XC Tấn 17.226 18.000 19.250 104,49 106,94 105,71 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cẩm Giàng (2016) Tuy nhiên, theo chia sẻ của người chăn nuôi thì người tiêu dùng chuộng ăn thịt lợn lai hơn loạn siêu nạc do lợn lai kinh tế chất lượng ngon hơn, đậm đà hơn thịt siêu nạc vì thế cho nên tỉ lệ lợn lai chiếm hơn 80% trên tổng số lượng lợn thịt. Qua bảng số liệu ta có thể thấy số lượng số lượng lợn thịt tăng qua các năm, năm 2014 từ 111.977 con tăng lên 113.283 con năm 2016. Sản lượng lợn thịt xuất chuồng cũng bắt đầu tăng lên tố độ tăng bình quân là 5,71%.
4.1.1.2. Phát triển các hình thức chăn nuôi lợn trên địa bàn * Về hình thức chăn nuôi
- Chăn nuôi trong các hộ gia đình
Chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Cẩm Giàng phát triển theo mô hình nông hộ nhỏ lẻ là chủ yếu. Thực tế cho thấy, chăn nuôi theo mô hình hộ nhỏ lẻ là kém hiệu quả nên đang có xu hướng giảm chuyển dần sang hình thức chăn nuôi quy mô lớn và chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại.
- Chăn nuôi trang trại
Chăn nuôi dần phát triển theo mô hình trang trại tập trung, gia trại thay thế dần chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình. Tuy nhiên, sự phát triển của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Cẩm Giàng hiện nay chưa theo quy hoạch phát triển tổng thể, tình trạng phát triển tự phát vẫn còn diễn ra ở nhiều xã trên địa bàn huyện.