Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.2. Các yếu tố ảnh hướng tới việc phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung
4.2.2. Các yếu tố chủ quan
4.2.2.1. Quỹ đất giành cho chăn nuôi
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Kinh tế trang trại là một đơn vị sản xuất hàng hóa muốn phát triển trước tiên cần một diện tích đât đủ lớn để có thể xây dựng hệ thống chuồng trại, hệ thống công trình phục vụ sản xuất và một diện tích đất đủ lớn để tiến hành sản xuất. Có thể nói nguồn lực đất đai là điều kiện tiên quyết, quyết định và ảnh hưởng đến phương hướng sản xuất cũng như quy mô sản xuất.
Trung bình một trang trại chăn nuôi lợn thịt có khoảng 1,2 ha đất canh tác. Trung bình trang trại tổng hợp có diện tích khoảng 1,84 ha. Sự khác biệt về quy mô đât đai giữa các loại hình trang trại cũng thể hiện rõ quy mô và cơ cấu sản xuất của các loại hình trang trại. Các trang trại chăn nuôi lợn thịt diện tích đất không cần nhiều như các trang trại kết hợp giữa chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hoặc trồng cây lâu năm.
Các trang trại tổng hợp có điều kiện về đất đai hơn nên diện tích chuồng trại chăn nuôi và khu vực chăn nuôi thường được bố trí cách xa khu nhà ở và khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường cho khu dân cư. Còn các trang trại chăn nuôi lợn thịt do điều kiện đất đai hạn chế nên chuồng trại thường được xây dựng sát nhau, gần khu sinh hoạt của gia đình, nhất là các trang trại gần khu dân cư, từ đó khó đảm bảo được vệ sinh chuồng trại, kiểm soát dịch bệnh, cách ly khi có dịch bệnh hoặc gây ô nhiễm môi trường.
4.2.2.2. Đầu tư vốn cho chăn nuôi
Vốn luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nông nghiệp vốn có không tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất mà thông qua cây trồng, vật nuôi, đất đai... Nó tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như máy móc và các tư liệu sản xuất khác. Những hộ có điều kiện về vốn tốt có thể đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và thường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các trang trại thiếu vốn.
Các nguồn lực có vai trò quan trọng và quyết định trong quá trình phát triển sản xuất nhằm gia tăng về sản lượng cũng như giá trị của sản phẩm chăn nuôi.
Nguồn vốn để phát triển chăn nuôi trong các trang trại luôn cần thiết phải có, tuy nhiên nguồn vốn thì có hạn nhất là trong điều kiện huy động vốn khó khăn. Vấn đề còn lại là mỗi trang trại muốn phát triển chăn nuôi phải kết hợp các nguồn tài lực và con người cụ thể như thế nào để có thể tiến hành phát triển sản xuất một cách nhanh chóng, thuận lợi và rút ngắn được thời gian chuẩn bị, có kết quả phát triển sản xuất cả về bề rộng và bề sâu.
Hầu hết các hộ và cơ sở chăn nuôi của huyện hiện nay đều rơi vào tình trạng thiếu vốn, đa số người nuôi nhận thức được quy trình kỹ thuật, nhưng khó khăn lớn là không có vốn để đầu tư. Họ thiếu vốn nên mua giống với giá rẻ nhưng kém chất lượng, khâu cải tạo và thiết bị cho quá trình nuôi không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật là nguyên nhân gây ra tình trạng đối tượng nuôi chết và người nuôi bị thua lỗ. Thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động, nhưng các hộ chăn nuôi lại thiếu cả điều kiện thế chấp để vay vốn, khi sản xuất mở rộng thì nhu cầu vay vốn càng trở lên cấp thiết.
Vốn ảnh hưởng đến việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất chăn nuôi tập trung. Các hộ lựa chọn đối tượng nuôi cũng nhưng phương thức thâm canh ở mức độ nào trước hết quyết định bởi nguồn vốn sản xuất từ hộ. Những hộ nào có điều kiện về vốn sẽ dễ dàng tiếp cận các nguồn lực sản xuất chất lượng và có giá rẻ hơn những hộ không có điều kiện về vốn, phải mua chịu các vật tư chịu lãi suất để sản xuất. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất của hộ. Cùng với đó, những hộ có tiềm năng về vốn khi gặp những rủi ro trong quá trình sản xuất thì hộ vẫn còn nguồn vốn để tái đầu tư vào sản xuất ở những vụ sau để thu hồi vốn; còn những hộ khi tiềm lực về vốn ít khi gặp các rủi ro trong sản xuất sẽ không có, hoặc phải đi vay vốn để đầu tư sản xuất, và sẽ ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư thâm canh và hiệu quả sản xuất của hộ,
việc thu hồi vốn sẽ khó khăn hơn. 4.2.2.3. Đối với hộ chăn nuôi
Nhận thức và kiến thức của các hộ chăn nuôi còn thấp. Chưa thấy được lợi ích cao hơn nếu thực hiện liên kết, ký hợp đồng với các tác nhân hộ thu gom, hộ giết mổ. Hộ chăn nuôi còn sản xuất mang tính nhỏ lẻ chưa tập trung, chưa mang tính hàng hóa cao. Mặt khác tâm lý của các hộ chăn nuôi là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc quyết đình liên kết với các tác nhân sau đó vì hộ chăn nuôi sợ sự biến động về giá và sự không chắc chắn trong việc liên kết với nhau.
Hộ chăn nuôi còn chưa nắm bắt và tìm hiểu thông tin từ phía thị trường phản ứng lại. Đây là yếu tố làm cho hộ chăn nuôi quyết định nuôi với khối lượng và quy mô như thế nào cho phù hợp với từng thời điểm
Giá thành sản phẩm là yếu tố quyết định việc chăn nuôi có lãi hay không, nhiều hay ít. Nhưng trong chăn nuôi giá thành phụ thuộc rất nhiều vào chi phí, mà chi phí chiếm tỉ lệ lớn nhất lại chính là thức ăn chăn nuôi. Vậy cho nên, có thể nói là giá thức ăn chăn nuôi chính là yếu tố dẫn đến việc người chăn nuôi có tiếp tục chăn nuôi hay tăng quy mô hay không. Bên cạnh chi phí thức ăn thì việc đầu tư vào xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật cũng có thể làm giảm giá thành sản phẩm.
Các hộ chăn nuôi chưa thực sự chú trọng đến việc ký kết hợp đồng để tạo sự liên kết với các tác nhân khác trong chuỗi. Hộ chăn nuôi còn sản xuất với quy mô chưa lớn, chưa tập trung, chưa mang tính hàng hóa. Mặt khác họ cũng chưa nắm rõ được và phản ứng nhanh nhạy trước các thông tin của thị trường nên dễ để bản thân rơi vào thế bị động và bị các tác nhân thu gom, giết mổ ép giá.
4.2.2.4. Đối với hộ thu gom
Nguồn hàng ảnh hưởng đến hoạt động thu mua và cung ứng sản phẩm ra ngoài thị trường của hộ thu gom. Thực tế cho ta thấy nguồn hàng ở đây chưa ổn định và còn thu ma theo hình thức tìm kiếm thu mua từng ngày, không có kế hoạch về nguồn hàng và sản lượng từ trước. Luồng thông tin mà các hộ thu gom cung cấp ngược lại cho các hộ chăn nuôi còn ít dẫn đến việc người chăn nuôi khó nắm bắt được khối lượng và chất lượng sản phẩm cung ứng ra ngoài thị trường vào từng thời điểm cho thích hợp.
4.2.2.5. Đối với hộ giết mổ
Là mắt xích quan trọng trong chuỗi, người giết mổ là những người biến sản phẩm lợn hơi của người chăn nuôi thành lợn xẻ để bán cho người bán lẻ từ đó cung cấp cho người tiêu dùng. Nguồn hàng của họ chủ yếu lấy từ hộ chăn nuôi, tuy nhiêu việc thu thập thông tin từ phía thị trường để cung cấp cho hộ chăn nuôi
còn rất ít và chưa được coi trọng. 4.2.2.6. Đối với hộ bán lẻ
Chất lượng của thông tin về khối lượng và chất lượng sản phẩm từ tác nhân này ảnh hưởng rất lợn đến việc mức cung ứng sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên trên thực tế điều tra cho thấy việc thu thập, tiếp nhận và phản ánh lại thông tin của người tiêu dùng đến với các tác nhân trước đó còn kém hiệu quả và chưa chính xác dẫn đến việc hoạt động của chuỗi cung ứng chưa thực sự hiệu quả. 4.2.2.7. Nhu cầu người tiêu dùng
Khi đời sống phát triển, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề an toàn thực phẩm. Những thay đổi về sở thích của người tiêu dùng cũng làm thá đổi quá trình chế biến và bán lẻ nông sản – thực phẩm. Việc tiêu thụ nhiều hay ít còn phụ thuộc vào văn hóa, sở thích, niềm tin… của người tiêu dùng. Đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng sẽ làm cho hoạt động của chuỗi hiệu quả hơn.