Kết quả và HQKT của hộ thu gom lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 78 - 80)

(Tính BQ/hộ) ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Giá trị/ chuyến Giá trị/ 100kg hơi Giá trị/ ngày Giá trị/ ngày/ người 1.Doanh thu 56322 4475 19504,8 4203,36

2.Chi phí trung gian - Chi phí mua lợn - Chi phí vận chuyển - Chi phí khác 55203,79 54684 412,5 107,29 4389,2 4345 35,14 9,06 192105,29 18936,96 133,33 35 4118,68 4081,6 29,83 7,79 3.Thu nhập 1118,21 85,8 399,51 84,68

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua bảng 4.12 ta thấy lượng vốn mà hộ thu gom bỏ ra mỗi chuyến là khá lớn, mỗi chuyến bình quân họ phải bỏ ra khoảng 56,32 triệu đồng. Tương ứng với số

vốn bỏ ra lớn như vậy thì người thu gom chỉ được hưởng mức thu nhập là 1,12 triệu đồng. Với khối lượng vận chuyển của mỗi chuyến là 1,26 tấn thì thu nhập trên 100 kg hơi của hộ thu gom là không nhiều, chỉ khoảng 85,8 nghìn đồng. Từ mức vận chuyển bình quân trên tháng là 10 chuyến ta tính được thu nhập bình quân của hộ thu gom 1 ngày là 399,51 nghìn đồng, với lượng lao động bình quân là 4,5 người ta cũng tính được thu nhập/ngày/người của hộ thu gom là 84,68 nghìn đồng. Như vậy có thể thấy mức thu nhập của hộ thu gom là không cao, nguồn cung cấp đầu vào cũng chưa ổn định. Chính vì vậy, muốn ổn định thu nhập, những hộ thu gom cần ký kết các hợp đồng thu gom với người chăn nuôi để đảm bảo lượng cung ứng ra thị trường ổn định giúp người chăn nuôi mạnh dạn đầu tư vào phát triển chăn nuôi.

Có thể thấy là những người thu gom đã thu mua một lượng lớn thịt lợn trong huyện, đây là đối tượng cần phải phát triển mạnh hơn nữa nhằm tránh tính trạng lợn của người chăn nuôi bị ế hay bị ép giá. Cần có sự tác động vào tác nhân này và tác nhân người giết mổ giúp người thu gom vừa có thể tăng cường hoạt động bán thịt ra ngoài huyện, vừa có thể cung ứng lợn cho người giết mổ trên địa bàn huyện. Tác nhân này góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển nên cũng thúc đẩy chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn.

b. Hoạt động của các hộ giết mổ lợn

Qua thực tế ở trên cho ta thấy tình trạng giết mổ hiện nay ở huyện Cẩm Giàng phát triển một cách tự phát, không có sự quy hoạch, thiếu sự đầu tư đúng mức, mang tính manh mún, nhỏ lẻ và phân tán.

Để các lò mổ tập trung hoạt động có hiệu quả thì Nhà nước cần quản lý, kiểm soát chặt chẽ các điểm giết mổ nhỏ lẻ và từng bước xóa bỏ ở thời điểm thích hợp. Ngoài tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn với lãi suất thấp, Nhà nước nên hỗ trợ các điểm giết mổ tập trung về cơ sở hạ tầng. Cần gắn quy hoạch giết mổ với quy hoạch khu bán thực phẩm tươi sống tại các chợ truyền thống, chợ đầu mối kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm động vật, từng bước hình thành hệ thống cửa hàng kinh doanh sản phẩm động vật sạch trên địa bàn.

Hoạt động của các cơ sở giết mổ đảm bảo cung cấp đa số các sản phẩm của giết mổ cho tiêu dùng hàng ngày là hệ thống các cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện gồm có 2 loại hình chính là cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở giết mổ thủ công nhỏ lẻ.

Hộ giết mổ là những người đi mua lợn hơi về để thịt rồi bán bán buôn hoặc bán lẻ thịt móc hàm cho người bán lẻ hay người tiêu dùng. Hiện tại trên địa

bàn huyện chưa có lò giết mổ tập trung nên hoạt động giết mổ chủ yến diễn ra trong hộ gia đinh và giết mổ theo phương pháp rất thủ công. Qua điều tra 1 cơ sở giết mổ tập trung và 4 cơ sở nhỏ lẻ trên địa bàn thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)