Nội dung phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 26)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Nội dung phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng

2.1.3.1. Phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng về mặt kinh tế

Phát triển kinh tế chính là làm cho nền kinh tế tăng lên về quy mô theo thời gian và gia tăng về mặt chất lượng, là cơ sở tạo nên sự phồn thịnh chung của xã hội. Tăng trưởng kinh tế được xác định bằng lượng hàng hóa cực đại có thể tiêu thụ mà không làm giảm đi giá trị của tài sản vốn (Phạm Vân Đình và cs., 1997). Như vậy, phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đồng thời chất lượng tăng trưởng phải được thể hiện ở hiệu quả kinh tế - xã hội của chính sự tăng trưởng, ở tính bền vững và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển kinh tế bền vững phải đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân. Để đạt được sự phát triển bền vững về kinh tế, điều kiện tiên quyết là phải có:

đơn vị sản xuất không ngừng phát triển nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh tế, giá trị sản xuất của các hộ chăn nuôi.

Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào năng lực nội sinh là chủ yếu và phải làm tăng năng lực nội sinh. Năng lực nội sinh thể hiện ở các tiêu chí: Chất lượng nguồn nhân lực, năng lực sáng tạo công nghệ, mức độ tích lũy, mức độ hoàn thiện và hiện đại của cơ sở hạ tầng, mức tham gia của người dân vào sự tăng trưởng kinh tế.

Các chủ trương, chính sách như về nông nghiệp, đầu tư, khuyến nông, liên kết, thị trường… của các ban ngành, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương có tác động trực tiếp và sâu sắc đến ngành nông nghiệp nói chung, trong đó có ngành chăn nuôi lợn. Việc ban hành chủ trương, chính sách kịp thời, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hộ/trang trại và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chăn nuôi lợn. Chủ trương, chính sách đúng sẽ tạo sự tin tưởng cho người sản xuất kinh doanh lợn yên tâm đầu tư, đem lại kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao.

* Đầu tư cho phát triển chăn nuôi lợn

Phát triển chăn nuôi lợn đòi hỏi các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình phải có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất như đường giao thông, nguồn nước (giếng, hồ đập trữ nước…), hệ thống điện, hệ thống chuồng trại, hệ thống máy móc phục vụ chăn nuôi đáp ứng cho yêu cầu sản xuất, chế biến, đảm bảo tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó đảm bảo cho phát triển chăn nuôi lợn.

Tuy nhiên, nguồn lực cần có để đầu tư cơ sở hạ tầng là rất lớn nên việc đầu tư trên diện rộng cần có vai trò chủ đạo của Nhà nước và sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác và cộng đồng dân cư. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong thời gian qua nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chăn nuôi đã được đầu tư xây dựng, nhưng nhiều công trình chất lượng còn thấp, xuống cấp nhanh, chưa được cải tạo nâng cấp kịp thời.

Quy trình sản xuất, chăn nuôi lợn bao gồm các khâu từ công tác về giống; công tác cung ứng thức ăn chăn nuôi; chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh và phòng chống thiên tai; hoạt động khuyến nông, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; bảo quản và chế biến…. Các nội dung này giữ vị trí quan trọng trong quá trình chăn

nuôi lợn. Việc thực hiện các nội dung trên một cách đồng bộ, hợp lý sẽ góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả, cũng như đáp ứng yêu cầu cho phát triển chăn nuôi lợn.

Mục tiêu của phát triển chăn nuôi lợn là hướng tới phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Nếu phát triển chăn nuôi lợn chỉ chú ý đến phát triển chiều rộng mà không quan tâm đến phát triển theo chiều sâu, hay ngược lại thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả, và từ đó dẫn đến phát triển chăn nuôi lợn kém hiệu quả (Lê Viết Ly và cs,. 2017).

* Thị trường và các yếu tố tác động của thị trường đến phát triển chăn nuôi lợn

Thị trường là tập hợp các sự thoả thuận mà thông qua đó người mua và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Trong phát triển chăn nuôi lợn, thị trường là một mắt xích quan trọng, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện qua các “kênh thị trường”. Kênh thị trường phản ánh mối quan hệ giữa người sản xuất, người thu mua và người tiêu dùng. Trong đó, người sản xuất là nông dân, họ là người cung cấp ra sản phẩm chăn nuôi; người thu mua (trung gian tiêu thụ) bao gồm người thu gom, người bán buôn, người chế biến, người bán lẻ đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng.

*Phát triển chăn nuôi lợn phải gắn với hiệu quả kinh tế

Kết quả phát triển chăn nuôi lợn yêu cầu thực hiện được ba mục tiêu cơ bản là sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao; giải quyết tốt việc làm cho lao động trong vùng, từng bước nâng cao mức sống của cư dân và góp phần xóa đói giảm nghèo; môi trường sinh thái được bảo vệ. Hiệu quả trong chăn nuôi lợn là chị phí bỏ ra của 1 đồng thu lại được bao đồng doanh thu để làm sao tối đa hóa được lợi nhuận cho người chăn nuôi...

2.1.3.2. Phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng về mặt xã hội

Phát triển xã hội trong chăn nuôi lợn là việc thu hút được lao động, giải quyết được vấn đề việc làm tăng phúc lợi xã hội, xóa đói, giảm nghèo, không ngừng cải thiện cuộc sống về vật chất và tinh thần cho người dân trên cơ sở khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Để phát triển cần có những chính sách toàn diện về đất đai, vốn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi lợn giúp các hộ mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi.

Chăn nuôi lợn đảm bảo đời sống cho người dân tại địa phương được bền vững hơn, với việc đảm bảo về việc làm cũng như thu nhập cho người dân. Trong quá trình chăn nuôi, các trang trại lập thành các nhóm chăn nuôi lợn thịt, sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau về cả vốn, con giống, kinh nghiệm… cũng góp phần cho chăn nuôi được hiệu quả hơn. Đàn lợn được chia làm nhiều lứa quanh năm, đảm bảo người dân giảm thiểu được thời gian nông nhàn trong năm.

Bên cạnh đó, với nhiều nguy cơ về chất lượng thực phẩm như hiện nay thì việc tiêu dùng các sản phẩm an toàn sẽ đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Huyện Cẩm Giàng với quy mô chăn nuôi lợn thịt đang phát triển góp phần đảm bảo cung ứng đủ sản phẩm cho thị trường. Đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm đó. Chăn nuôi lợn luôn đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ nhất, chính vì vậy mà cũng sẽ đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng một cách tốt nhất.

2.1.3.3. Phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng về mặt môi trường Khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ tốt môi trường sống, bảo vệ các khu vườn quốc gia...khu dự trữ sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học.

Định hướng chiến lược phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam được xây dựng trên 8 nguyên tắc cơ bản, trong đó khẳng định con người là trung tâm của đưa phát triển hướng bền vững, phát triển con người nhằm tạo một lực lượng lao động khỏe mạnh, được giáo dục tốt và có kỹ năng làm việc để tạo nền tảng cho sự phát triển đất nước và mục tiêu cuối cùng của sự phát triển cũng là để con người có cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần; đồng thời Việt Nam coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, kết hợp hài hòa với phát triển xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và cơ bản về môi trường.

Tài nguyên và môi trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình phát triển của nhân loại. Việc khai thác quá mức gây cạn kiệt các nguồn tài nguyên hoặc gây suy thoái môi trường sẽ dẫn đến sự bất ổn định của quá trình phát triển. Như vậy để bảo vệ môi trường cần có chế độ khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên; phòng ngừa và giảm thiểu các tác động môi trường, cải thiện và bảo vệ tốt môi trường sinh sống.

Phát triển môi trường cần chú ý các khía cạnh sau: Tăng trưởng kinh tế không làm ô nhiễm, suy thoái và hủy hoại môi trường. Trong thực tế khi thực hiện

tăng trưởng kinh tế nhiều quốc gia đã không quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường. Họ không chỉ khai thác làm cạn kiệt tài nguyên mà còn tạo chất thải làm ô nhiễm môi trường, đe dọa trực tiếp đến đời sống loài người hiện tại và tương lai. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn

2.1.4.1. Các yếu tố khách quan

* Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước

Để phát triển chăn nuôi lợn hiệu quả thì chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Chính sách được ban hành từ các Bộ, ngành Trung ương đến địa phương nhằm định hướng, hỗ trợ cho người sản xuất, doanh nghiệp và cũng là những quy định cụ thể, bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Do đó, việc ban hành chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, chính xác sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chăn nuôi.

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như miễn thuế sử dụng đất, chính sách cho vay vốn, chính sách hỗ trợ... có ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi và là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiêp nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng. * Các yếu tố tự nhiên

- Vị trí địa lý: Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đến sự phát triển của chăn nuôi lợn. Những vùng có vị trí thuận lợi như gần đường giao thông, gần các cơ sở chế biến, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần khu công nghiệp, đô thị lớn sẽ có điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa nói chung và phát triển chăn nuôi lợn nói riêng.

- Khí hậu, thời tiết, nguồn nước: Các yếu tố về khí hậu, thủy văn như lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ... có mối quan hệ chặt chẽ đến sự sinh trưởng, phát triển của các loài động thực vật nói chung và lợn nói riêng. Những vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi có cơ hội để phát triển chăn nuôi lợn.

Nguồn nước cho phát triển chăn nuôi lợn là yếu tố không thể thiếu. Nước cần cho nhu cầu sống của vật nuôi cũng như các loại thức ăn khác cho chăn nuôi lợn. Nguồn nước thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho sự sinh trưởng, phát triển của đàn vật nuôi.

* Sự phát triển của công nghệ trong chăn nuôi

thống nhất phương pháp thống kê sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong năm của ngành chăn nuôi, vì đây là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng đối với ngành chăn nuôi nhằm đánh giá đúng vị trí và đóng góp của ngành chăn nuôi, là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi.

Tiếp đó, cần đầu tư các cơ sở nuôi giữ, bảo tồn, chọn lọc và nhân các giống quý trong nước để làm nguyên liệu lai giữa các giống nội và lai giữa các giống nội với ngoại, tạo con lai thương phẩm có năng suất, chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong nước và hướng xuất khẩu. Khuyến khích phát triển cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi để giảm giá thành thức ăn.

Mục tiêu xây dựng nền chăn nuôi an toàn sinh học, bền vững được đề ra trong bối cảnh ngành chăn nuôi còn đối mặt với nhiều gian khó, không chỉ ở cấp Bộ, bản thân các địa phương có lợi thế phát triển ngành chăn nuôi hiện nay cũng cần chủ động và huy động các nguồn lực đầu tư tại địa bàn để hỗ trợ ngành chăn nuôi phát triển. Cần chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm mà địa phương có lợi thế, từng bước xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Đối với những giống vật nuôi bản địa cho sản phẩm chất lượng cao nhưng có nguy cơ mai một cần có định hướng và đề ra các giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát triển.

Khoa học kỹ thuật và công nghệ là một trong những yếu tố để phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và phát triển chăn nuôi lợn nói riêng. Trong chăn nuôi lợn, yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ thể hiện đó là: Quy trình nhân giống, lai tạo giống, thử nghiệm giống tốt có chất lượng cao và phù hợp với điều kiện chăn nuôi của từng địa phương; Kỹ thuật xây chuồng trại cho đàn lợn; Công nghệ và quy trình chế biến thức ăn cho lợn; Quy trình và công nghệ chế biến sản phẩm. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã trở thành một yếu tố của lực lượng sản xuất. Vì vậy, đầu tư khoa học kỹ thuật chính là phương hướng đầu tư sớm mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn, góp phần phát triển chăn nuôi lợn theo chiều sâu.

* Yếu tố về kỹ thuật

- Giống: Trong chăn nuôi lợn, giống phải chọn lọc theo mục đích sản xuất để lấy thịt. Giống vật nuôi phải đạt được các yêu cầu về tầm vóc, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của vùng, có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, khả năng sinh sản cao, khả năng chống chịu bệnh tật cao.... Trong xây dựng định hướng phát triển chăn nuôi lợn cần phải xây dựng một hệ thống quản lý

giống để bảo vệ nguồn gen, chọn lọc, lai tạo và nhân giống, cần có kế hoạch cụ thể cho chương trình nâng cao chất lượng giống đạt hiệu quả.

- Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng: Quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn bao gồm: Đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn về số lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng phát triển của lợn ở các độ tuổi, cung cấp nước uống, tổ chức tiêm phòng bệnh định kỳ, giữ gìn vệ sinh thú y khu vực chăn nuôi…. Để phát triển chăn nuôi lợn, vấn đề thức ăn cần quan tâm giải quyết về cả số lượng và giá trị dinh dưỡng, cần chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

Thức ăn là cơ sở quan trọng để phát triển chăn nuôi. Năng suất chăn nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: tính năng di truyền và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả chăn nuôi và cả sự cảm nhiễm dịch bệnh. Ứng với mỗi giai đoạn, yêu cầu công tác chăm súc nuôi dưỡng khác nhau. Các giai đoạn chăm sóc nuôi dưỡng lợn có tính kế thừa, để chăn nuôi giai đoạn sau hiệu quả thì chăn nuôi ở các giai đoạn trước cần thực hiện tốt.

- Phương thức chăn nuôi: Phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng đến công tác giống, vệ sinh thú y, việc đầu tư thâm canh cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình tổ chức phát triển sản xuất. Hiện nay có các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)