Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng
2.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn một số địa phương ở Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Trong những năm qua, những thành tựu về khoa học kỹ thuật, cũng như những đường lối đúng đắn về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta đã làm cho nền kinh tế nước ta có những bước phát triển nhảy vọt, đặc biệt trong
sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, nó được thể hiện bằng việc cung cấp đầy đủ lương thực, đảm bảo an toàn về lương thực và có lương thực xuất khẩu, hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới. Trong chăn nuôi ở nước ta cũng đạt được những thành tựu đáng khâm phục, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Nó thể hiện đàn lợn luôn tăng khá qua các năm, tốc độ tăng đàn lợn khoảng 3,6%/năm. Chăn nuôi lợn ở một số vùng đang dần theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi lợn trong các hộ gia đình mở rộng về quy mô theo hướng trang trại với quymô lớn, không những đáp ứng đủ nhu cầu về thịt lợn ở trong vùng, trong nước, mà còn xuất khẩu sang nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapo, Nga...
Trong giai đoạn 2011 - 2016, đàn lợn trong cả nước có tốc độ tăng trưởng nhanh. Tổng đàn từ 21,8 triệu con năm 2011 tăng lên 27,43 triệu con năm 2016, tăng bình quân đạt 6,3%/năm. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2015 đến nay đàn lợn tăng ít và có những năm bị giảm đáng kể. Theo số liệu điều tra, tại thời điểm 01/4/2015, đàn lợn có 26,7 triệu con, tăng 1,5% so với cùng thời điểm năm 2014, giảm so với tổng đàn 27,1 triệu con, năm 2014 và 27,37 triệu con năm 2013. Đàn lợn giảm chăn nuôi đang gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao, giá thịt lợn hơi có xu hướng giảm. Đồng thời, xuất hiện dịch tai xanh. Bên cạnh đó, trong năm 2012, người tiêu dùng có tâm lý e ngại việc sử dụng chất cấm tạo nạc xảy ra rải rác tại một số địa phương nên việc đầu tư mở rộng quy mô đàn bị ảnh hưởng.
Đàn lợn được phân bố tập trung ở các tỉnh phía Bắc, nhất là đồng bằngsông Hồng, nơi có tới 26,2% tổng đàn lợn của cả nước, hay vùng trung du miền núi phía Bắc chiếm 23,7%. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm khoảng13,9%. Vùng Tây Nguyên có số đầu lợn thấp chỉ chiếm 6,3% tổng đàn. Mười tỉnh có số đầu lợn lớn là Hà Nội (Bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ) 1,533 triệu con, Đồng Nai 1,329 triệu con, Bắc Giang 1,168 triệu con, Nam Định 1,131 triệu con, Nghệ An 1,067 triệu con, Thanh Hoá 0,83 triệu con, Đắk lắk 0,705 triệu con, Bình Định 0,66 triệu con, Phú Thọ 0,658 triệu con, Hưng Yên 0,644 triệu con.
Sản lượng thịt lợn hơi năm 2016 đạt 1,94 triệu tấn, tăng 4,8%so cùng kỳ năm 2015; tương đương 1,37 triệu tấn thịt xẻ, chiếm 77,2% về thịtxẻ các loại.
Cơ cấu giống lợn hiện nay đã được cải thiện tích cực, hầu hết các giống lợn có năng suất và chất lượng cao trên thế giới đã được nhập vào nước ta như Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc. Số đầu lợn giống ngoại trong năm 2016
khoảng 5,2 triệu con, tăng 13,9% so năm 2011. Đàn lợn nái năm 2016 đạt 4,159 triệu con, chiếm 17,7% tổng đàn, tăng 0,8% so năm 2011. Trong tổng đàn nái có khoảng 620 nghìn con nái ngoại, chiếm khoảng 19%, tăng 12,7% so năm 2013; nái lai chiếm khoảng 74% và nái nội chỉ chiếm khoảng 07%. Năm 2016 cả nước có khoảng 4,15 triệu lợn nái, tăng 8,7% so cùng kỳ. Các tỉnh có tỷ lệ lợn nái ngoại cao là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.
Hiện nay cả nước có khoảng 140 cơ sở nuôi lợn giống cụ kỵ và ông bà; nuôi giữ 321 nghìn con lợn giống, trong đó đàn nái cụ kỵ giống ngoại có khoảng 08 nghìn con.
Chăn nuôi lợn của Việt Nam thời gian qua đã đạt được những tiến bộ rất đáng kể, nhiều phương thức và công nghệ tiên tiến đã được áp dụng trong sản xuất. Tuy chăn nuôi trang trại và gia trại đã có nhiều phát triển, nhưng hình thức chăn nuôi lợn truyền thống, phân tán nhỏ lẻ trong các nông hộ vẫn là chủ yếu, cụ thể:
- Chăn nuôi truyền thống, tận dụng: đây là phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, đang ở tồn tại ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước; chiếm khoảng75-80% về đầu con, nhưng sản lượng chỉ chiếm khoảng 65-70% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất cả nước; quy mô chăn nuôi dao động từ 1-10 con; thức ăn đầu tư chủ yếu là tận dụng sản phẩm nông nghiệp sản xuất và khai thác tại chỗ hoặc tận dụng các sản phẩm trồng trọt và sản phẩm ngành nghề phụ (làm đậu, nấu rượu, làm mì, ...); con giống chủ yếu là giống địa phương hoặc giống có tỷ lệ máu nội cao (F1: nội x ngoại); năng suất chăn nuôi thấp. Khối lượng xuất chuồng bình quân dưới 50 kg/con.
- Chăn nuôi gia trại: phương thức chăn nuôi nuôi này phổ biến ở cáctỉnh Đồng bằng Sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Tây, HưngYên, Hà Nam, ...) và phát triển mạnh trong những năm gần đây; chiếm khoảng10-15% đầu con, quy mô chăn nuôi phổ biến là từ 10-30 nái, hoặc từ 10-50 lợn thịt có mặt thường xuyên; ngoài các phụ phẩm nông nghiệp thì có khoảng 40% thức ăn công nghiệp được sử dụng cho lợn; con giống chủ yếu là con lai có từ 50-75% máu lợn ngoại trở lên; công tác thú y và chuồng trại chăn nuôi đã được coi trọng hơn chăn nuôi truyền thống; năng suất chăn nuôi đã có tiến bộ. Khối lượng xuất chuồng bình quân 70-75 kg/con.
- Chăn nuôi trang trại: đây là phương thức chăn nuôi được phát triển mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt các tỉnh ĐNB, ĐBSH và Đồng bằng sông Cửu Long; cả nước có khoảng 8.500 trang trại, chiếm khoảng 18% về đầu con, 45% về sản lượng thịt; quy mô từ trên 20 nái hoặc trên 100 lợn thịt có mặt thường xuyên (có trường hợp 11 nghìn lợn nái bố mẹ/1 trại); hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp; con giống chủ yếu là lợn ngoại 2 máu hoặc 3 máu; các công nghệ chuồng trại như: chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sởi ấm cho lợn con, hệ thống máng ăn, máng uống vú tự động, ... đã được áp dụng; năng suất chăn nuôi cao, khối lượng xuất chuồng bình quân 80-85 kg/con.
Những năm gần đây, trong chăn nuôi lợn đã hình thành một số loạihình tổ chức sản xuất như: Hợp tác xã chăn nuôi. Đây là mô hình HTX kiểumới được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Các xã viên HTX là các hộ gia đìnhchăn nuôi lợn có quy mô vừa (bình quân 10-20 lợn nái và 50-70 lợn thịt/hộ).
* Đánh giá các mô hình, phương thức tổ chức chăn nuôi hiện nay - Ưu điểm:
+ Cả 2 hình thức tổ chức chăn nuôi trên đã cung cấp cho thị trườngmột nguồn sản phẩm lớn, chất lượng đồng đều và được kiểm soát; HQKT cho người chăn nuôi được nâng cao;
+ Thông qua thực hiện quy trình kỹ thuật chung ở hình thức HTX chăn nuôi, hợp đồng nuôi gia công, người chăn nuôi có điều kiện tốt trong việc học tập, tiếp hoặc hỗ trợ kỹ thuật ở hình thức thu các kiến thức về tiến bộ khoa học trong chăn nuôi, qua đó mỗi hộ chăn nuôi đều có cơ hội phát triển chăn nuôi lợn với hiệu quả cao và thu lợi nhuận tương đối cao.
- Các yếu tố hạn chế:
+ Hai hình thức tổ chức chăn nuôi trên mới chỉ xuất hiện tại một số tỉnh trong các vùng chăn nuôi lớn (ở mức độ như các mô hình điểm), chưa nhân rộng phổ biến ra các địa phương;
+ Nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi trang trại còn rất hạn chế, trong khi đó chưa có chính sách ưu đãi về tín dụng cho các trang trại chăn nuôi nên việc mở rộng quy mô vẫn còn hạn chế.
Liên quan đến ngành hàng lợn ở Việt Nam có 2 loại chính đó là ngành hàng lợn con và lợn thịt. Cả hai ngành hàng này đều tương đối phức tạp với nhiều tác nhân
tham gia: người sản xuất, người buôn bán lợn, lò mổ và chế biến, thương lái buôn bán thịt lợn và người tiêu dùng. Liên quan đến các tác nhân giết mổ và chế biến thì tác nhân giết mổ nhỏ chiếm tỷ rất cao, còn các cơ sở giết mổ và chế biến hiện rất khiêm tốn. Chính vì vậy việc quản lý chuỗi ngành hàng thịt lợn càng khó khăn hơn, nhất là trong công tác kiểm soát chất lượng thịt và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện cả nước có khoảng 30 nhà máy chế biến thịt lợn thành các sản phẩm như dăm bông, xúc xích. Tuy nhiên, lượng thịt lợn được chế biến chiếm tỷ lệ rất thấp (4%).
Thịt lợn sản xuất ra chủ yếu được tiêu dùng nội địa và hiện nay cũng chủ yếu chỉ còn xuất khẩu thịt lợn sữa và lợn choai. Thịt lợn mảnh đông lạnh gần như không còn thị trường xuất khẩu.
Trong khi đó vài năm lại đây lượng thịt lợn nhập khẩu ngày càng tăng và chắc chắn sẽ gây khó khăn cho những người sản xuất trong nước.
Theo AgroMonitor, năm 2011 nước ta đã nhập xấp xỉ 7,9 nghìn tấn thịt lợn. kim gạch nhập khẩu thịt lợn tươi sống lạnh đạt 14,68 triêu USD, gấp 8,7 lần so với con số 1,68 triệu USD của năm 2010, (tăng 13 triệu USD). Trong năm 2011, Việt Nam nhập khẩu thịt lợn từ 10 thị trường khác nhau. Canada là thị trường xuất khẩu thịt lợn nhiều nhất vào Việt Nam với kim ngạch đạt 5,85 triệu USD, chiếm 39,83% tổng kim ngạch nhập khẩu thịt lợn, tăng 5,5 triệu USD so với năm 2010. Mỹ đứng thứ 2 với kim ngạch nhập khẩu 5,2 triệu USD, chiếm 35,7%. Như vậy, nhập khẩu thịt lợn vào Việt Nam từ 2 thị trường lớn là Canada và Mỹ đã chiêm tới 75,5% tổng kim ngạch. Tiếp theo là các nước Pháp, Tây Ban Nha, Đan Mạch... Năm 2012, dự báo nhập khẩu thịt lợn vẫn được tiếp tục để góp phần điều tiết thị trường ở những thời điểm thiếu nguồn cung trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng với những sản phẩm chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm và cả cạnh tranh. Việt Nam đã là thành viên WTO và hội nhập thị trường quốc tế. Thực hiện lộ trình cam kết của Chính phủ, năm 2012 thuế nhập khẩu thịt được điều chỉnh giảm khá mạnh so với năm 2011. Bộ Tài chính vừa quyết định giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều loại thực phẩm: Đối với thịt lợn, thuế suất áp dụng cho loại thịt tươi hoặc ướp lạnh là 25%, giảm 1% so với năm 2011; thịt đông lạnh giảm 3%, xuống còn 15%; với thịt chế biến được điều chỉnh giảm khá mạnh từ 20% xuống 10%. Liên quan đến quản lý ngành hàng thịt lợn trên thị trường, Chính phủ đã quy định các cơ quan tham gia quản lý, song hiệu quả quản lý chưa cao
do sự chồng chéo về chức năng giữa các cơ quan, số lượng cũng như năng lực của các cơ quan hạn chế.
Để phát triển chăn nuôi và hạn chế dịch bệnh, Chính phủ đã ban hành các pháp lệnh liên quan đến chăn nuôi, thú y và hàng loạt các chính sách khác liên quan đến phát triển trang trại, chính sách tín dụng trong chăn nuôi, chính sách về quản lý chất lượng thức ăn, các chỉ thị liên quan đến phòng chống dịch bệnh. Các dịch bệnh chính xảy ra ở Việt Nam trong những năm qua cả bệnh thông thường (bệnh dịch tả lợn, tụ huyết trùng, tai xanh, lở mồm long móng), và bệnh lây truyền giữa lợn và người (bệnh xoắn khuẩn, sảy thai truyền nhiễm ở lợn, đóng dấu lợn, lợn gạo, bệnh giun bao, bệnh do liên cầu, bệnh cúm A H1N1 ở lợn), các hệ thống giám sát dịch bệnh và các chiến lược phòng chống dịch bệnh.
2.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn ở Thị xã Đông Triều
Quy hoạch đất đai cho tập trung quy mô lớn: Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, Đông Triều là địa phương triển khai quy hoạch lâu dài, ổn định ở các vùng chăn nuôi công nghiệp, tập trung trang trại đến tận huyện, xã. Khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, đồn điền, đổi thửa...tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả, nhất là tại các vùng trung du, đồi, gò...sang phát triển chăn nuôi trang trại. Đông Triều thực hiện tốt các chính sách cho từng trường hợp cụ thể:
+ Ở vùng đất ít người có khả năng khai phá đã giao đất theo khả năng người nhận để khuyến khích những người có nguồn lực (vốn, lao động, kỹ thuật) đầu tư lập trang trại chăn nuôi.
+ Trường hợp có nhiều người muốn lập trang trại thì căn cứ vào quy hoạch và quỹ đất cụ thể để đưa ra mức khoán hoặc cho thuê cụ thể.
+ Đối với vùng đất có điều kiện thuận lợi nhưng quỹ đất hạn chế thì tổ chức đấu thầu công khai, bảo đảm dân chủ, minh bạch và công khai.
+ Áp dụng các chính sách linh hoạt trong giải phóng mặt bằng, dồn điền, đổi thửa để người có đất tự nguyện và chấp thuận mức đền bù theo tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp.
Đông Triều đã đề nghị Nhà nước giành 10-15% quỹ đất nông nghiệp để phát triển chăn nuôi trang trại và xây dựng khu giết mổ, chế biến tập trung bước đầu tỉnh đã hỗ trợ 100% vaccin trong 3 năm đầu, 50% lãi suất vốn vay trong 5
năm đầu theo dự án được duyệt với đơn vị chăn nuôi quy mô lớn (Phan quang Vinh, 2016).
2.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn ở huyện Bình Lục
Huyện Bình Lục là huyện có diện tích đất đai với hai loại địa hình và vùng khí hậu khác nhau: Đồng bằng, miền núi. Thực tế cho thấy mô hình kinh tế trang trại ở huyện Bình Lục trong những năm qua sản xuất có hiệu quả. Các trang trại của huyện Bình Lục có quy mô nhỏ, phổ biến quy mô bình quân trên dưới l ha. Nhưng các trang trại của huyện Bình Lục vẫn còn những tính chất cơ bản của kinh tế, như đảm bảo tỷ suất hàng hoá cao, khối lượng nông sản nhiều (khi các trang trại sản xuất chuyên môn hoá từng mặt hàng ở vùng tập trung), vẫn thường xuyên được nâng cao trình độ khoa học công nghệ nông nghiệp. Kinh tế trang trại ở Bình Lục chủ yếu vẫn sản xuất theo phương thức gia đình. Trong những năm kinh tế trang trại ở huyện Bình Lục phát triển ở tất cả các vùng kinh tế: Đồi núi, đồng bằng, hàng năm huyện Bình Lục đã giành một nguồn kinh phí không nhỏ để phát triển kinh tế trang trại, tạo cơ chế, chính sách về vốn, đất đai và các điều kiện khác để thúc đẩy trang trại phát triển, đến nay toàn huyện Bình Lục có 327 trang trại, chủ yếu là các trang trại gia đình. Để phát triển trang trại trong năm qua huyện Bình Lục đã thực hiện một số giải pháp như: Quy hoạch xác định các khu vực phát triển kinh tế trang trại tập trung nhằm hình thành vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường. Định hướng phát triển cây trồng, vật nuôi chính, phát huy thế mạnh của từng vùng, đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật... phù hợp với điều kiện của từng huyện. Giải quyết các vấn đề chuyển dịch đất đai tạo điều kiện cho các gia đình có quy mô đất đai lớn để tập trung sản xuất. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo mối liên doanh, liên kết với kinh tế hợp tác xã và kinh tế nhà nước.
Ngày 22 tháng 9 năm 2011, UBND huyện Bình Lục ra quyết định số: 1149/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án “Xây dựng khu chăn nuôi tập trung giai đoạn 2011 -2015” nhằm mục đích phát triển chăn nuôi toàn huyện theo hướng hàng hóa, hiệu quả, bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường, kiểm soát dịch bệnh, tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao phục vụ nhu cầu của xã hội, đồng thời nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh xây dựng được 25 khu chăn nuôi tập trung với tổng mức hỗ trợ là: 650 triệu