Nguồn thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 71 - 74)

ĐVT: %

Diễn giải

Theo quy mô

Tính chung (n=60) Quy mô nhỏ (n=15) Quy mô vừa (n=33) Quy mô lớn (n=12) 1.Nguồn thức ăn sử dụng

- Mua hoàn toàn 26,67 30,3 0 23,33

- Kết hợp 73,33 69,7 100 76,67

2. Tỷ lệ các hộ sử dụng thức ăn

- Hộ có mua cám đậm đặc 80 78,79 100 83,33

- Hộ có mua cám hỗn hợp 33,33 42,42 60 43,66

- Hộ có thức ăn thô 40 51,51 100 58,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) - Công tác thú y

Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi lợn. Ở lợn, nhóm bệnh nguy cơ mắc cao nhất còn gọi là nhóm “bệnh đỏ” gồm các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn, tai xanh. Nhóm bệnh này được người chăn nuôi tiêm với tỉ lệ cao nhất. Công tác phòng bệnh cũng đã phát huy khá hiệu quả tác dụng của nó, đặc biệt một số hộ đầu tư thuốc phòng bệnh nhập ngoại, tuy rằng chi phí cao nhưng hiệu quả phòng bệnh thì rất tốt. Theo điều tra thì bệnh mà người chăn nuôi cho là nguy hiểm nhất là bệnh tai xanh, bệnh này lây lan rất nhanh, hầu hết số lợn bị chết đều là do bệnh này gây nên. Bệnh phổ biến diễn ra với lợn hiện nay là bệnh đường hô hấp, bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng làm giảm tốc độ tăng trọng của lợn và làm giảm hiệu quả chăn nuôi lợn.

Bảng 4.8. Tình hình sử dụng thuốc thú y của các hộ điều tra

ĐVT: %

Diễn giải

Theo quy mô

Tính chung (n=60) Quy mô nhỏ (n=15) Quy mô vừa (n=33) Quy mô lớn (n=12) 1.Tỷ lệ sử dụng VX phòng bệnh - Thường xuyên 40 51,51 100 58,33 - Ít 40 39,39 0 31,66 - Không 20 9,1 0 10,01 2. Tỉ lệ hộ có sử dụng Vắc xin - Dịch tả 53,33 42,42 100 56,66 - Tụ huyết trùng 60 72,72 100 75,00 - Bệnh tai xanh 40 60,61 100 63,34 - Bệnh khác 13,33 21,21 75 30,00 2. .Ứng xử khi lợn bị bệnh - Tự chữa 60 57,58 0 46,67

- Mời nhân viên thú y 20 15,15 16,67 16,67

- Kết hợp cả hai 20 27,27 83,33 36,66

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Mạng lưới cán bộ thú y cơ sở chưa thực sự đồng đều và rộng khắp. Thuốc thú y hiện nay khá phong phú, nhiều chủng loại cả thuốc trong nước và nhập ngoại. Các hộ chăn nuôi ở huyện Cẩm Giàng đã có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi nhiều năm nên cũng có kinh nghiệm trong việc phát hiện bệnh của lợn và chủ động mua thuốc về tự tiêm, nếu mua thuốc về chữa không khỏi họ mới nhờ đến nhân viên thú y. Theo kết quả điều tra ở bảng 4.8 thì có đến 58,33% các hộ thường xuyên sử dụng VX phòng bệnh. Thời gian tiêm phòng hiệu quả nhất là lúc lợn mới sinh được 5-10 ngày tuổi, tiêm nhắc lại lúc 1-1,5 tháng. Số hộ phòng bệnh thường xuyên đối với hộ chăn nuôi quy mô lớn có 100%, hộ có quy mô vừa là 51,51% và hộ có quy mô nhỏ là 40%. Nguyên nhân là do vừa qua có rất nhiều bệnh dịch xảy ra với lợn và gây thiệt hại lớn. Mặt khác do ý thức phòng chống bệnh của người chăn nuôi còn thấp. Qua kết quả điều tra ta thấy 2 bệnh mà các hộ nông dân phòng nhiều nhất là dịch tai xanh và tụ huyết trùng vì đây là 2 loại bệnh rất nguy hiểm và sự lan bệnh rất nhanh. Qua đó ta thấy được các hộ có quy mô càng lớn thì mức độ phòng bệnh càng cao nguyên nhân vì hộ bỏ nhiều vốn

vào để đầu tư nên không ngại thêm một ít chi phí để phòng được sự thiệt hại lớn có thể xảy ra.

Hiện nay, các hộ chăn nuôi hiện nay đã có ý thức hơn trong việc vệ sinh chuồng trại, tạo thoáng mát cho chuồng nuôi vào mua hè, ấm áp về mùa đông nên chi phí về thú y của các hộ được duy trì ở mức thấp.

c. Phương thức giao dịch và thanh toán - Phương thức giao dịch

Khi lợn đến lúc xuất bán, người chăn nuôi thường liên hệ với những người giết mổ, người mua buôn lợn để họ đến xem, mua lợn. Hoặc cũng có trường hợp người giết mổ chủ động liên hệ với người chăn nuôi khi họ có nhu cầu thu mua. Chưa có người chăn nuôi nào, kể cả các hộ chăn nuôi theo quy mô lớn có hình thức ký hợp đồng bằng văn bản về tiêu thụ sản phẩm, cũng không có người chăn nuôi nào tự giết mổ lợn để đi bán. Hợp đồng thu mua chủ yếu là hợp đồng bằng miệng dựa trên mối quan hệ quen biết và tin tưởng nhau là chính. Người chăn nuôi và người mua thỏa thuận giá bán, cân lợn ngay tại chuồng nhưng giá chủ yếu vẫn bị người mua áp đặt hơn. Hiện nay người chăn nuôi tiêu thụ lợn theo một số cách sau:

Bán lợn cho người thu gom: Cách này thường chỉ áp dụng cho những hộ chăn nuôi theo quy mô lớn.

Bán lợn cho người giết mổ lợn trong huyện; Cách này chiếm số lượng nhiều nhất. Thông thường các hộ chăn nuôi và các hộ giết mổ quen biết nhau, khi có lợn xuất chuồng sẽ chủ động liên hệ để mời đến mua.

Bán lợn cho người giết mổ huyện khác: Cách này chiếm tỉ lệ không nhiều do tốn thêm khá nhiều chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, theo xu hướng cạnh tranh của thị trường như hiện nay, cách này đang dần có xu hướng phát triển.

- Phương thức thanh toán

Phương thức thanh toán rất đa dạng: Bán cho người thu gom và người giết mổ huyện khác chủ yếu trả tiền toàn bộ ngay sau khi bắt lợn. Đối với người giết mổ trong huyện chủ yếu là trả sau từ 5 – 10 ngày, những người này bỏ ra vốn kinh doanh không nhiều chủ yếu là vốn của hộ chăn nuôi để kinh doanh. Sau khi bắt lợn về, họ mổ và bán xong 2 – 5 ngày mới trả tiền cho hộ chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi theo quy mô lớn chủ yếu bán cho các hộ thu gom, bởi chỉ có họ mới có

khả năng bắt một lần hết cả lượng lợn lớn. Tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng quay vòng vốn và có nguồn thu nhập đều đặn qua các tháng thì có khá nhiều hộ chăn nuôi quy mô vừa và lớn lựa chọn hình thức nuôi gối và bán cho các hộ giết mổ trong địa bàn huyện.

d. Kết quả, hiệu quả chăn nuôi của các hộ điều tra - Kết quả chăn nuôi của các hộ điều tra

Nhìn chung tình hình cung ứng lợn của các hộ chăn nuôi tương đối đồng đều qua các tháng trong năm. Thời điểm cung ứng lợn trong năm cũng không tập trung vào tháng nào cả, khi nào lợn đủ trọng lượng và có người mua thì người chăn nuôi cho xuất chuồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)