Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn
4.3.2. Giải pháp đảm bảo số lượng và chất lượng thịt lợn cung ứng
Các hộ chăn nuôi lợn và người liên quan trực tiếp đến vấn đề số lượng và chất lượng lợn. Để đảm bảo chất lượng lợn cung ứng ra thì con giống phải đảm bảo chất lượng. Chính vì vậy cần phải cải thiện con giống, mà muốn cải thiện con giống cần cải thiện lợn nái hiện đang nuôi ở huyện và cải thiện giống lợn đực mà trạm giống của huyện cung cấp.
Hiện nay theo định hướng của ngành chăn nuôi cần chuyển từ chăn nuôi manh mún sang chăn nuôi theo quy mô tập trung, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hình thức hộ chăn nuôi trang trại. Huyện cần tạo điều kiện để các hộ chăn nuôi nhận các khu đất xa dân cư để phát triển thành các hộ chăn nuôi quy mô lớn tập trung. Như vậy vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường vừa đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào. Nhưng vấn đề này cần phải chuyển dịch từ từ, không được làm ồ ạt sẽ dẫn đến phá vỡ cân bằng trên thị trường gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Khuyến khích các hộ chăn nuôi tham gia liên kết với các tác nhân khác vào quá trình sản xuất để tăng nguồn vốn để đầu tư vốn kỹ năng chăn nuôi, thông tin thị trường giúp các hộ chăn nuôi có khả năng sản xuất và tiếp cận tốt hơn với
thị trường. Tạo ra được nguồn cung ứng ra thị trường ổn định và hợp lý cho từng thời điểm khác nhau.
Tham gia các hiệp hội như hiệp hội chăn nuôi để nhằm chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, học hỏi kỹ thuật lẫn nhau và tạo thành nhóm để tránh tình trạng bị ép giá. Các hiệp hội sẽ tìm được nguồn đầu vào đầu ra ổn định và chắc chắn hơn. Giúp các hộ chăn nuôi có khả năng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi nhằm xây dựng chuồng trại tốt hơn và mở rộng quy mô chăn nuôi.
Các hộ thu gom thực hiện ký kết hợp đồng với các hộ chăn nuôi một cách cụ thể và tạo được niềm tin cho hộ chăn nuôi. Đồng thời hỗ trợ nguồn vốn và kỹ thuật cho hộ chăn nuôi, đặc biệt cần phải cung cấp đầy đủ thông tin cho và số lượng chất lượng và thông tin khác từ thị trường nhằm giúp hộ chăn nuôi quyết định chăn nuôi hợp lý. Mặt khác cần ký kết và cung cấp đầy đủ nguồn hàng cho hộ giết mổ trong huyện và thực hiện tìm kiếm thêm các thu gom và lò mổ khác ngoài huyện.
Các hộ giết mổ cần tập trung hơn, mở rộng quy mô giết mổ, giảm những hộ vừa giết mổ vừa bán lẻ. Lấy nguồn hàng từ hộ thu gom, hạn chế việc phải đi mua lợn từ các hộ chăn nuôi. Ký kết với các hộ bán lẻ và cung ứng đầy đủ đúng thời gian và địa điểm, giao hàng tận nơi cho hộ bán lẻ.
Các hộ bán lẻ cần thu thập và tiếp nhận thông tin từ người tiêu dùng chính xác và nhanh hơn. Lấy nguồn hàng từ hộ giết mổ tập trung vì vừa ổn định vừa đã được kiểm dịch của ban thú y huyện nhằm đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng. 4.3.3. Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc nhiều vào việc thu gom, giết mổ, chưa có tổ chức hay hiệp hội nào đứng ra tìm thị trường tiêu thụ thịt lợn. Cần tạo ra được một hiệp hội nhóm những người thu gom thu mua từ các hộ chăn nuôi, tạo sự liện kết chặt chẽ người chăn nuôi và người thu gom. Thu gom không những cung cấp đầy đủ lượng thịt lợn cho các hộ giết mổ trong huyện mà cần phải tích cực mở rộng việc tiêu thụ ra ngoài huyện. Các hộ giết mổ cần mở rộng quy mô, tham gia ký kết hợp đồng rõ ràng với người bán lẻ, giảm bớt các tình trạng hộ vừa giết mổ nhỏ lẻ vừa bán lẻ. Như vậy sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sẽ tăng lợi nhuận cho toàn chuỗi cung ứng và tăng lợi nhuận cho các tác nhân trong chuỗi.
Vấn đề tiêu thụ là yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi, là mục tiêu cơ bản quyết định đến sự phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng, tuy nhiên những năm gần đây thị trường và giá sản phẩm luôn có sự biến động rất lớn, biến động đó tác động lớn, trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển chăn nuôi lợntheo chuỗi cung ứng, vì vậy, cần phải có những giải pháp đối với thị trường và giá cả trên địa bàn:
- Xây dựng và nâng cấp hệ cơ sở hạ tầng các chợ đầu mối buôn bán lợn; Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người chăn nuôi, chủ thu gom và các lái buôn tham gia thị trường.
- Các cán bộ khuyến nông kết hợp với các hộ chăn nuôi tích cực tìm hiểu các thị trường tiêu thụ khác, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua chất lượng, giá đối với các sản phẩm chăn nuôi lợn để từ đó tạo thêm thu nhập và sự lựa chọn tốt hơn dành cho các hộ chăn nuôi lợn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn giúp người chăn nuôi lợn tiếp cận với các thông tin liên quan đến hoạt động chăn nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm để họ chủ động hơn và xác định rõ kế hoạch chăn nuôi hợp lý.
- Cần tạo các liên kết chặt chẽ giữa chính quyền, nhà khoa học, người chăn nuôi và các cơ sở cung ứng sản phẩm để có thêm các biện pháp để nắm rõ tình hình, nắm bắt cụ thể các sản phẩm cung ứng đầu vào và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi lợn để hạn chế phần nào việc ép giá, giá chênh lệch, gây ra thiệt hại cho người chăn nuôi lợn trên địa bàn.
4.3.4. Giải pháp về lợi ích của các tác nhân
Quy hoạch và khuyến khích các hộ nông dân sản xuất theo các quy mô hợp lý và phương thức chăn nuôi đồng bộ. Nhằm giúp trách được sự chăn nuôi nhỏ lẻ manh mún, như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc ký kết hợp đồng đầu vào cung như đầu ra của người cung cấp đầu vào và người thu mua với hộ chăn nuôi. Tạo điều kiện đầu vào cho các hộ chăn nuôi co thể vay vốn và các thuận lợi khác nhằm mở rộng được quy mô chăn nuôi và chăn nuôi đúng đảm bảo VSATTP. Các tác nhân khác đảm bảo cho hộ chăn nuôi yên tâm chăn nuôi và mở rộng quy mô. Cần nâng cao nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia.
Cần nâng cao nhận thức về quyền và lợi ích của các bên liên quan tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản, nhất là nhận thức của người nông dân sản
xuất nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm hướng đến sự phát triển và nâng cao uy tín, chất lượng, thương hiệu của hàng nông sản Việt Nam. Có như vậy người nông dân cũng như các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm mới có thể tự nguyện thực hiện các hợp đồng đã ký với nhau, thực sự cùng nhau hợp tác đầu tư khoa học, công nghệ cho nuôi trồng, chế biến, chế biến sâu, chia sẻ lợi ích, khó khăn cho nhau. Thực tế cho thấy, trong điều kiện hiện nay việc thực hiện liên kết thông qua hợp đồng đã ký giữa doanh nghiệp và nông dân vẫn trông chờ chủ yếu vào sự tự nguyện của các bên mà thôi
4.3.5. Đổi mới và hoàn thiện chính sách nhằm đẩy mạnh chuỗi cung ứng Cơ quan nhà nước cần cho chính sách cụ thể nhằm xây dựng cơ sở hạ Cơ quan nhà nước cần cho chính sách cụ thể nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý phù hợp với quy hoạch vùng chăn nuôi để một mặt thuận lợi cho việc vận chuyển mặt khác cách lý được nguồn bệnh và dễ dàng xử lý khi đàn lợn bị dịch bệnh. Khuyến khích đẩy mạnh chăn nuôi, áp dụng khoa học và phương thức mới vào chăn nuôi. Thường xuyên tổ chức tập huấn cho các hộ chăn nuôi, cho các hộ chăn nuôi tiêu biểu đi xem các mô hình chăn nuôi tốt ở vùng khác. Cần có chính sách tạo giết mổ tập trung nhằm kiểm soát được lượng cung ứng ra thị trường và hơn thế nữa đảm bảo được VSATT. Như vậy đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Huyện Cẩm Giàng đã thực hiện nhiều chích sách liên quan đến chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ cho sản xuất chăn nuôi…. Tuy nhiên, các chính sách này mới chỉ mang tính định hướng, chưa thực sự sát với điều kiện kinh tế cũng như các nguồn lực khác của hộ nông dân. Vì vậy, các chính sách đó cần phải được cụ thể hóa, đảm báo tính gắn kết cao với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng thời những thiếu sót trong các chính sách cũng cần bổ sung phù hợp, những chính sách không còn phù hợp cũng cần loại bỏ để phù hợp với thực tiễn tại thời điểm đó.
Để phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng trên địa bàn huyện, việc xây dựng chính sách cần phải tập trung trực tiếp vào các đối tượng tham gia chăn nuôi, cụ thể như sau:
- Xây dựng chính sách khuyến khích người chăn nuôi lợn hình thành vùng chăn nuôi tập trung trên quy mô lớn để thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, chế biến, kiểm soát dịch bệnh.
- Tạo nguồn vốn vay tín dụng, cải cách thủ tục vay vốn thuận lợi hơn, thời gian vay vốn đủ dài đề người chăn nuôi phát triển cho các mục đích: Đầu tư con giống, cải tạo giống, xây dựng chuồng trại....
- Tăng cường công tác quản lý trong kiểm tra, kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hình thành hệ thống quản lý giám định chất lượng ở các cơ sở chăn nuôi, chế biến.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến cũng như tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
- Tổ chức rà soát các cơ chế chính sách liên quan đến ngành chăn nuôi lợn, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các chính sách không phù hợp, ban hành các chính sách mới phù hợp với xu thế phát triển chăn nuôi lợn.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu về chuỗi cung ứng chăn nuôi thịt lợn trên địa bàn huyện Cầm Giàng chúng tôi đưa ra một sô kết luận như sau:
1.Chuỗi cung ứng là một phương thức hoạt động mới trong liên kết sản xuất giữa các tác nhân trong nền kinh tế mang tính toàn cầu như hiện nay. Hiện nay đã có rất nhiều các công ty trong ngành công nghiệp vận dụng chuỗi cung ứng để gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trên cơ sở vừa đảm bảo hiệu quả vừa đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường. Nhưng hoạt động về chuỗi cung ứng trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu. Đặc biệt là sản phẩm có tính chất tiêu thụ thời điểm và thời gian sản xuất dài, sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.
2. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy tại huyện Cầm Giàng chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn đã hoat động được một thời gian nhưng phát triển chưa cao. Chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn tại huyện có tương đối đầy đủ các tác nhân từ người sản xuất, người thu gom, người giết mổ, người bán lẻ, người chế biến cho đến người tiêu dùng. Nhưng hiệu quả hoạt động của chuỗi còn thấp, chi phí sản xuất, kinh doanh cao, lợi nhuận thấp, phân phối lợi nhuận không đều giữa các tác nhân hộ chăn nuôi luôn là hộ chịu thiệt thòi nhất trong các tác nhân chỉ có thu nhập 64,21 nghìn đồng/ngày/người trong khi đó hộ thu gom được 84 nghìn đồng/ngày/người, hộ giết mổ 861,36 nghìn đồng/ngày/người, hộ bán lẻ có thu nhập 186,1 nghìn đồng/ngày/người và còn lại hộ chế biến 345,16 nghìn/ngày/người mà ngược lại người chịu rủi ro nhất là người chăn nuôi. Hiệu quả đầu tư thấp, việc dự trữ, bảo quản khó khăn và ở trình độ phát triển thấp. Sự liên kết giữa các tác nhân chưa có sự chặt chẽ và mức trao đổi thông tin giữa các tác nhân còn thấp. Chưa có hợp đồng văn bản giữa các tác nhân nên chuỗi cung ứng còn nhiều điểm gãy khúc. Trong chuỗi các tác nhân thì người thu gom lại không nằm trong chuỗi cung ứng, thể nên các tác nhân vẫn chưa có sự chuyên nghiệp cho minh mà một hộ có thể phải làm thay thế cho 2 đến 3 tác nhân. Đây là một trong những khó khăn lớn của chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn hiện nay của huyện. Có 4 kênh tiêu thụ khác nhau nhưng kênh thứ nhất toàn bộ khối lượng người thu gom mua đều vận chuyển ra ngoài huyện chứ không cung cấp cho người giết mổ mà người giết mổ phải tự đi mua.
3. Sản xuất chăn nuôi lợn hiện nay mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân của huyện. Nhưng vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất, tiêu thụ theo hướng hàng hóa và mở rộng thị trường tiêu thụ, cũng như phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các tác nhân trong chuỗi còn chưa tạo được sự liên kết bền vững và chưa chịu phân chia lợi ích công bằng giữa các tác nhân nên chuỗi phát triển chưa mạnh và chưa bền vững. Các yếu tố đầu vào cho người sản xuất chưa ổn định, chưa tạo điều kiện được cho các hộ chăn nuôi có khu chăn nuôi tập trung, dịch bệnh xảy ra nhiều làm cho nguồn cung ứng không ổn định. Nguồn thông tin thông qua các tác nhân còn chậm và thiếu sự chính xác. Các tác nhân đã có sự liên kết thỏa thuận với nhau nhưng còn ở mức độ thấp nên làm cho chuỗi phát triển chưa bền vững.
4. Để thúc đẩy chuỗi phát triển trong những năm tới cần nghiên cứu triển khai nhiều nhóm giải pháp: Hoàn thiện chuỗi cung ứng; Đảm bảo số lượng và chất lượng thịt lợn cung ứng; Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm;Giải pháp về lợi ích của các tác nhân; Hoàn thiện chính sách nhằm đẩy mạnh chuỗi cung ứng... 5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Kiến nghị đối với nhà nước
- Cần có những chính sách riêng cho phát triển chăn nuôi như ưu đãi về đất đai, thuế, vốn sản xuất để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn dịch bệnh.
- Quản lý và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định của Nhà nước về sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển và tiêu dùng các sản phẩm thịt.
- Căn cứ điều kiện và diễn biến của dịch bệnh nguy hiểm mà có những chính sách phù hợp, kịp thời để bảo vệ ngành chăn nuôi, bảo vệ sản xuất trong nước và khống chế dịch bệnh
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương
-Cần xây dựng quy hoạch chi tiết cho các vùng phát triển sản xuất chăn nuôi phù hợp với quy hoạch của địa phương và đảm bảo theo quy định của Nhà nước.
- Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các đơn vị chức năng trong việc quản lý, giám sát việc thực hiện sản xuất, kinh doanh trong ngành thịt lợn đảm bảo an toàn dịch bệnh theo đúng quy định của Nhà nước.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho chăn nuôi, từng bước giảm giá thành.
- Có các chế tài xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm. 5.2.3. Đối với các tác nhân trong chuỗi cung ứng
- Đối với hộ chăn nuôi cần phải mở rộng quy mô chăn nuôi, thường xuyên tiếp cận và trao đổi thông tin với các tác nhân khác cũng như phương tiện truyền thông. Nuôi và phát triển đàn lợn theo đúng quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt cần tạo được sự liên kết chặt chẽ với tác nhân cung cấp đầu vào như người cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi và ký kết hợp đồng với