Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 61 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng ở huyện Cẩm

4.1.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện Cẩm

Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

4.1.2.1. Khái quát về chuỗi cung ứng phát triển chăn nuôi lợn

Tổng quát về chuỗi cung ứng sản phẩm lợn thịt tại huyện Cẩm Giàng bao gồm chuỗi cung ứng đầu vào, hộ chăn nuôi và chuỗi cung ứng đầu ra.

Chuỗi cung ứng đầu vào bao gồm nhà cung ứng đầu vào (nhà sản xuất giống, sản xuất thuốc, sản xuất cám...); Hộ trung gian đầu vào bao gồm đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, người bán lẻ.

Sơ đồ 4.1. Tổng quan chuỗi cung ứng sản phẩm lợn thịt tại huyện Cẩm Giàng năm 2016

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Hộ chăn nuôi là người mua sử dụng các yếu tố đầu vào tạo ra sản phẩm lợn thịt để bán trên thị trường

Chuỗi cung ứng đầu ra bao gồm Hộ trung gian đầu ra (hộ thu gom, hộ giết mổ, hộ bán lẻ, hộ chế biến...); Người tiêu dùng.

Để kênh tiêu thụ hoạt động tốt thì dòng sản phẩm, dòng thông tin và dòng giá trị có vai trò vô cùng quan trọng. Theo dòng giá trị sản phẩm, dòng thông tin, người tiêu dùng chính là tác nhân đem lại lợi nhuận cho toàn chuỗi nên thông tin về nhu cầu của họ đối với sản phẩm, mức giá họ sẵn lòng chi trả là yếu tố quan trọng giúp chuỗi tiếp thụ hoạt động. Dòng vật chất sẽ chuyển từ tay người sản xuất, qua các trung gian và đến tay người tiêu dùng. Cứ như thế, ba dòng này tạo thành vòng tròn khép kín, nối tiếp nhau tạo động lực cho chuỗi cung ứng hoạt động. Nhà sản xuất đầu vào Hộ trung gian đầu vào Trại (Hộ) chăn nuôi lợn Hộ trung gian đầu ra Người tiêu dùng

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ chi tiết chuỗi cung ứng phát triển chăn nuôi lợn tại huyện Cẩm Giàng năm 2016

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Nhà sản xuất Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2 Người bán lẻ Hộ chăn nuôi Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2 Đại lý cấp 1 Hộ thu gom Hộ giết mổ, chế biến Hộ giết mổ, chế biến Hộ bán buôn Hộ tiêu dùng Hộ bán buôn, bán lẻ Hộ bán buôn Hộ bán lẻ tiêu Hộ dùng Hộ giết mổ, chế biến Hộ bán lẻ Hộ tiêu dùng Hộ giết mổ, chế biến Hộ tiêu dùng 51

4.1.2.2. Hoạt động chuỗi cung ứng đầu vào a. Người cung cấp giống

Ở Cẩm Giàng hiện nay người chăn nuôi nuôi chủ yếu hai loại lợn là lợn lai và giống lợn ngoại (siêu nạc). Nguồn lợn giống chủ yếu huyện tự cung cấp vì trong huyện có rất nhiều hộ chăn nuôi lợn nái với số lượng lớn 14 – 16 con để chăn nuôi trong gia đình và bán cho các hộ khác trong huyện. Lợn giống mua ở huyện có ưu điểm là đã quen với điều kiện sống, người chăn nuôi sẽ yên tâm hơn bởi không phải lo lợn không ăn hay ỉa chảy sau khi mua về. Chu kì sinh sản của lợn nái khoảng 6 tháng, mỗi lứa cho khoảng 10 – 16 lợn con trong khoảng 5 – 7 năm. Lợn con sau khi sinh ra được tiêm phòng đầy đủ các loại thuốc vắc xin để phòng bệnh, vậy nên sau khi người chăn nuôi mua về thường không phải tiêm thêm thuốc gì nữa, chỉ khi lợn có dấu hiệu bị bệnh mới mua thuốc về để chữa hoặc nhờ đến nhân viên thú y. Ngoài các nguồn cung cấp giống trong huyện một số hộ chăn nuôi thông qua người thu gom và các mối quan hệ còn mua lợn giống ở các địa phương khác như Bình Giang, Ân Thi. Theo người chăn nuôi chia sẻ thì những giống lợn này có khả năng kháng bệnh cao hơn nên không tốn nhiều chi phí thuốc thú y. Qua khảo sát 3 hộ cung cấp giống thì kênh cung cấp giống được có các dạng sau:

Kênh thứ nhất: Người sản xuất giống → Người kinh doanh giống → Hộ nuôi lợn thịt.

Kênh thứ hai : Người sản xuất giống → Hộ nuôi lợn thịt Kênh thứ ba: Người sản xuất giống kiêm nuôi lợn thịt b. Người kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Với lượng chăn nuôi ngày càng lớn của huyện thì nhu cầu về thức ăn chăn nuôi cũng vì thế mà không ngừng tăng lên. Trên địa bàn huyện hiện tại có khoảng 70 đại lý cám các loại, trong đó hơn 30 đại lý cấp I, còn lại là các đại lý cấp II và cấp III. Như vậy trung bình mỗi xã sẽ có khoảng gần 6 đại lý cám các loại. Các đại lý này tập trung chủ yếu ở các xã có số lượng lợn nhiều như Ngọc Liên, Cẩm hoàng, Tân Trường… Các hãng thức ăn thường được sử dụng tại huyện là Cargill, CP, Tongwei, Max- Gro,… mỗi hãng đều cho ra các chủng loại thức ăn phong phú, phù hợp với từng thời kỳ tăng trưởng của lợn mang đến cho người chăn nuôi nhiều sự lựa chọn. Thức ăn chăn nuôi được bán chủ yếu là thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp, người chăn nuôi thường sử dụng kết hợp cả hai để tăng hiệu quả chăn nuôi.

Các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở đây thường chấp nhận bỏ ra một lượng vốn lớn để nhập hàng về, nhưng do đã ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp nên các đại lý cũng đỡ phần nào đó gánh nặng. Người chăn nuôi chủ yếu mua cám chịu, sau khi lợn xuất chuồng sẽ đến thanh toán với người kinh doanh cám. Giữa người kinh doanh thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi chủ yếu là hợp đồng miệng và tin tưởng nhau. Hình thức bán chịu đã tạo điều kiện cho người chăn nuôi có khả năng đầu tư tốt hơn và hiệu quả hơn ngay cả khi người chăn nuôi có ít vốn. Chính vì thế trong huyện hình thức chăn nuôi theo hướng tận dụng chiếm một phần rất nhỏ, các hộ chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp và công nghiệp chiếm đại đa số. Vì chi phí thức ăn chiếm một phần rất lớn trong chi phí chăn nuôi, nên các hộ chăn nuôi theo quy mô lớn hiện nay còn kiêm luôn làm đại lý thức ăn chăn nuôi, vừa có thể giảm giá thành sản xuất vừa có thể kiếm thêm lợi nhuận từ việc cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi khác. Thức ăn chăn nuôi chiếm 60 % giá thành sản xuất lợn thịt nên giá cả đầu vào này rất quan trọng nhưng do người chăn nuôi thiếu vốn nên phải phụ thuộc vào đại lý bán thức ăn chăn nuôi, quan khảo sát 4 hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn đang tồn tại các dạng kênh sau:

Kênh thứ nhất: Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi → Đại lý cấp 1 → Đại lý cấp 2 → Người bán lẻ → Hộ chăn nuôi

Kênh thứ hai: Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi → Đại lý cấp 1 → Đại lý cấp 2 → Hộ chăn nuôi

Kênh thứ ba: Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi → Đại lý cấp 1 → Hộ chăn nuôi

Kênh thư tư: Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi → Hộ chăn nuôi

Trên địa bàn những hộ chăn nuôi chăn nuôi quy mô lớn đã chủ động tài chính tham gia vào kênh thứ tư là lấy hàng trực tiếp nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, những hộ chăn nuôi vừa, hộ có vốn thì liên liên kết với nhau thành lập hợp tác xã lấy lấy thẳng nhà sản xuất hoặc mua của đại lý cấp 1, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu vốn thì mua chịu của đại lý cấp 2 và người bán lẻ.

c. Người kinh doanh thuốc thú y

Theo báo cáo của trạm thú y huyện Cẩm Giàng năm 2016 thì trên địa bàn huyện hiện có 22 cửa hàng bán thuốc thú y, trong đó chỉ có 8 cửa hàng có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y. Các cửa hàng này có thể chỉ chuyên kinh

doanh thuốc thú y, cũng có thể kết hợp cả kinh doanh cám và kinh doanh thuốc thú y. Nguồn gốc thuốc thú y cũng khá đa dạng, có thể là thuốc được sản xuất trong nước cũng có thể là thuốc được nhập ngoại về. Giá cả vì thế cũng có chênh lệnh khá lớn, thuốc ngoại thường đắt hơn nhiều so với thuốc trong nước, tuy nhiên lại được người dân tin tưởng hơn về công dụng và chất lượng.

Hiện tại, theo điều tra người dân được biết bệnh khó chữa nhất là bệnh tai xanh. Hầu như năm nào cũng có lợn bị chết do bệnh này. Tuy đã có vắc-xin phòng bệnh nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn, cộng thêm việc chăn nuôi với mật độ dày đặc nên khó có thể triệt hết được mầm bệnh. Theo thống kê của trạm thú y huyện thì tỷ lệ các hộ tiêm phòng chưa cao, chỉ đạt 68% kế hoạch. Nguyên nhân là do lợn trước khi mua về đã được tiêm phòng đầy đủ rồi, nên khi mua về các hộ chăn nuôi thường không tiêm nữa. Mặt khác, do trên địa bàn huyện chưa xảy ra dịch bệnh nào lớn nên công tác thú y cũng không được người dân chú trọng. Mỗi khi lợn bị mắc bệnh, nhẹ thì người chăn nuôi đi mua thuốc về tự tiêm, nặng thì mới mời nhân viên thú y đến chữa. Với tỉ lệ tiêm phòng thấp như hiện nay, cũng như việc người dân tùy tiện chữa bệnh cho lợn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thịt và nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao. Kinh doanh thuốc thú y là nghề có điều kiện nên đại lý, người bán lẻ phải có bằng thú y có thể vừa bán thuốc vừa tư vấn điều trị, điều trị và hình thành các kênh bán hàng sau:

Kênh thứ nhất: Nhà sản xuất thuốc thú y → Đại lý cấp 1 → Người bán lẻ, thú y viên → Hộ chăn nuôi

Kênh thứ hai: Nhà sản xuất thuốc thú y → Đại lý cấp 1 → Hộ chăn nuôi Kênh thứ ba: Nhà sản xuất thuốc thú y → Hộ chăn nuôi

Như vậy, các nhà sản xuất, nhà cung ứng đầu vào có quan hệ mật thiết với nhau đầu ra của người này là đầu vào của người kia, tác động qua lại với nhau nhưng người chăn nuôi là vị trí trung tâm thúc đẩy tiêu thụ đầu trong phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng, nhà cung cấp có vốn, có kỹ năng bán hàng, có phương tiên vận chuyển để hỗ trợ nhà chăn nuôi. Tuy vậy đây là một khâu trung gian chỉ có vốn là làm được nên chăn nuôi tập trung, quy mô hay hiệu quả chuỗi thì cần phải thu ngắn kênh đầu vào chẳng hạn như đại lý kiêm chăn nuôi nghĩa là vừa chăn nuôi vừa bán cho các hộ xung quanh hay hay hộ vừa nuôi nái sinh sản vừa nuôi thịt tiến đến tiêu thụ mà đề tài sẽ đề cập ở phần sau.

4.1.2.3. Hoạt động cung ứng của hộ chăn nuôi lợn

Để tìm hiểu chuỗi cung ứng đầu ra trong phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng ta đi tìm hiểu những hoạt động của người chăn nuôi vị trí then chốt của chuỗi, thời gian chăn nuôi lợn thịt từ 4 đến 6 tháng, cở sở hạ tầng như đất đai, vốn, kỹ nãng nuôi, quản lý dịch bệnh năng suất, chất lượng đầu ra.

a. Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Bảng 4.4. Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Diễn giải ĐVT

Theo quy mô

Tính chung Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn 1.Tổng số hộ điều tra Hộ 15 33 12 60 2. Số hộ có chủ hộ là nữ Hộ 3 2 0 1,85

3. Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 51,4 49,6 48,8 49,89 4. Trình độ văn hóa

- Cấp 2 % 40 36,36 33,33 36,66

- Cấp 3 % 60 63,64 66,67 63,34

5. Số nhân khẩu/hộ Người 4,2 4,6 4,6 4,50

6. Số lao động/hộ Người 2,4 2,1 3,2 2,40

7. Hệ số nhân khẩu/lao động Người 1,8 2,1 1,9 1,99

8. Số năm kinh nghiệm Năm 21,6 17,5 13,6 17,75

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua điều tra 60 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn, ta thấy tuổi bình quân của những người được phỏng vấn là gần 50 tuổi, số năm kinh nghiệm bình quân là 17,75 năm, với độ tuổi và số năm kinh nghiệm như vậy nên họ có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi lợn, có nhiều kiến thức về chăn nuôi và thú y. Trình độ học vấn của những người được phỏng vấn khá cao. Trong tổng số 60 hộ điều tra thì có đến 63,34% chủ hộ có trình độ cấp III, còn lại là cấp II trong đó có cả người là thú y viên của thôn. Với trình độ học vấn như vậy rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề thông qua học hỏi và trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Bình quân nhân khẩu/hộ là 4,5 người, trong đó có từ 2 lao động trở lên trong các gia đình. Phần lớn các hộ có 4 khẩu trong đó có từ 2 lao động trở lên nên có đủ lao động để tổ chức sản xuất. Tuy nhiên khi xét trên từng quy mô ta có thể thấy việc sử dụng lao động của hộ quy mô nhỏ chưa thực sự hiệu quả khi mà chăn nuôi ở

quy mô nhỏ nhưng lại cần đến trung bình 2,4 lao động trong khi các hộ chăn nuôi quy mô vừa chỉ cần 2,1 lao động cho việc chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi quy mô lớn công việc nhiều hơn nên số lao động sử dụng trung bình là 3,2 lao động/hộ.

* Tài sản phục vụ cho chăn nuôi của các hộ điều tra

Hiện nay, trên địa bàn các hộ chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ như trước kia giờ không còn nhiều nữa, thay vào đó là các hộ chăn nuôi với quy mô lớn hơn, đầu tư chuồng trại kiến cố và trang thiết bị hiện đại hơn.

Bảng 4.5. Tài sản phục vụ chăn nuôi bình quân/hộ điều tra

Diễn giải ĐVT

Theo quy mô

BQ (n=60) Quy mô nhỏ (n=15) Quy mô vừa (n=33) Quy mô lớn (n=12) 1. Về số lượng

- Diện tích chuồng trại m2 78 92 282 126,5

- Diện tích kho chứa m2 9,2 13,2 34,8 16,52

- Quạt điện cái 0,2 0,9 4,6 1,465

- Máy bơm nước cái 1 1 1 1

2. Về giá trị đầu tư 0

- Chuồng trại 1000 đ 56.000 70.500 146.000 81975

- Kho chứa 1000 đ 6.600 8.100 23.800 10865

- Quạt điện 1000 đ 120 420 1.000 461

- Máy bơm nước 1000 đ 530 650 740 638

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua bảng 4.5 ta thấy được các trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi đã được quan tâm và đầu tư nhiều hơn so với trước đây. Đối với các hộ chăn nuôi quy mô lớn diện tích chuồng trại bình quân là 282 m2 và diện tích kho chứa bình quân là 34,8m2. Tổng số vốn đầu tư cho chăn nuôi là hơn 171,54 triệu đồng, trong đó đầu tư cho chuồng trại là nhiều nhất hơn 85% ứng với 146 triệu đồng. Chuồng trại của các nhóm hộ này sở dĩ tốn kém nhiều chi phí như vậy là do được đầu tư hiện đại hơn, với các ô chuồng được xây theo đúng tiêu chuẩn,có đủ hệ thống thoát nước, chất thải và làm mát cho chuồng nuôi. Nhóm hộ theo quy mô vừa có diện tích chuồng trại bình quân hộ là 92 m2. Tổng số vốn đầu tư cho chăn nuôi của nhóm hộ này là gần 80 triệu đồng, trong đó đầu tư cho hệ thống chuồng

trại bình quân 70,5 triệu đồng, đầu tư cho kho chứa 8,1 triệu đồng. Chuồng trại của các nhóm hộ này tuy được xây dựng kiên cố nhưng vẫn xây theo mô hình chuồng trại cũ, hệ thống thoát nước, chất thải và làm mát vẫn chưa được đầu tư đúng mức, chất thải hầu như được thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Qua điều tra được biết chỉ có rất ít hộ đầu tư cho hệ thống biogas để tận dụng chất thải của chăn nuôi để tạo ra năng lượng tiêu dùng cho gia đình. Điều này vừa gây lãng phí trong chăn nuôi, vừa làm ô nhiễm môi trường do chất thải được thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà không thông qua xử lý.

* Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ điều tra

Nguồn vốn để vay của các hộ có thể huy động rất da dạng, có nguồn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội, vay từ họ hàng, bạn bè. Ngoài ra còn có các chương trình vay vốn hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua các tổ chức xã hội như Hội nông dân, Hội Phụ nữ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 61 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)