Đổi mới và hoàn thiện chính sách nhằm đẩy mạnh chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 112 - 114)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn

4.3.5. Đổi mới và hoàn thiện chính sách nhằm đẩy mạnh chuỗi cung ứng

Cơ quan nhà nước cần cho chính sách cụ thể nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý phù hợp với quy hoạch vùng chăn nuôi để một mặt thuận lợi cho việc vận chuyển mặt khác cách lý được nguồn bệnh và dễ dàng xử lý khi đàn lợn bị dịch bệnh. Khuyến khích đẩy mạnh chăn nuôi, áp dụng khoa học và phương thức mới vào chăn nuôi. Thường xuyên tổ chức tập huấn cho các hộ chăn nuôi, cho các hộ chăn nuôi tiêu biểu đi xem các mô hình chăn nuôi tốt ở vùng khác. Cần có chính sách tạo giết mổ tập trung nhằm kiểm soát được lượng cung ứng ra thị trường và hơn thế nữa đảm bảo được VSATT. Như vậy đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Huyện Cẩm Giàng đã thực hiện nhiều chích sách liên quan đến chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ cho sản xuất chăn nuôi…. Tuy nhiên, các chính sách này mới chỉ mang tính định hướng, chưa thực sự sát với điều kiện kinh tế cũng như các nguồn lực khác của hộ nông dân. Vì vậy, các chính sách đó cần phải được cụ thể hóa, đảm báo tính gắn kết cao với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng thời những thiếu sót trong các chính sách cũng cần bổ sung phù hợp, những chính sách không còn phù hợp cũng cần loại bỏ để phù hợp với thực tiễn tại thời điểm đó.

Để phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng trên địa bàn huyện, việc xây dựng chính sách cần phải tập trung trực tiếp vào các đối tượng tham gia chăn nuôi, cụ thể như sau:

- Xây dựng chính sách khuyến khích người chăn nuôi lợn hình thành vùng chăn nuôi tập trung trên quy mô lớn để thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, chế biến, kiểm soát dịch bệnh.

- Tạo nguồn vốn vay tín dụng, cải cách thủ tục vay vốn thuận lợi hơn, thời gian vay vốn đủ dài đề người chăn nuôi phát triển cho các mục đích: Đầu tư con giống, cải tạo giống, xây dựng chuồng trại....

- Tăng cường công tác quản lý trong kiểm tra, kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hình thành hệ thống quản lý giám định chất lượng ở các cơ sở chăn nuôi, chế biến.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến cũng như tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

- Tổ chức rà soát các cơ chế chính sách liên quan đến ngành chăn nuôi lợn, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các chính sách không phù hợp, ban hành các chính sách mới phù hợp với xu thế phát triển chăn nuôi lợn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi cung ứng tại huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)